Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tình hình thương mại của Việt Nam với các thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm 2014

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ước 6 tháng đầu năm 2014 đạt 86 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm tỷ trọng 61,8% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với thế giới.

Bảng 1: Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014

(Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: Tổng cục hải quan và Tính toán của KV1

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu ước 6 tháng toàn khu vực đạt 32,26 tỷ USD tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013 và đạt 46% kế hoạch xuất khẩu được giao năm 2014 (69,6 tỷ USD). Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực thị trường có tỷ trọng lớn nhất trong ngoại thương của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á ước 6 tháng 2014 đạt 10,2 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Ở khu vực Đông Nam Á, kim ngạch xuất khẩu đạt 9,4 tỷ USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu sang thị trường tiếng Trung đạt 10,6 tỷ USD, tăng trưởng 20,8%. Trong khi đó, thị trường Châu Đại Dương (bao gồm Ôx-trây-li-a và Niu Di Lân) tuy kim ngạch 6 tháng ước chỉ đạt 1,98 tỷ USD nhưng là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất 21,3%.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ khu vực Châu Á – TBD ước 6 tháng đầu năm 2014 đạt 53,8 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2013 chiếm 78,31% nhập khẩu với thế giới. Thị trường tiếng Trung vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam nhập ước 25,4 tỷ USD tăng 16% từ khu vực này. Thị trường Đông Bắc Á đứng thứ hai, đạt 16,1 tỷ USD tăng 4,5%. Nhập khẩu từ thị trường Đông Nam Á tăng nhẹ (4,3%) đạt 11 tỷ USD. Châu Đại Dương đạt 1,2 tỷ USD tăng 28,9%.

Như vậy, tuy xuất khẩu vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương 6 tháng đầu năm 2014 mới chỉ đạt 46% kế hoạch xuát khẩu cả năm nhưng nếu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hơn 12% như hiện nay thì tính tới hết năm 2014, thị trường châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt được kế hoạch xuất khẩu được giao (đạt 69,6 tỷ USD, tăng 12% so với 2013).

1. Khu vực các thị trường nói tiếng Trung

Ước 6 tháng đầu năm 2014, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam với khu vực thị trường tiếng Trung đạt xấp xỉ 30,06 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ 2013, chiếm tỷ trọng 25,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hoá sang khu vực thị trường tiếng Trung Quốc ước đạt 10,62 tỷ USD, tăng 16,03% cao hơn 1,13% so với mức tăng bình quân của cả nước, chiếm tỷ trọng 14,9% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nhìn chung các thị trường trong khu vực đều có mức tăng trưởng khá.

Ước 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực thị trường tiếng Trung Quốc đạt 48,3% kế hoạch xuất khẩu định hướng năm 2014 của khu vực này (xấp xỉ 22 tỉ USD).
Nguyên nhân do các khu vực, quốc gia trong khu vực thị trường này có những nét đặc trưng của văn hóa Phương đông, có kỳ tết âm lịch dài nên kim ngạch xuất nhập khẩu nói riêng và xuất khẩu nói chung sang khu vực này thường tăng trưởng chậm trong 2 tháng đầu năm.

Nhập khẩu

Ước 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ khu vực thị trường tiếng Trung Quốc đạt hơn 25,43 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 11% tổng nhập khẩu của cả nước. Theo ước tính, tổng kim ngạch nhập khẩu từ khu vực này trong 6 tháng đầu năm nay chiếm tỷ trọng 36,5% tổng nhập khẩu của Việt Nam.

Cán cân thương mại

Ước 6 tháng đầu năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ khu vực đạt gần 14,8 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ. Tuy mức độ nhập siêu có giảm nhưng kim ngạch nhập siêu so với các khu vực khác trên thế giới vẫn tương đối cao. Trong đó, Việt Nam nhập siêu nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc với kim ngạch đạt 12,4 tỷ USD, nhập siêu từ Đài Loan ước đạt trên 4 tỷ USD. Ngoài ra, tại khu vực này từ nhiều năm nay ta vẫn có xuất siêu sang Hồng Kông với mức tăng 6 tháng đầu năm ước đạt 33,9%.

2. Khu vực Đông Bắc Á

Trong 5 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với hai thị trường chính của khu vực Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng, đạt gần 22 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD, tăng 7,8%; nhập khẩu đạt 13,4 tỷ USD, tăng 4,6%; nhập siêu đạt 4,9 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu của khu vực đạt 57,5%.

