Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trao đổi thương mại Việt Nam - Ả-rập Xê-út mang tính bổ sung cho nhau

Theo các số liệu chính thức của Tổng cục Hải quan, năm 2014, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út đạt 1.877 triệu USD, tăng 2,5 lần so với năm 2010, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang đạt 534,8 triệu USD, tăng 3,7 lần, nhập khẩu đạt 1,33 tỷ USD, tăng 2,2 lần.

 

Bảng 1: Trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam – Ả-rập Xê-út 2010- 2014

Đơn vị tính: triệu USD

Năm

xuất khẩu

nhập khẩu

Tổng kim ngạch

2010

143,7

600,3

744,0

2011

261,3

781,2

1.042,5

2012

545,8

884,9

1.430,8

2013

471,8

1.243,1

1.714,8

2014

534,8

1.337,9

1.872,7

 

Nguồn Tổng cục Hải quan Việt Nam

Một điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa hai nước đó là tính bổ sung rất cao do đặc thù của mỗi nền kinh tế. Trong khi Ả-rập Xê-út là nước có nguồn thu rất lớn từ dầu mỏ, nền kinh tế gần như phụ thuộc hoàn toàn vào ngành công nghiệp khai thác và chế biến các sản phẩm dầu khí thì ngược lại, Việt Nam có ngành công nghiệp sản xuất các mặt hàng linh kiện điện tử, gia công, sản xuất hàng tiêu dùng tương đối phát triển.

Trong thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ả-rập Xê-út tăng trưởng bền vững cả về quy mô lẫn cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Số lượng mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã tăng từ 20 mặt hàng năm 2010 lên tới 60 mặt hàng vào năm 2014. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu khá phong phú và cân bằng nếu xét về tính chất sử dụng các loại hàng hóa. Cụ thể như,máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện ô tô, máy tính và linh kiện điện tử chiếm khoảng 55% và hàng tiêu dùng các loại chiếm khoảng 45%. Trong nhóm các mặt hàng tiêu dùng có các sản phẩm như: thủy sản, hàng dệt may, sản phẩm gỗ, gạo, chè, rau quả, hạt tiêu, dược phẩm, giầy dép, bánh kẹo, v.v…

Bảng 2: Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 5,0 triệu USD sang Ả-rập Xê-út năm 2014

Đơn vị tính: triệu USD

Mặt hàng

Kim ngạch

Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

              173,0

Điện thoại di động và linh kiện

                 75,3

Hàng hải sản

                 66,4

Vải

                 35,9

LK ô tô CKD, SKD dưới 12 chỗ ngồi

                 19,0

Sản phẩm dệt may

                 18,0

Sản phấm sắt thép

                 15,0

Hạt Tiêu

                 13,8

Hàng rau quả

                 12,7

Sản phẩm gỗ

                 11,5

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

                 10,6

Hàng hoá khác

                 10,2

Gạo

                   8,0

Gỗ

                   7,9

Dược phẩm

                   6,0

Chè

                   6,0

Nhôm

                   5,6

Tổng cộng

           534,8

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Trong khi đó, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ Ả-rập Xê-út phục vụ cho sản xuất trong nước. Mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này là các loại hạt nhựa với kim ngạch nhập khẩu lên đến gần 1,2 tỉ USD, chiếm trên 88% tổng kim ngạch nhập khẩu. Ngoài ra, còn có các mặt hàng khác như khí đốt, sản phẩm hóa chất, nguyên liệu thức ăn gia súc, quặng, v.v…

Bảng 3: Tỉ trọng các mặt hàng nhập khẩu từ Ả-rập Xê-út năm 2014

Đơn vị tính: triệu USD

Mặt hàng

Kim ngạch

Tỉ trọng

Chất dẻo nguyên liệu

1,180,4

88,2%

Khí đốt hóa lỏng

57,6

4,3%

Hoá chất

22.9

1,7%

Sản phẩm hoá chất

21,9

1,6%

Kim loại thường khác

19,6

1,5%

Sản phẩm chất dẻo

9,9

0,7%

Thức ăn gia súc & nguyên liệu

9,5

0,7%

Hàng hoá khác

3,0

0,2%

Sản phẩm từ dầu mỏ khác

2,5

0,2%

Hàng hóa khác

3,4

0,3%

Quặng và khoáng sản khác

7,2

 

0,5%

 

 

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Dư địa để đẩy mạnh trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ả-rập Xê-út còn rất lớn do đây là nước có sức mua cao nhất khu vực vùng Vịnh, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng có chất lượng tốt ngày càng tăng. Ngược lại, Việt Nam cũng cần nhập khẩu nhiều loại nguyên nhiên liệu từ Ả rập Xê-út phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp trong nước. Do vậy, cộng đồng doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động giao thương, nắm bắt các cơ hội sẵn có nhằm tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi trong thương mại mà tính bổ sung của hai nên kinh tế mang lại.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website