Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường trao đổi thương mại bền vững với Thổ Nhĩ Kỳ

Là quốc gia nằm giáp ranh giữa 3 châu lục Á, Âu và Phi, dân số đông, nền kinh tế đang phát triển mạnh với mức tăng GDP trung bình 6,7% giai đoạn 2010 – 2012, năm 2013 và nửa đầu năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP có phần giảm xuống còn 4-5%. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đứng thứ 6 Châu Âu và thứ 15 thế giới về quy mô kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ được đánh giá là thị trường quan trọng và có nhiều triển vọng phát triển đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tiềm năng quan hệ thương mại song phương

Thổ Nhĩ Kỳ có nền kinh tế mở, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh trong những năm gần đây và giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế (chiếm khoảng 50% GDP trong năm 2013). Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 500 tỷ USD vào năm 2023 với tham vọng trở thành 1 trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Là nước nhập khẩu lớn thứ 22 trên thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường nội địa, đồng thời tái xuất một phần sang các nước trong khu vực. Hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ gồm: điện thoại các loại và linh kiện sợi, vải, hàng may mặc, giày dép, cao su, , gạo, sản phẩm gỗ, máy vi tính, sản phẩm điện tử, hạt tiêu, sản phẩm nhựa, v.v... Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm hiểu và nhập khẩu các sản phẩm từ Thổ Nhĩ Kỳ như sắt thép, máy móc thiết bị, dược phẩm, linh kiện phụ tùng ô tô, chất dẻo nguyên liệu, hóa chất, v.v...

Quan hệ thương mại song phương, một số điểm chú ý

Trong quan hệ thương mại song phương, Việt Nam luôn xuất siêu với giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng với tốc độ ổn định sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ Kể không tăng trưởng nhiều. Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều giữa đạt 766,7 triệu USD. Trong đó, trị giá xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu đạt 694,1 triệu USD, nhập khẩu đạt 72,6 triệu USD, trị giá xuất siêu đạt 621,5 triệu USD, bằng 89,5%% kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 1: Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ 2010 – 2014
Đơn vị tính: triệu USD
Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu
2010 636,0 528,0 108,0
2011 851,9 771,7 80,2
2012 952,8 862,7 90,1
2013 1.276,95 1.179,8 97,1
6 tháng 2014* 766,7 694,1 72,6
 
 
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam (*: số liệu sơ bộ)
 
Hai nền kinh tế Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều nét tương đồng, nhưng xét về tổng thể, Thổ Nhĩ Kỳ ở một trình độ sản xuất cao hơn. Một số ngành sản xuất đều được hai nước coi là thế mạnh, tập trung đầu tư, hướng tới xuất khẩu đặc biệt là các ngành thâm dụng lao động có sử dụng dây truyền công nghệ ở mức trung bình như: dệt may, da giầy, sản phẩm chất dẻo, sắt thép. Điều này được thể hiện khá rõ trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước. Tuy nhiên, Việt Nam chiếm ưu thế xuất khẩu là do tận dụng tốt nguồn lao động dồi dào, chi phí nhân công thấp hơn.
 
Bảng 2: Hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ 6 tháng 2014
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng xuất khẩu Trị giá Mặt hàng nhập khẩu Trị giá
Điện thoại các loại và linh kiện 333.824.557 Vải các loại   5.033.807
Xơ, sợi các loại 117.410.093 Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 10.148.759
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 33.145.486 Dược phẩm 5.497.016
Hàng dệt may 32.006.731 Quặng và khoáng sản khác   3.763.504
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 19.650.310 Sản phẩm hóa chất 1.708.789
Cao su 16.154.140 Sản phẩm chất dẻo 1.368.479
Giày dép các loại   15.438.947 nguyên phụ liệu thuốc lá 1.216.979
Gỗ và sản phẩm gỗ   10.793.853 Sắt thép các loại 203.465
Hạt tiêu    7.722.516 Hàng hóa khác 33.654.458
Phương tiện vận tải và phụ tùng 7.391.670 Tổng 72.595.256
Chất dẻo nguyên liệu 5.798.585    
Sắt thép các loại   5.583.628    
Sản phẩm chất dẻo 5.271.720    
Hàng thủy sản 3.934.573    
Nguyên phụ liệu dệt may, da giày 2.547.981    
Gạo 1.319.834    
Sản phẩm cao su 1.247.553    
Chè 775.284    
Hàng hóa khác 74.083.931    
Tổng 694.101.392    
Tổng kim ngạch thương mại hai chiều: 766,7 triệu USD
 
 
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
 
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng đa dạng. Xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao và chế biến sâu hơn có xu hướng tăng lên. Đáng chú ý là, một số mặt hàng mà Thổ Nhĩ Kỳ có thế mạnh sản xuất lại được các doanh nghiệp nước này nhập khẩu với trị giá lớn từ Việt Nam như: sản phẩm dệt may, giầy da, vải, sợi các loại.

