Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thất bại của Vòng đàm phán TPP tại Hawaii làm tăng khả năng khó kết thúc TPP trước bầu cử Tổng thống năm 2016

Đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP cấp Bộ trưởng ngày 27 – 31 tháng 7 năm 2015 đã thất bại trong việc đạt được thỏa thuận chung đầy tính nhạy cảm về mở cửa thị trường, điều này giảm khả năng Quốc hội Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu thông qua TPP trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Chính quyền Obama đã cố gắng kết thúc đàm phán TPP tại Hawaii để tối đa hóa khả năng được Quốc hội Mỹ thông qua vào cuối năm 2015 hoặc đầu năm 2016; tuy nhiên, các Bộ trưởng các nước đã không thống nhất được các thỏa thuận liên quan đến mở cửa thị trường cho các sản phẩm sữa và đường, các quy định về xuất xứ của xe hơi, thời gian bảo vệ các thông tin sử dụng để chế tạo thuốc sinh học, v.v... Dưới đây là tóm tắt các vấn đề nổi bật chính trong cuộc đàm phán vừa qua và các khả năng tiếp theo trong đàm phán TPP:

Quy tắc xuất xứ cho xe hơi

Mỹ, Mexico, Canada và Nhật Bản đã thất bại trong việc giải quyết mâu thuẫn về ngưỡng Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) cho xe hơi (phần trăm tối thiểu trên giá trị của một chiếc xe hơi phải có xuất xứ từ các nước TPP để chiếc xe hơi đó nhận được ưu đãi thuế quan). Cả Mexico và Canada đều không ủng hộ, trong khi Nhật Bản và Mỹ đã thống nhất hầu hết các quy định về xuất xứ của xe hơi, vốn xác định khi nào một sản phẩm được cho là xuất xứ từ bên trong vùng tự do thương mại và không phải chịu thuế. Con số chính xác trong thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật Bản vẫn chưa được công bố, tuy nhiên con số này được cho là nằm giữa đề xuất ban đầu 55% của Mỹ và 40% của Nhật Bản. Nhật Bản cho biết đã cố gắng để có được một RVC thấp và có lợi cho các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản, bởi Nhật Bản chủ yếu sử dụng nhiều linh kiện lắp ráp từ các nước không phải thành viên của TPP, ví dụ như Thái Lan.

Nói về thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật Bản, cả Canada và Mexico đều bày tỏ sự không hài lòng với lý do họ không được biết đến thỏa thuận này trước khi đàm phán cấp Bộ trưởng tại Hawaii diễn ra. Cụ thể, Mexico cho rằng ngưỡng RVC được đề xuất là quá thấp, khi mà nước này đang mong chờ một quy tắc xuất xứ tương đương với ngưỡng quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tức xe hơi phải có ngưỡng RVC tối thiểu là 62,5% để nhận được ưu đãi thuế quan. Trong khi đó Canada lại lo ngại rằng thỏa hiệp RVC giữa Mỹ và Nhật Bản bao gồm đề xuất miễn thuế cho một số phụ tùng không xuất xứ từ các nước TPP. Trước vấn đề này, Nhật Bản cho biết họ không biết rằng thỏa thuận về xe hơi giữa Nhật Bản và Mỹ chưa được xem xét kỹ lưỡng bởi các nước NAFTA. Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser và Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb cho rằng sự mâu thuẫn giữa các nước sản xuất xe hơi sẽ gây ảnh hưởng đến đàm phán về mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp.

Mở cửa thị trường cho các sản phẩm Sữa và Đường

Tại vòng đàm phán lần này, Canada đã đề xuất mở cửa thị trường ban đầu cho các sản phẩm sữa, với bản chào hạn ngạch thuế đơn (TRQ) cho tất cả các sản phẩm sữa được quy về giá trị chất lỏng (sữa) tương đương. Đề xuất này không được ủng hộ bởi Mỹ, Úc và New Zealand – những nhà xuất khẩu sản phẩm từ sữa lớn nhất thế giới. New Zealand cũng không hài lòng với bản chào về mở cửa thị trường sữa của Mỹ và Nhật Bản. Cả Mỹ và Nhật Bản đều không muốn đưa ra bất cứ một nhượng bộ nào với New Zealand trừ khi hai nước này nhận được bản chào hấp dẫn hơn từ phía Canada. Tuy nhiên, Đảng Bảo thủ của Canada đang đối mặt với áp lực phải giới hạn các nhượng bộ về các sản phẩm sữa trong đàm phán TPP, và những áp lực này đang gia tăng trong những tháng gần đây khi mà cuộc bầu cử liên bang của Canada vào ngày 19 tháng 10 đang đến gần. Một bản chào tham vọng hơn từ phía Canada được cho là góp phần quan trọng để kết thúc đàm phán TPP, nhưng việc Canada có thực sự muốn tự do hóa ngành sữa – một ngành được coi là nhạy cảm của nước này – còn đang là dấu hỏi, nhất là trước thềm cuộc bầu cử đang đến gần.

Cả Mỹ và Úc đều thất bại trong đàm phán song phương về mở cửa thị trường cho sản phẩm Đường, một trong những nông sản xuất khẩu hàng đầu của Úc và là sản phẩm nhạy cảm về mặt chính trị ở Mỹ. Thực tế, Mỹ không có bất cứ cam kết về mở cửa thị trường cho Đường trong Hiệp định tự do Mỹ - Úc (có hiệu lực từ năm 2005). Tại Hội nghị Bộ trưởng TPP lần nay, Mỹ đã đề xuất tăng hạn ngạch đường cho Úc từ 87,402 tấn lên 152,000 tấn qua Hạn ngạch thuế đơn của Mỹ (TRQ) trong WTO. Tuy nhiên, Úc tỏ ra không hài lòng với bản chào này khi xét thấy mức tăng đề xuất của Mỹ là chưa đủ.

