Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quy định về chính sách thu hồi nợ tiêu dùng tại Mỹ - Kinh nghiệm cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng 10/08/2015

Thời gian gần đây, đi kèm với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng, đặc biệt đối với các nhóm hàng điện tử, điện máy, các phương tiện vận tải thì hình thức tài chính hỗ trợ người tiêu dùng cũng phát triển và có mức tăng trưởng rất ấn tượng.

Tuy nhiên, đi kèm với thủ tục đơn giản, thời gian giải ngân khoản vay nhanh chóng, tiện lợi thì hình thức cho vay tiêu dùng thông qua các công ty tài chính này hiện đang phát sinh nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là chính sách cung cấp thông tin và hoạt động thu hồi nợ.

Tại Mỹ - quốc gia có nền kinh tế phát triển với phương thức chi tiêu hầu hết bằng hình thức tín dụng – tiêu trước trả sau thì vấn đề thu hồi nợ đặc biệt được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ. Năm 1978, Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật thu hồi nợ (Fair Debt Collection Practices Act – FDCPA) nhằm kiểm soát các hoạt động thu hồi nợ tại Mỹ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo lập môi trường thu hồi nợ minh bạch, rõ ràng. Trong bài viết này, xin được chia sẻ một số nội dung của pháp luật thu hồi nợ của Mỹ. Những nội dung dưới đây đã được thực thi và chỉnh sửa, bổ sung theo thực tế phát triển tại Mỹ, vì vậy sẽ là kinh nghiệm quý báu cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam tham khảo khi hoạt động trong lĩnh vực cho vay tài chính tiêu dùng.

1. Thông tin cơ bản về Luật thu hồi nợ

a) Cơ quan thực thi Luật

Luật Thu hồi nợ được thực thi bởi Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (Federal Trade Commission - cơ quan trực thuộc Chính phủ và chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng trên phạm vi toàn Liên bang.

b) Phạm vi điều chỉnh

Luật điều chỉnh các khoản nợ của cá nhân và gia đình, bao gồm nợ phát sinh từ chi tiêu bằng thẻ tín dụng, các khoản vay, các hóa đơn y tế và tài sản thế chấp. Luật không điều chỉnh các khoản nợ phục vụ cho mục đích kinh doanh.

c) Đối tượng điều chỉnh

Theo quy định của Luật, đối tượng điều chỉnh là các bên thu hồi nợ. Bên thu hồi nợ là bên thực hiện công việc thu hồi nợ. Bên thu hồi nợ có thể gồm: công ty, đại lý thu hồi nợ, luật sư và bên công ty thứ ba mua lại khoản nợ và tiến hành thu hồi nợ sau đó (công ty mua bán nợ).

2. Một số nội dung cơ bản của Luật thu hồi nợ tại Mỹ

a) Thời điểm tiếp xúc thu hồi nợ

Bên thu hồi nợ không được phép tùy ý liên lạc, tiếp xúc với bên nợ để thu hồi nợ. Trừ khi người tiêu dùng đồng ý (bằng lời nói hoặc văn bản) thì bên thu hồi nợ mới được liên hệ với người tiêu dùng trong khoảng thời gian trước 8h sáng hoặc sau 9h tối hoặc trong thời gian làm việc của người tiêu dùng.

b) Quyền của người tiêu dùng từ chối gặp gỡ, trả lời bên thu hồi nợ

Người tiêu dùng có quyền yêu cầu bằng văn bản về việc bên thu hồi nợ chấm dứt liên hệ với mình để thu hồi nợ. Để thực hiện quyền này, người tiêu dùng cần lưu ý như sau:

- Gửi văn bản yêu cầu bên thu hồi nợ chấm dứt liên lạc.

- Giữ lại một bản sao của thông báo này. Người tiêu dùng nên gửi yêu cầu theo đường bưu điện và đề nghị bên bưu điện gửi báo cáo đã chuyển phát thành công lại cho mình. Như vậy, người tiêu dùng đã có bằng chứng hợp lệ về việc gửi yêu cầu đề nghị bên thu hồi nợ chấm dứt liên lạc với mình. Sau khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, bên thu hồi nợ có thể liên lạc lại với bên nợ chỉ trong hai trường hợp: (1) để thông báo là họ sẽ không liên lạc với người tiêu dùng nữa hoặc (2) để thông báo là họ dự định sẽ kiện người tiêu dùng ra tòa để đòi nợ. Việc yêu cầu chấm dứt liên lạc chỉ giúp người tiêu dùng không bị quấy nhiễu bởi bên thu hồi nợ nhưng không giúp cho họ tránh khỏi việc bị kiện tụng bởi bên thu hồi nợ.

c) Việc liên hệ với bên thứ ba để đề cập về khoản nợ của người tiêu dùng.

Nếu người tiêu dùng có luật sư riêng được ủy quyền giải quyết nợ thì bên thu hồi nợ có thể liên lạc với luật sư của người tiêu dùng để trao đổi về vấn đề nợ. Nếu không có luật sư, thì bên thu hồi nợ chỉ được liên hệ với bên thứ ba (đồng nghiệp, bạn bè, người thân…) để hỏi về địa chỉ và số điện thoại nhà riêng của người tiêu dùng. Thông thường thì bên thu hồi nợ chỉ được liên hệ với bên thứ ba không quá một lần và không được phép nói về các khoản nợ của bên nợ.

d) Bên thu hồi nợ có trách nhiệm chứng minh khoản nợ của người tiêu dùng

Nếu người tiêu dùng gửi văn bản cho bên thu hồi nợ thông báo họ không nợ hoặc yêu cầu bên thu hồi nợ cung cấp bằng chứng thì bên thu hồi nợ phải chấm dứt liên lạc với bên nợ. Người tiêu dùng phải gửi yêu cầu này trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được thông báo thu hồi nợ. Tuy nhiên, bên thu hồi nợ có thể tiếp tục liên hệ với người tiêu dùng sau khi họ cung cấp bằng chứng nợ như bản copy của hóa đơn chi tiêu.

e) Bên thu hồi nợ không được phép thực hiện các hành vi sau đây để thu hồi nợ.

i. Đe dọa.