Cũng chính vì lý do này và với quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước, hiện nay, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam nhiều nhất (chỉ sau EU và Hoa Kỳ). Các sản phẩm bị áp dụng biện pháp chủ yếu thuộc 02 nhóm chính dệt may và da giày, đặc biệt là mặt hàng sợi của Việt Nam, mới đây Thổ Nhĩ Kỳ đã ra kết luận sơ bộ của vụ việc (thuế suất áp dụng cho các bị đơn bắt buộc là 19,48-23,91%; thuế suất riêng rẽ là 20,11%; thuế suất toàn quốc là 26,25%; các mức thuế này tương đối cao so với các nước bị điều tra khác như Malaysia, Thái Lan, Pakistan). Do đó, xuất khẩu mặt hàng sợi của Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 117,4 triệu USD, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2013 và bằng 35,7% so với kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này năm 2013.
 
Định hướng thúc đẩy trao đổi thương mại bền vững giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ

- Tăng cường trao đổi Đoàn các cấp

Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao, một số đoàn trong thời gian gần đây như: Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan thăm Thổ Nhĩ Kỳ và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu lần thứ 21 tháng 5 năm 2011; Phó Thủ tướng kiêm Quốc vụ khanh Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam dự Kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hỗn hợp giữa hai nước tháng 02 năm 2011; Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng dẫn đầu Đoàn Phân ban Việt Nam sang tham dự Kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban hỗn hợp giữa hai nước tại Ankara tháng 01 năm 2014. Phía Thổ Nhĩ Kỳ rất mong muốn được mời Thủ tướng nước ta sang thăm và tổ chức hội đàm cấp cao. Phía Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn được tiếp đón Tổng thống bạn sang thăm chính thức vào thời gian sớm nhất.

- Hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo nền tảng thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại

Hiện nay, hai bên có cơ chế hợp tác rất quan trọng và được triển khai thường xuyên liên tục đó là Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam Thổ Nhĩ Kỳ với cấp Bộ trưởng là đồng Chủ tịch Ủy ban. Phía Việt Nam do Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Vũ Huy Hoàng làm Chủ tịch, phía Thổ Nhĩ Kỳ do Phó Thủ tướng Bulent Arinc làm Chủ tịch. Kỳ họp thứ 6 của Ủy ban hỗn hợp vừa được tổ chức thành công tại Ankara vào tháng 01 năm 2014. Biên bản của mỗi Kỳ họp là kết quả của việc rà soát, tổng hợp những kết quả đã đạt được, đề ra phương hướng thúc đẩy quan hệ mọi mặt giữa hai nước, trọng tâm là các hoạt động kinh tế thương mại.

Bên cạnh cơ chế Ủy ban hỗn hợp, nhiều hiệp định đã ký giữa hai nước: Hiệp định hợp tác thương mại, kinh tế và kỹ thuật (tháng 8/1997), Hiệp định hợp tác văn hoá, khoa học và giáo dục (28/10/1999), Nghị định thư về hợp tác nông nghiệp (2/3/1800), Thoả thuận Hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (23/6/1805), Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, hộ chiếu đặc biệt (đối với Thổ Nhĩ Kỳ), Thỏa thuận thành lập Hội đồng doanh nghiệp Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ, MOU về Hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa giữa Viện Tiêu chuẩn Thổ Nhĩ Kỳ và Tổng Cục tiêu chuẩn, Chất lượng, Đo lường của Việt Nam (02/2011), MOU về tăng cường hợp tác giữa Cục Công nghiệp địa phương, Nạp Tiền 188bet và Tổ chức phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thổ Nhĩ Kỳ (01/2014), Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư (01/2014). Hai bên đã hoàn tất đàm phán và chuẩn bị ký kết: Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định về Hợp tác hàng không.

Hai bên có thể cùng nhau tham vấn, nghiên cứu chung về tính khả thi của một Hiệp định thương mại tự do song phương để sớm báo cáo Chính phủ mỗi nước cân nhắc, quyết định. Trước tiên, hai nước cần công nhận quy chế kinh tế thị trường của nhau để tạo lập môi trường pháp lý bình đẳng cho doanh nghiệp hai nước đẩy mạnh hợp tác trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

- Tăng cường hợp tác trong sản xuất công nghiệp, gia công chế biến sản phẩm

Hai nước cần tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp chắp nối các mối liên hệ, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, hợp tác phát triển nguồn cung ứng nguyên liệu bền vững, tiến tới có thể chia sẻ các hợp đồng sản xuất, gia công sản phẩm đặc biệt là trong các ngành mà cả Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đều có thế mạnh như dệt may, giầy da, hóa chất, chất dẻo tổng hợp, v.v...
 

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website