Độc quyền dữ liệu cho thuốc sinh học

Các Bộ trưởng đã thảo luận một thỏa thuận tiềm năng về thời gian sử dụng độc quyền dữ liệu với thuốc sinh học. Thỏa thuận này sẽ là một điểm xuất phát từ đề xuất ban đầu là 12 năm của Mỹ, và theo thỏa thuận này, tất cả các nước TPP sẽ cung cấp một khoảng thời gian năm năm độc quyền dữ liệu mà có thể được gia hạn thêm ba năm nữa trong những hoàn cảnh nhất định. Trong khi thỏa thuận này được coi là nhạy cảm về mặt chính trị với một số nước TPP, thì nó vô cùng nhạy cảm với Úc, khi mà nước này liên tục khẳng định trong suốt các cuộc đàm phán rằng họ khó có thể tăng thêm giai đoạn độc quyền trên năm năm mà họ đã cung cấp theo luật pháp hiện hành. Một vài nguồn tin khác mong chờ Úc sẽ ra được thỏa hiệp về độc quyền dữ liệu nếu Úc đạt được kết quả khả quan trên các đàm phán về mở cửa thị trường sữa và đường.

Các bước tiếp theo cho đàm phán TPP

Các Bộ trưởng TPP chưa công bố thời gian tiếp theo họ sẽ ngồi lại để tiếp tục đàm phán hướng tới một thỏa thuận cuối cùng, nhưng khả năng về viễn cảnh tốt nhất là có được sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống 2016 là khó xảy ra. Trong tuyên bố vào ngày 31 tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng TPP Nhật Bản Akira Amari đã khẳng định rằng các Bộ trưởng sẽ cố gắng để tiếp tục đàm phán vào cuối tháng 8, hứa hẹn sẽ diễn ra vào khoảng ngày 22 đến 25 tháng 8.

Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho rằng Hội nghị Bộ trưởng TPP tiếp theo sẽ khó có khả năng diễn ra trong tháng 8 dựa trên lịch trình chính trị của một số nước TPP, ví dụ như Canada. Nhiều khả năng các Bộ trưởng sẽ không thể đạt được thỏa thuận nào cho đến khi bầu cử Canada kết thúc, khi đó Canada sẽ có được sự linh động hơn trong việc đưa ra nhượng bộ về mở cửa thị trường sữa.

Ngay cả trong khả năng tốt nhất là Hiệp định TPP có thể kết thúc vào đầu tháng 9, khung thời gian của TPA có thể cản trở việc xem xét nhanh của Quốc hội đối với thỏa thuận cuối cùng (xem báo cáo thương mại W&C US ngày 12 tháng 2 năm 2015). Theo những quy định này, Tổng thống Obama không thể phê duyệt TPP trước đầu tháng 12, và cũng không thể trình lên Quốc hội trước tháng 1 năm 2016 - một tháng trước khi cuộc bầu cử Tổng thống chính thức diễn ra. Và theo đó, biểu quyết cuối cùng thông qua của Quốc hội với TPP là giữa tháng 6 năm 2016, một tháng trước hội nghị quốc gia của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Việc đảm bảo có đủ số phiếu ủng hộ TPP được phê duyệt vào cuối mùa xuân hay đầu mùa hè năm 2016, cũng như can thiệp vào khung thời gian TPA để có được sự phê duyệt sớm hơn thực sự là một thách thức chính trị. Do vậy, khả năng cao là Quốc hội sẽ không bỏ phiếu cho TPP cho đến giai đoạn cuối của cuộc bầu cử vào ngày 8 tháng 11 năm 2016.

Nếu việc phê chuẩn TPP bị trì hoãn, rất có khả năng Quốc hội sẽ phê chuẩn TPP vào thời kỳ “lame duck” – giai đoạn chuyển giao giữa nhiệm kỳ cũ năm 2016 và nhiệm kỳ mới năm 2017. Điều này rất có khả năng xảy ra bởi trước đó vào năm 1994, Quốc hội đã từng phê chuẩn các hiệp định của WTO cũng trong thời kỳ “lame duck”. Tuy vậy, việc bỏ phiếu phê chuẩn TPP trong thời kỳ “lame duck” có thể gây ra nhiều tranh cãi, đặc biệt trong trường hợp phe phản đối TPP hay Đảng Cộng hòa thắng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống. Do vậy, nhiều khả năng Quốc hội sẽ không phê chuẩn TPP trước năm 2017, khi nhiệm kỳ của Tổng thống mới bắt đầu.

Một điều nữa gây áp lực lên khung thời gian kết thúc TPP là khả năng người kế nhiệm Tổng thống Obama sẽ tiếp tục trì hoãn TPP để tái đàm phán một số mục hay mục đích đơn giản chỉ là tạo sự khác biệt với những điều luật được Tổng thống Obama thông qua (thực tế Tổng thống Obama cũng đã làm những điều tương tự trong các FTA với Colombia, Panama và Hàn Quốc được ký kết bới Tổng thống Bush). Lo lắng này hoàn toàn có thể xảy ra và gây cản trở cho việc kết thúc TPP trong năm nay.

  


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website