Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình Venezuela 9 tháng đầu năm 2016

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Venezuela đang lao dốc không phanh, ước tính mức tăng trưởng GDP -10% trong năm 2016.

 

Theo thời báo Universal của Venezuela, tỷ lệ lạm phát của quốc gia này vào tháng 7 năm 2016 ở mức 487,6%; giá giỏ hàng hóa cơ bản là 502.000 bolívares, gấp 22 lần mức lương tối thiểu (22.576,50 bolívares). Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nền kinh tế Venezuela đang lao dốc không phanh, ước tính mức tăng trưởng GDP -10% trong năm 2016; tỷ lệ lạm phát trong năm 2016 khoảng 500% và năm 2017 là 1.660%; ước tính tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao, khoảng 18% năm 2016 và 21% năm 2017. Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Venezuela, tính đến ngày 3 tháng 10 năm 2016, dự trữ ngoại hối của nước này là 12 tỷ USD.

Nguyên nhân của tình trạng lạm phát này được cho là Venezuela đã quá phụ thuộc vào việc xuất khẩu dầu để thúc đẩy nền kinh tế. Trong khi giá dầu thế giới vẫn tiếp tục ở mức thấp khiến nguồn thu từ loại vàng đen này liên tục giảm. Mặc dù giá dầu thô của Venezuela đã tăng nhẹ trong thời gian vừa qua (hiện ở mức gần 50 USD/thùng), tuy nhiên sản lượng khai thác lại giảm khoảng 11% tính từ cuối năm 2015 (hiện ở mức 2,4 triệu thùng/ngày). Do đó, nguồn thu ngoại tệ của Venezuela không thể tăng lên trong khi Chính phủ đã tìm mọi viện pháp để đưa giá dầu lên mức 70 USD/thùng.

Một tín hiệu đáng mừng cho Venezuela là tháng 9 vừa qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sơ bộ thống nhất cắt giảm sản lượng dầu nhằm vực dậy giá dầu thô lên khoảng 60 USD/thùng, việc cắt giảm thế nào, quốc gia nào cắt giảm và cắt giảm bao nhiêu sẽ được bàn thảo cụ thể và OPEP sẽ đưa ra quyết dịnh cuối cùng trong tháng 11 tới. OPEC cũng cho biết đang kêu gọi một số quốc gia ngoài khối chung tay trong việc cắt giảm sản lượng vì lợi ích chung của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này cũng chưa thể ngay lập tức tháo gỡ được những khó khăn trước mắt cho Venezuela bởi các nguyên nhân như: sản lượng khai thác của Venezuela ngày càng giảm (Hiện chỉ đạt khoảng 2,4 triệu thùng/ngày so với trước đây là trên 3 triệu thùng); dầu Venezuela là dầu nặng nên giá thành luôn thấp hơn mặt bằng chung của giá dầu thô thế giới từ 4-6 USD/thùng...

Do đó, nền kinh tế Venezuela tiếp tục sẽ gặp khó khăn và khủng hoảng trong thời gian tới, do nguồn thu ngoại tệ có hạn trong khi nhu cầu ngoại tệ rất lớn để: thanh toán các khoản nợ (nhất là nợ tín dụng từ một số nước, chủ yếu từ Trung Quốc); duy trì nhập khẩu tối thiểu các mặt hàng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu rất lớn của người dân; đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại trong nước; triển khai các dự án xã hội...

Mặc dù Chính phủ Venezuela đã phải đưa ra hàng loạt biện pháp kinh tế như: Thành lập các Ủy ban kinh tế do một số Bộ trưởng đứng đầu trong một số lĩnh vực trọng điểm như công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất; tiếp tục đẩy nhanh một số dự án liên quan đến nông nghiệp với một số nước như Việt Nam, Cuba nhằm thu hút được kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Venezuela; thành lập Ủy ban cấp địa phương về lương thực và sản xuất để phân phối giỏ lương thực cho người dân (theo mô hình của Liên xô cũ); thành lập Bộ Nông nghiệp đô thị nhằm khuyến khích việc trồng trọt sản xuất nông nghiệp tại các khu đô thị. Nhưng hiệu quả từ những biện pháp chính sách trên hầu như không đáng kể, thậm chí các bị các nhà nghiên cứu độc lập và các chuyên gia kinh tế phản bác vì thiếu tính thực tiễn.

Những bất cập trong công tác nhân sự cấp cao cũng là vấn đề cản trở sự thông suốt trong chính quyền của ông Maduro, việc liên tục bổ nhiệm, bãi nhiệm và tái bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng, Thứ trưởng trong nội các làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thông suốt của bộ máy chính quyền. Những biến động của xã hội do khủng hoảng kinh tế, bất ổn về chính trị tại Venezuela nói chung và Caracas nói riêng ngày càng trở nên trầm trọng, bất chấp những biện pháp an ninh của Chính phủ. Hiện nay, Caracas luôn là một trong những thành phố nguy hiểm nhất thế giới. Chỉ số nghèo đói của Venezuela cũng ngày càng tăng theo số liệu thống kê của các Tổ chức Quốc tế. 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website