Ước tính 6 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với hai thị trường này ước đạt 26,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 10,2 tỷ USD, tăng 9,8%; nhập khẩu của Việt Nam ước đạt 16,1 tỷ USD, tăng 4,5%; nhập siêu ước đạt 5,9 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu của khu vực đạt 57,5%. Kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 5,6% chủ yếu là do Hàn Quốc không nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam.

Nhóm các mặt hàng phi dầu thô, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn liên tục tăng ở mức ổn định, năm 2013 tăng 23,5%; riêng 5 tháng đầu năm 2014 con số này là 45,8%.

Nhóm dầu thô kim ngạch xuất khẩu giảm trong 5 tháng đầu năm 2014 sang Hàn Quốc, tuy nhiên việc giảm sút không đáng lo ngại do Chính phủ đang có chủ trương hạn chế xuất khẩu nhóm mặt hàng khoáng sản và nguyên liệu xuất thô. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, xuất khẩu dầu thô vẫn có kim ngạch lớn nhưng có xu hướng giảm dần.

Bên cạnh đó, các mặt hàng thuộc nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản và sản phẩm điện tử, máy móc đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu rõ rệt. Nhóm hàng dầu thô, than đá, xăng dầu các loại … kim ngạch đang có xu hướng giảm và dần mất vị thế trong nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu. Nhóm mặt hàng điện tử, máy móc, thiết bị có hàm luợng công nghệ cao đang dần chiếm vị trí quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang cả hai thị trường. Đây là kết quả của việc các doanh nghiệp FDI trong các lĩnh vực này đã đầu tư mạnh và tiếp tục tăng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Nhóm các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng kim ngạch xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2014. Với Hàn Quốc, ngoại trừ mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn (chịu hạn ngạch thuế quan), cao su và cà phê có kim ngạch giảm, các mặt hàng khác đều có kim ngạch xuất khẩu tăng, trong đó hàng rau quả đông lạnh (do yêu cầu về vệ sinh kiểm dịch thấp hơn rau quả tươi), hạt tiêu. Với Nhật Bản, ngoại trừ sản phẩm hạt tiêu và cao su có mức tăng truởng giảm, các mặt hàng khác đều có mức tăng trưởng cao (đặc biệt là hạt điều) do các quy định kiểm dịch đã đuợc điều chỉnh giảm nhẹ, đồng thời các doanh nghiệp của ta “đang dần thích nghi” và đáp ứng các rào cản kỹ thuật và tiêu chuẩn kiểm dịch của phía Nhật Bản.

Bảng 2: 10 mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc trong 5 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: triệu USD, %

Nguồn: Số liệu thống kê, Tổng cục Hải quan Việt Nam

Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và chế biến như dệt may, giầy dép và nguyên liệu dệt may da giầy, thủy sản vẫn duy trì mức tăng trưởng xuất khẩu khá và ổn định sang cả hai thị trường. Riêng với thị trường Nhật Bản, tận dụng các ưu đãi về thuế xuất khẩu (0%) của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may và giày dép đang dần chiếm lĩnh thị truờng.

Trong 5 tháng đầu năm có 3 mặt hàng mới xuất khẩu vào cả hai thị truờng với kim ngạch xuất khẩu khá, bao gồm thức ăn gia súc và nguyên liệu; vải mành, vải kỹ thuật khác; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận.

Nhập khẩu

Trong 5 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu từ khu vực ĐBA đạt 13,4 tỷ USD, tăng 4,6%, trong đó nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 8,1 tỷ USD, tăng 6,7%, nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 4,6 tỷ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Cán cân thương mại

Nhập siêu của khu vực ĐBA đạt 4,9 tỷ USD, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2013. Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu của khu vực đạt 57,5%. Nguyên nhân là do Việt Nam nhập siêu mạnh từ Hàn Quốc các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất trong nước, đặc biệt nhằm phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp FDI như Samsung đang tăng vốn đầu tư tại Việt Nam … Trong khi đó, trong 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam vẫn tiếp tục xuất siêu sang Nhật Bản với giá trị đạt 1,4 tỷ USD, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2013.

3. Khu vực Đông Nam Á

Ước 6 tháng đầu năm 2014, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam với khu vực ĐNA đạt xấp xỉ 20,45 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ 2013. Tỉ lệ tăng trưởng này thấp hơn mức tăng 13,2% của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và thế giới. Do tốc độ tăng kim ngạch thấp hơn nên giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam – ĐNA đóng góp vào tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2014 giảm xuống mức 14,69% (cùng kỳ năm ngoái 16,05%).

Xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hoá sang khu vực ĐNA tăng thấp, ước 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu đạt 9,42 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ĐNA trong 6 tháng 2014 chiếm tỉ trọng 29% tổng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực CA-TBD.

Như vậy, ước 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực ĐNA mới chỉ đạt 45% kế hoạch xuất khẩu năm 2014 của Việt Nam đối với khu vực này (xấp xỉ 21 tỉ USD).

Nguyên nhân tăng trưởng thấp là do giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang hai thị trường Malaysia (giảm 21%) và Campuchia (15%) và tốc độ tăng trưởng chậm trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan (4%). Malaysia, Thái Lan, Campuchia đều là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, là đối tác xuất khẩu lớn thứ nhất, thứ hai và thứ năm của Việt Nam trong khu vực ĐNA.

Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực vẫn còn duy trì được, mặc dù với tốc độ chậm, là nhờ vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mạnh ở các thị trường nhỏ như Brunei (431%), Myanmar (63%), Đông Timo (90%) và tăng trưởng khá cao ở các thị trường Philippines (36%), Singapore (25%), Indonesia (17%).

Nguyên nhân suy giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia:

Trong 5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính sang Malaysia giảm so với cùng kỳ năm 2013, cụ thể: dầu thô giảm 27%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 44,5%; cao su giảm 46,6%; gạo giảm 59,4%; than đá giảm 70,3%.

Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cao su giảm mạnh do (i) cung cao su đang vượt cầu của các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và các nước châu Âu; (ii) giá cao su giảm do kinh tế tăng trưởng chậm, thị trường ảm đạm, sự rớt giá của đồng đôla Mỹ và đầu cơ trên thị trường hàng hóa như sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM); (iii) chính phủ Malaysia đã duyệt chi khoản tiền 2 triệu USD để hỗ trợ giá và bảo vệ quyền lợi của người dân trồng cao su.

Kim ngạch xuất khẩu gạo giảm do: (i) cạnh tranh mạnh từ các nước xuất khẩu khác (đặc biệt là Thái Lan); (ii) sự thay đổi về chính sách thu mua gạo thông qua trung gian của công ty Benas (đầu mối nhập khẩu gạo theo hợp đồng Chính phủ với Việt Nam).

Nguyên nhân suy giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia:

- Sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa sản xuất tại các nước khác, trong đó đáng chú ý là hàng hóa từ Thái Lan, Trung Quốc và các nước ASEAN.

- Tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam giảm tương đối do Campuchia tận thu thuế hải quan dẫn đến thủ tục thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu bị ách tắc, mất thời gian hơn trước, chi phí logistics tăng, giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng.(xem phụ lục)

- Phần nhiều các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa quan tâm thực sự tới việc thiết lập kênh phân phối của mình tại thị trường Campuchia mà chủ yếu là bán hàng cho các thương nhân Campuchia để họ tự phân phối tại thị trường. Điều này khiến cho việc phân phối hàng hóa không có sự chủ động và khó điều chỉnh trong những thời điểm gặp khó khăn. Thực tế là các nhà phân phối Campuchia luôn có xu hướng đa dạng hóa nguồn cung hàng hóa nên rất dễ thay đổi quan hệ đối tác với thương nhân Việt Nam.

- Tâm lý bài Việt, tẩy chay hàng Việt Nam được các lực lượng đối lập của Campuchia thường xuyên tuyên truyền, kích động. Hiện tại, theo báo cáo Sở Công Thương các tỉnh biên giới Việt Nam – Campuchia, các nhà phân phối, đại lý của Campuchia nhập hàng Việt Nam, bán hết hàng mới lấy hàng tiếp chứ hạn chế mua số lượng lớn và tích trữ hàng Việt Nam như trước đây. Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng nhất định đến xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia trong 6 tháng đầu năm 2014.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan tăng trưởng chậm do tình hình chính trị bất ổn kéo dài tại Thái Lan từ năm cuối năm 2013 đến nay khiến cho nhu cầu sản xuất, đầu tư, tiêu dùng ở Thái Lan đều bị sụt giảm. Vì vậy, nhiều nhóm hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này bị ảnh hưởng và giảm trong 6 tháng đầu năm 2014, đặc biệt là phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 24%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm nhẹ 3,1%; sắt thép các loại giảm 13,9%.

