Xuất khẩu Thái Lan giảm 10 tháng 2015
Tổng lượng hàng hóa vận chuyển trong 10 tháng đầu năm giảm 5,32% so với cùng kỳ năm trước đạt giá trị 180 tỉ USD. Xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp giảm 10,3% vào tháng trước đạt giá trị 2,87 tỉ USD chủ yếu do lượng hàng xuất khẩu cao su, gạo, sản phẩm tinh bột sắn, hải sản đông lạnh, chế biến và đóng hộp lần lượt giảm ở mức 7,6%, 17,6%, 11,4% và 25,6%. Các sản phẩm công nghiệp cũng giảm 6,6% đạt giá trị 14,6 tỉ USD do nhu cầu thấp đối với các mặt hàng dầu thành phẩm, hóa chất và hạt nhựa.
So với các các quốc giá khác như Ốt-xtrây-li-a (giảm 21,7%), Pháp (giảm 13,7%), Xing-ga-po (giảm 14,6%) hay Nhật Bản (giảm 9,3%). Mức giảm nhập khẩu khẩu của Thái Lan vẫn thấp hơn.
Điểm sáng duy nhất trong bức tranh xuất khẩu của Thái Lan trong 10 tháng năm 2015 là mức tăng về số lượng xe ô-tô xuất khẩu đạt 1,02 triệu xe trị giá 492 tỉ Bạt (khoảng 13,6 tỉ USD), tăng 9,03% so với tháng 9 và 11,7% so với cùng kỳ năm 2014. Dự báo số lượng xe xuất khẩu sẽ vượt mức đề ra trước đó là 1,2 triệu xe. Nhu cầu tăng cao đối với xe bán tải (pickup truck) của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Đông và xe thân thiện với môi trường của khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ là động lực chính cho việc tăng số lượng xe xuất khẩu.
Về nhập khẩu, trong 10 tháng đầu năm, nhập khẩu của Thái Lan giảm 11,3% đạt giá trị 170 tỉ USD. Chỉ tính riêng trong tháng 10, nhập khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất tăng 2,5% trong khi nguyên vật liệu và sản phẩm tiêu dùng đều giảm 21,3%. Nhu cầu nội địa thấp là nguyên nhân khiến nhập khẩu giảm.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dự báo tăng trưởng khoảng 3,6% trong khi đồng Bạt giảm giá cùng với 7 chiến lược thúc đẩy xuất khẩu mới sẽ đem lại hiệu quả. Mặc dù xuất khẩu giảm khoảng 3% xuống còn khoảng 216 tỷ USD trong năm 2015, tuy nhiên, triển vọng xuất khẩu sẽ tăng khoảng 5% trong năm tới. Một phần do sự phục hồi của các thị trường quan trọng của Thái Lan nhất là Mỹ, châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh.
7 chiến lược thúc đẩy xuất khẩu bao gồm: (1) Nghiên cứu gia nhập các FTA mới và rà soát các FTA hiện có; (2) Chú trọng xuất khẩu tới các thành phố có tiềm năng; (3) Ưu tiên thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; (4) Khuyến khích các doanh nghiệp Thái trở thành các doanh nghiệp quốc tế; (5) Hỗ trợ thương mại dịch vụ; (6) Khuyến khích cải tiến công nghệ và kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu và phát triển; (7) Tăng cường chuỗi giá trị công nghiệp Thái Lan.