Bên thu hồi nợ không được đe dọa, quấy nhiễu người tiêu dùng hoặc bất kỳ bên thứ ba nào mà họ liên hệ để thu hồi nợ. Các hành vi bị cấm bao gồm, nhưng không giới hạn:

- Đe dọa, sử dụng hành vi bạo lực hoặc gây ra tổn hại;

- Công bố danh sách các bên từ chối trả nợ (trừ khi cung cấp thông tin cho công ty đánh giá chất lượng tín dụng);

- Dùng ngôn từ không chuẩn mực;

- Quấy nhiễu liên tục bằng điện thoại.

ii. Gian dối.

Bên thu hồi nợ không được lừa dối khi liên hệ với các bên để thu hồi nợ

- Mạo danh là luật sư hoặc nhân viên chính phủ;

- Lừa dối là người tiêu dùng đang vi phạm pháp luật;

- Lừa dối là làm việc cho công ty đánh giá chất lượng tín dụng;

- Lừa dối rằng giấy tờ họ cung cấp cho người tiêu dùng là một văn bản có giá trị pháp luật hoặc ngược lại.

- Lừa dối rằng người tiêu dùng sẽ bị vào tù nếu không trả nợ;

- Lừa dối rằng bên thu hồi nợ sẽ tịch thu, thanh lý hoặc bán tài sản hoặc lương của người tiêu dùng trừ khi bên thu hồi nợ được phép làm như vậy theo Luật và họ có ý định thật sự làm như vậy;

- Lừa dối sẽ kiện người tiêu dùng nếu như việc này không được Luật cho phép hoặc bên thu hồi nợ không có dự định làm như vậy.

- Cung cấp thông tin tín dụng sai lệch về người tiêu dùng cho bên thứ ba, bao gồm cả công ty đánh giá chất lượng tín dụng;

- Cung cấp cho người tiêu dùng mẫu văn bản giống như văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong khi sự thật không phải như vậy;

- Mạo danh tên công ty khác.

iii. Hành vi đối xử không công bằng.

Bên thu hồi nợ không được thực hiện các hành vi không công bằng khi thu hồi nợ.

- Tận thu các khoản phí, lãi suất không được quy định theo Luật hoặc hợp động;

- Tịch thu hoặc đe dọa tịch thu tài sản của người tiêu dùng trái với quy định pháp luật;

- Liên hệ với người tiêu dùng thông qua cách thức gửi bưu thiếp đánh lừa người tiêu dùng.

g) Quyền lựa chọn thanh toán nợ

Đối với trường hợp người tiêu dùng nợ nhiều khoản thì họ có quyền chọn lựa khoản nợ nào sẽ được thanh toán trước. Bên thu hồi nợ không được phép thu hồi nợ đối với các khoản nợ mà người tiêu dùng cho rằng họ không nợ.

h) Người tiêu dùng làm gì nếu phát hiện bên thu hồi nợ vi phạm pháp luật

Người tiêu dùng có quyền kiện bên thu hồi nợ nợ ra tòa án bang hoặc tòa án liên bang trong vòng một năm kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm pháp luật. Nếu thắng kiện, người tiêu dùng sẽ được bên thu hồi nợ bồi thường số tiền tương ứng với các khoản chi phí mà người tiêu dùng phải chịu do lỗi của bên thu hồi nợ (nếu cung cấp được bằng chứng), ví dụ như giảm lương hoặc hóa đơn y tế và các chi phí khởi kiện. Trường hợp không có bằng chứng về các khoản thiệt hại thì tòa có thể yêu cầu bên thu hồi nợ bồi thường tối đa 1000 đô la Mỹ. Người tiêu dùng có thể khởi kiện tập thể và trong trường hợp này mức bồi thường có thể lên đến 500.000 đô la Mỹ hoặc 1% giá trị trị tài sản của bên thu hồi nợ tùy theo số nào thấp hơn. Cần lưu ý là ngay cả khi bên thu hồi nợ vi phạm pháp luật khi thu hồi nợ thì người tiêu dùng vẫn phải có trách nhiệm trả nợ nếu như họ nợ thực sự.

3. Lưu ý cho người tiêu dùng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện tại đang có nhiều vụ việc của người tiêu dùng phát sinh liên quan đến hoạt động thực hiện hợp đồng vay tín dụng tiêu dùng. Một số vấn đề phát sinh trong đó tập trung vào các hành vi sau đây:

- Thời điểm và tần suất liên hệ của bên thu hồi nợ: bên thu hồi nợ liên hệ vào lúc tối muộn với tần suất liên tục (trên dưới 10 cuộc điện thoại, tin nhắn trong một buổi).

- Liên hệ với cả người thân của người tiêu dùng để thông báo về khoản nợ của người tiêu dùng.

- Có dấu hiệu đe dọa, sử dụng thông tin gian dối và có hành vi đối xử không công bằng với người tiêu dùng.

- Không cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng về khoản vay, về tình hình thực hiện hợp đồng khi người tiêu dùng có yêu cầu.

Trường hợp cần thông tin tư vấn, hỗ trợ về các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng, người tiêu dùng có thể liên hệ trực tiếp và miễn phí tới Cục Quản lý cạnh tranh - Cơ quan giúp Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo Tổng đài 1800.6838.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website