Nhập khẩu

Ước 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ ASEAN đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 10,4% tổng nhập khẩu của cả nước. Theo ước tính, tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN trong 6 tháng đầu năm nay chiếm 16% tổng nhập khẩu của Việt Nam, giảm so với mức 17,13% của 6 tháng năm 2013.

Cán cân thương mại

Ước 6 tháng đầu năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ các nước trong khu vực ĐNA đạt gần 1,62 tỷ USD. Trong khu vực ĐNA, Việt Nam chủ yếu nhập siêu từ Singapore; Thái Lan và Lào với mức nhập siêu 6 tháng năm 2014 lần lượt là ước đạt 1,92 tỷ USD; 1,37 tỷ USD và 298 triệu USD. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên liệu như: xăng dầu các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ; linh kiện phụ tùng ô tô; chất dẻo nguyên liệu; hóa chất; giấy các loại;… và máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

4. Khu vực Châu Đại dương

Trong 5 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các thị trường Châu Đại Dương đạt 2,7 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu

Trong 5 tháng đầu năm2014, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang TT Châu Đại Dương đạt 1,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 37,2% kế hoạch xuất khẩu đề ra. Tuy vậy, với tốc độ tăng trưởng hiện nay, kim ngạch xuất khẩu vẫn có thể đạt mục tiêu đề ra dựa trên:

- Sự tăng trưởng mặt hàng điện thoại và linh kiện trong sáu tháng cuối năm (khi có sản phẩm mới ra đời);

- Một số hợp đồng mới các doanh nghiệp Việt Nam đang đàm phán ký kết với Úc kịp hoàn thành trong cuối năm (Tập đoàn Hòa Phát vừa xuất khẩu thành công thép cuộn sang Ôx-trây-li-a; hợp đồng xuất khẩu dây chuyền sản xuất rượu vang sang Ôx-trây-li-a của công ty cổ phần cơ điện lạnh Eresson) .

- Chính phủ các nước Châu Đại Dương đã và đang thông qua thủ tục nhập khẩu hoa quả tươi của Việt Nam: mặt hàng trái xoài và thanh long đã được Niu Di-lân cho phép nhập khẩu, mặt hàng quả vải đang được phía Ôx-trây-li-a hoàn tất các thủ tục cuối cùng. Trong thời gian tới, kim ngạch các mặt hàng này được kỳ vọng sẽ nhích dần lên.

Trong nhóm hàng nhiên liệu khoáng sản, Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang Ôx-trây-li-a và xuất khẩu quặng, khoáng sản sang Niu Di-lân. Các mặt hàng này đều có sự tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2014 (dầu thô 40% và quặng, khoáng sản tăng 37%).

Trị giá xuất khẩu của các mặt hàng phi dầu thô cũng tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng kể nhất là mặt hàng thủy sản và dệt may, hai mặt hàng có kim ngạch lớn thứ 3 và thứ 4 tăng tới 40%. Mạt hàng rau quả tuy có tốc độ tăng tốt nhưng kim ngạch vẫn còn khá nhỏ.

Mặt hàng máy vi tính sản phẩm điện tử giảm theo xu thế chung của cả nước.

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực từ Việt Nam sang TT Châu Đại Dương (5 tháng 2014)

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Vụ KV1 tổng hợp từ số liệu Hải quan Việt Nam

Nhập khẩu

Trong 5 tháng năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ TT Châu Đại Dương đạt 1 tỷ USD, tăng 36,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ TT Châu Đại Dương các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như lúa mì, hóa chất, thức ăn gia súc, sắt thép... Trong năm 2014, nhập khẩu của Việt Nam từ TT Châu Đại Dương có thể sẽ tăng do một số lý do sau:

- Việc chuyển hướng nhập khẩu để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc;

- Sản xuất trong nước phục hồi; nhu cầu nhập nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất tăng;

- Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu lượng trâu, bò sống từ Ôx-trây-li-a (đặc biệt Bắc Úc) phục vụ nhu cầu thực phẩm trong nước (lấy thịt, sữa.v.v); Dự kiến năm 2014, Việt Nam sẽ nhập khẩu 150.000 trâu bò Ôx-trây-li-a;

- Việt Nam hiện đang có nhu cầu cao nhập khẩu than đá và khí hóa lỏng (LNG) của Ôx-trây-li-a, quặng và khoáng sản của Niu Di lân (đặc biệt từ năm 2016 khi mà các MOU, hợp đồng năng lượng bắt đầu đi vào thực thi).


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website