Xếp hạng môi trường kinh doanh của các nước Mỹ Latinh
Xếp hạng này được tổng hợp dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó quan trọng nhất là ba chỉ số: chỉ số về môi trường kinh doanh, chỉ số về tình hình kinh tế-xã hội hiện tại và chỉ số về triển vọng kinh doanh-đầu tư.
Tương tự như Peru, môi trường kinh doanh ở các nước như Argentina, Chile, Paraguay và Uruguay cũng được cải thiện. Tại Paraguay (chỉ số về môi trường kinh doanh đạt 127 điểm) và Uruguay (100 điểm), môi trường kinh doanh được đánh giá tốt lên nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư. Đối với Argentina, mặc dù vẫn tiếp tục hứng chịu khủng hoảng, nhưng chỉ số về môi trường kinh doanh đã tăng từ 47 điểm lên 63 điểm, do căng thẳng của nước này với các quỹ đầu cơ đã giảm và nhờ khoản vay nợ của Trung Quốc dành cho Argentina trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.
Môi trường kinh doanh tại Brazil tiếp tục giữ được mức ổn định với chỉ số về môi trường kinh doanh đạt 57 điểm, tuy nhiên Chính phủ nước này đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề gây ảnh hưởng tới triển vọng phát triển kinh tế như lạm phát gia tăng, tăng trưởng thấp, khó khăn trong việc cấp nước và năng lượng… Một loạt các biện pháp điều chỉnh kinh tế sẽ được Chính phủ Brazil đưa ra trong thời gian tới.
Ngoài ra, xếp hạng môi trường kinh doanh tại Colombia tụt từ vị trí thứ nhất xuống thứ tư (giá dầu giảm mạnh khiến thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán của nước này tăng), Mexico chỉ đứng ở vị trí thứ sáu và xếp cuối cùng là Venezuela (chỉ số về môi trường kinh doanh chỉ đạt 20 điểm).
Bàng xếp hạng môi trường kinh doanh
Chỉ số về môi trường kinh doanh (theo điểm)
Nguồn: Ủy ban Kinh tế các nước Mỹ Latinh và Caribe
Chỉ số về môi trường kinh tế-xã hội hiện tại (theo điểm)
Nguồn: Ủy ban Kinh tế các nước Mỹ Latinh và Caribe
Chỉ số về triển vọng kinh doanh-đầu tư (theo điểm)
Nguồn: Ủy ban Kinh tế các nước Mỹ Latinh và Caribe
Nhìn chung, đánh giá về môi trường kinh doanh của các nước khu vực Mỹ Latinh trong thời gian qua giảm, nguyên nhân chủ yếu do giá dầu và kim loại giảm mạnh, và tình hình chính trị tại một số nước trong khu vực có nhiều biến động. Ủy ban Kinh tế các nước Mỹ Latinh và Caribe dự báo trong năm 2015, môi trường kinh doanh tại một số nền kinh tế lớn trong khu vực sẽ được cải thiện nhờ vào các chính sách cải cách thể chế và kinh tế sắp được Chính phủ các nước thực thi.