Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam và Thụy Sỹ năm 2012

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế của khu vực châu Âu và thế giới, kinh tế Thụy Sỹ năm 2012 đạt mức tăng trưởng 1%. Các chuyên gia kinh tế Thụy Sỹ dự báo trong điều kiện khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn được kiểm soát và kinh tế thế giới dần dần trở lại thăng bằng thì kinh tế Thụy Sỹ sẽ lấy lại được đà tăng trưởng trong vòng hai năm tới, cụ thể tăng trưởng GDP năm 2013 dự báo là 1,3% và năm 2014 sẽ đạt 2%.

Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong năm 2013 và dần dần dừng lại trong năm 2014. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân năm 2012 là 2,9%, các chuyên gia kinh tế dự báo năm 2013 là 3,3% và năm 2014 vẫn là 3,3%.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Thụy Sỹ năm 2012 đạt 795,8 triệu USD, giảm 73,1% so với năm 2011. Trong đó, xuất khẩu đạt 397,7 triệu USD, giảm 66,5% so với năm 2011; nhập khẩu đạt 398,1 triệu USD, giảm 77,5% so với năm 2011. Sự sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2012 chủ yếu là do sự sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của mặt hàng đá quý, kim loại quý. Kim ngạch xuất nhập khẩu của mặt hàng này năm 2012 đạt 138,7 triệu USD, giảm 94,1% so với năm 2011 (2,36 tỷ USD); trong đó xuất khẩu đạt 135,2 triệu USD, giảm 84,7% so với năm 2011 (884,1 triệu USD), nhập khẩu đạt 3,5 triệu USD, giảm 99,8% so với năm 2011 (1.476,2 triệu USD).

Ngoài vàng và đá quý, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Thụy Sỹ bao gồm: hàng thủy sản (đạt 59,2 triệu USD, giảm 2,7% so với năm 2011); cà phê(đạt 39,6 triệu USD, giảm 7,8%); giầy dép (đạt 27,5 triệu USD, tăng 22,4%); điện thoại các loại và linh kiện (đạt 25,9 triệu USD, giảm 59,9%); dệt may (đạt 14,1 triệu USD, giảm 6,6%); máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện (đạt 13,2 triệu USD, tăng 8,8%);… Đây là những mặt hàng thiết yếu cho các ngành công nghiệp và tiêu dùng của người dân Thụy Sỹ và ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng nợ công. Tuy nhiên, giá trị và thị phần các sản phẩm này còn khá khiêm tốn.

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Thụy Sỹ bao gồm: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 175,2 triệu USD, tăng 49,8% so với năm 2011); dược phẩm (đạt 76,3 triệu USD, tăng 31,6%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 27,6 triệu USD, tăng 56,7%); thuốc trừ sâu và nguyên liệu (đạt 10,6 triệu USD, giảm 43,5%);...

Các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu vào Thụy Sỹ được quy định với những tiêu chuẩn châu Âu hoặc cao hơn so với các nước trong khu vực và thế giới, buộc hàng hóa của các nước nhập khẩu vào Thụy Sỹ phải có chất lượng rất cao, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và tuyệt đối không sử dụng lao động trẻ em trong các dây chuyền sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu. Vì vậy, việc nhận thức đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại tại thị trường Thụy Sỹ là việc hết sức quan trọng đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam nhằm tiếp cận và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước này.


Tin nổi bật

Liên kết website