Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình ngoại thương của Pháp nửa đầu 2014

Trong 5 tháng đầu năm 2014, thâm hụt thương mại của Pháp tiếp tục tăng 4 tháng liên tiếp tới -4,86 tỉ EUR. Theo đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 36,1 tỉ trong khi nhập khẩu đạt 40,9 tỉ.
Trao đổi thương mại theo nhóm hàng

So với tháng Tư 2014, thâm hụt thương mại tháng Năm của Pháp tăng thêm 0,8 tỉ euro. Nhập khẩu trong tháng này tăng +2,2% trong khi xuất khẩu chỉ tăng nhẹ ở mức +0,3%. Tác nhân chủ yếu do trị giá nhập khẩu các mặt hàng dầu tinh chế và tác phẩm nghệ thuật tăng rất mạnh. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu cũng tăng đáng kể đối với nhóm thiết bị hàng không vũ trụ và sản phẩm hóa chất. Các nhóm hàng khác như : sản phẩm công nông nghiệp, nông nghiệp thực phẩm, máy móc công nghiệp hay công nghiệp đóng tàu có cùng xu thế chung là nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu giảm nhẹ.

Biến động cán cân thương mại Pháp nửa đầu năm 2014

  Giá trị (tỉ EUR) Biến động tăng/giảm
  T5/2014 5 tháng 2014 Theo tháng Theo Quý Theo Năm
Xuất khẩu 36,1 180,6 +0,3% -0,8% -2,1%
Nhập khẩu 40,9 203,7 +2,2% -1,2% -2,0%
Cán cân -4,9 -23,1 -0,8 tỉ +0,6 tỉ +0,2 tỉ
 
Nguồn: INSEE

Sản phầm dầu tinh chế dẫn đầu danh sách các sản phẩm công nghiệp có giá trị thâm hụt cao nhất trong tháng Năm, lên tới -276 triệu euro. Các loại dầu tinh chế được nhập khẩu chủ yếu từ châu Âu (Ý, Tây Ban Nha và Anh), từ Mỹ, Algérie và Hàn Quốc. Nhập khẩu từ Bỉ, Hà Lan và Ả rập xê út giảm đáng kể. Các loại thiết bị máy móc công nghiệp xếp thứ 3 trong danh sách thâm hụt thương mại do chịu ảnh hưởng của xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng nhẹ. Xuất khẩu giảm chủ yếu tại các thị trường châu Á và Nam Mỹ trong khi nhập khẩu tăng nhẹ từ châu Âu và Trung Quốc.

Cũng trong Tháng Năm, một loạt các hợp đồng lớn đã được ký kết trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đã mang lại giá trị thặng dư cho nhóm sản phẩm này sau khi không có tăng trưởng gì trong quý I và chỉ đạt 150 triệu euro trong Tháng Tư. Các bạn hàng lớn như Ấn Độ, Luxembourg, Kazacstand và Đức đã đóng góp tới 400 triệu euro thặng dư thương mại cho Pháp riêng trong lĩnh vực này : 21 máy bay Airbus đã được giao trong Tháng với giá trị 1,484 tỉ euro. Nhập khẩu cũng tăng nhẹ đối với các loại máy bay vận tải hạng nặng. Các sản phẩm hóa chất đạt thặng dư tới 200 triệu trong Tháng nhờ vừa tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Xuất khẩu các sản phẩm hóa chất cơ bản ghi nhận tăng trưởng mạnh tới các nước Hà Lan, Thụy Điển, Bỉ và Ý.

Trao đổi thương mại theo khu vực

Xét theo khu vực thì tình hình quan hệ thương mại giữa Pháp với Nam Mỹ và Trung Đông là xấu hơn cả. Xuất khẩu trong lĩnh vực hàng không vũ trụ giảm mạnh sang thị trường Mỹ trong khi đơn hàng mua hydro các bon từ Trung Đông thì không ngừng tăng. Cán cân thương mại giữa Pháp với khối EU không thay đổi khi cả xuất nhập khẩu đều tăng nhẹ. Quan hệ thương mại với châu Á và châu Phi có phần sáng sủa hơn nhờ các đợt giao hàng lớn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ (sang châu Á) và thuốc men (sang châu Phi).

