Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế Mỹ Latinh tiếp tục suy giảm trong năm 2016

Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL) ngày 26 tháng 7 năm 2016 dự báo kinh tế khu vực sẽ tăng trưởng - 0,8% trong năm nay, thấp hơn mức - 0,5% của năm 2015.

 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thoái kinh tế của khu vực theo giải thích của CEPAL là do các yếu tố sau: Kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng thấp, kèm theo buôn bán toàn cầu vẫn ở trong tình trạng ì ạch kéo dài và chưa lấy lại được đà tăng trưởng kể từ sau khủng hoảng tài chính thế giới.

Theo Báo cáo của WTO ngày 26 tháng 9 năm 2016, tăng trưởng thương mại thế giới năm nay chỉ ở mức 1,8%, thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng GDP và đây là năm thứ ba liên tiếp tăng trưởng thương mại đạt thấp hơn so với tăng trưởng GDP. Mặt khác, giá cả các nhóm hàng xuất khẩu cơ bản của khu vực tiếp tục đứng ở mức thấp kỷ lục và chưa có dấu hiệu được cải thiện trong tương lai gần, cộng thêm tình trạng bất ổn và những biến động về tài chính trên toàn cầu cũng như những tác động xấu của việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) sẽ tạo ra các thách thức và rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế thế giới.

Báo cáo của CEPAL nêu rõ, GDP của khu vực Nam Mỹ sẽ tăng trưởng -2,1% trong năm nay, do sự suy giảm các hoạt động giao thương, nhu cầu tiêu thụ trong nước tiếp tục yếu, đầu tư trong nước và nước ngoài giảm sâu do giá dầu và khoáng sản xuất khẩu của tiểu khu vực giảm mạnh không khuyến khích các nhà đầu tư rót vốn vào các dự án khai thác như trước đây. GDP của các nền kinh tế lớn như Brazil, Argentina và Venezuela giảm mạnh.
Ngược lại, GDP của khu vực Trung Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình là 3,8%, nhờ trao đổi thương mại trong khu vực và bên ngoài được cải thiện. Giá dầu giảm cũng giúp các nước này cải thiện được cán cân thanh toán, ngoài ra lượng kiều hối mà các nước trong khu vực này nhận được tăng khá giúp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh trong từng nước gia tăng.

GDP của khu vực Caribe GDP năm nay sẽ tăng trưởng -0,3%.

Cũng theo báo cáo của CEPAL, trong năm nay, dự kiến sẽ có 6 quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh tăng trưởng âm gồm Venezuela (-8,0%), Suriname (-4,0%), Brazil (-3,5%), Trinidad và Tobago (-2.5%), Ecuador (-2,5%) và Argentina (-1,5%).

Nước dẫn đầu về tăng trưởng trong khu vực là Cộng hòa Dominic (6,0%), Panama (5,9%), Bolivia (4,5%), Nicaragua (4,5%) và Costa Rica (4,3%).

Kinh tế suy thoái đã tác động tiêu cực đến việc làm. Năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực đô thị là 7,4%, năm nay dự kiến sẽ tăng lên 8,1%, còn tỉ lệ lạm phát nhìn chung vẫn ở mức như năm ngoái. Riêng khu vực Nam Mỹ vẫn tiếp tục phải chịu nhiều áp lực của lạm phát, đặc biệt là tại các nước như Venezuela, Argentina và Brazil.

Trước tình hình suy thoái kinh tế trong khu vực, CEPAL khuyến cáo các quốc gia cần nỗ lực để lấy lại đà tăng trưởng; huy động tối da các nguồn lực tài chính để hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng. Để làm được việc này, trước hết cần phải thay đổi và cải cách cơ cấu thuế trong nội bộ từng quốc gia để hướng tới cải thiện nguồn thu, chú trọng đến nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến đấu chống lại hành vi trốn lậu thuế. Chỉ tính riêng việc trốn lậu thuế trong năm 2015 đã làm cho khu vực bị thất thu khoảng 340 tỷ USD tương đương với 6,7% tổng GDP của cả khu vực.

Bên cạnh đó, các Chính phủ cũng cần phải khuyến khích thành lập các liên minh giữa nhà nước và tư nhân, cũng như ban hành các chính sách ưu tiên thích hợp nhằm tạo ra nguồn vốn để chi cho các dự án phát triển cũng như mở rộng diện các đối tượng được tiếp xúc nguồn vốn, coi đó là một chính sách khuyến khích sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy khởi nghiệp và sáng tạo góp phần thiết thực cải thiện đời sống của người dân.
  


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website