Với khu vực Nam Mỹ, cán cân thương mại của Pháp ghi nhận thâm hụt lên tới -562 triệu euro. Đây là kết quả của việc xuất khẩu giảm trong khi nhập khẩu từ khu vực này lại tăng mạnh. Các sản phẩm nhập khẩu tăng mạnh phải kể đến máy bay và khí đốt (từ Mỹ), dầu thực phẩm (từ Brasil) và dầu thô từ Mê hi cô. Xuât khẩu tới Mỹ và Brasil cũng giảm đối với sắt thép, thiết bị hàng không vũ trụ và khí đốt. Trung và Cận Đông cũng là khu vực mà Pháp có giá trị thương mại thâm hụt mạnh, tới -336 triệu euro. Nhập khẩu từ khu vực này đã tăng mạnh đối với máy bay chở hàng (Tiểu vương quốc ả rập thống nhất) và dầu thô (Ả rập sau đi và I rắc).
 
Với châu Á, tình hình lại rất sáng sủa khi cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trong đó xuất khẩu tăng mạnh hơn nhập khẩu. Những chiếc Airbus được giao trong Tháng Năm cho Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaisia và Đài Loan ; và vệ tinh cho Ấn Độ đã góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Pháp trong Tháng Năm và đẩy giá trị thặng dư lên 201 triệu euro. Nhập khẩu nhiên liệu cũng tăng nhẹ từ Trung Quốc, Hồng Kông và Hàn Quốc. Châu Âu là thị trường chính của Pháp và là nhân tố quyết định tình hình ngoại thương chung của Pháp. Giao dịch xuất nhập khẩu giữa Pháp với các nước EU đạt thặng dư 184 triệu euro do cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng mạnh. Pháp đã ký được nhiều hợp đồng sản xuất máy bay với Anh và sản xuất vệ tinh với Luxembourg. Tuy nhiên, xuất khẩu các nhóm hàng này sang Tây Ban Nha và Đức lại giảm.

Quan hệ thương mại Việt Nam – Pháp

Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp vẫn duy trì tiếp đà tăng. Tính tới cuối Tháng Năm 2014, trị giá hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Pháp đã đạt 1,192 tỉ euro. Tuy mặt hàng thiết bị điện tử, điện thoại có giảm nhẹ ( -3,4%) và các mặt hàng đồ gỗ giảm tới 10%, các mặt hàng chủ lực khác của Việt Nam đều tăng đáng kể : thủy sản tăng tới 30%, giầy dép tăng 17% và các sản phẩm dệt may tăng 8,2% .
 
Các mặt hàng chủ lực VN vào Pháp (1.000 euro)  
Mã số Tên hàng 4 tháng 2012 5 tháng 2013 5 tháng 2014 Tăng giảm 2013-2014 (%)
  Tổng kim ngạch  
1. 081. 521
 
1. 150. 537
 
1.191.440
 
-3.5
64 Giầy dép  
188. 140
 
190. 140
 
224.359
 
17
61-63 Dệt may  
107. 019
 
116. 609
 
126.147
 
8.2
85 Sản phẩm điện, điện tử  
266. 346
 
401 261
 
387.856
 
-3,4
94 Đồ gia dụng (giường, tủ, bàn ghế…)  
74 .314
 
68. 517
 
61.434
 
-10.4
03 Thủy sản 35. 384 25. 871 33.824 30.7
 
Nguồn : Hải quan Pháp

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng thị phần dệt may, đồ gia dụng và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác nếu tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì và có điều kiện tiếp cận thị trường Pháp thuận lợi hơn thông qua các thỏa thuận ưu đãi trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam chững lại trong những tháng đầu năm 2014. Đáng kể nhất là nhóm đồ uống, rượu đã giảm 17% và nhóm thiết bị máy móc giảm 27%.

 
Nhập khẩu của VN từ Pháp (1.000 euro)  
Mã số Tên hàng T5/2012 T5/2013 T5/2014 Tăng giảm 2013-2014 (%)
  Tổng kim ngạch  
258. 704
 
262.888
 
236.706
 
-9.8
30 Dược phẩm  
65. 999
 
62. 073
 
54.638
 
-7.1
22 Đồ uống, rượu  
7. 004
 
6. 462
 
5.359
 
-17.1
29,38 Hóa chất  
12 .532
 
15. 712
 
15.806
 
0.5
84 Sản phẩm cơ khí  
21. 759
 
22. 405
 
16.760
 
-27.6
85 Thiết bị máy móc  
24. 457
 
23. 354
 
20.587
 
-11
88 Thiết bị hàng không  
-
 
5. 260
 
5.733
 
8.9
 
Nguồn : Hải quan Pháp
Phía Pháp hy vọng tình hình thâm hụt thương mại với Việt Nam sẽ được cải thiện nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm tiêu dùng của Pháp trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đang được hai bên tích cực thương thuyết.

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website