Những biện pháp của APEC giúp thu hẹp khoảng cách về vốn trong đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Đây là lần đầu tiên các nhà đầu tư có thể tham khảo một bản hướng dẫn toàn diện khi triển khai các dự án được tài trợ và đưa vào thực thi với sự tham gia của nhà nước (được gọi là quan hệ đối tác công-tư hay PPP) tại các nền kinh tế APEC. Hướng dẫn này mô tả từng khuôn khổ PPP và các quy trình thủ tục, giúp cho việc thiết lập các dự án hợp tác về CSHT dễ dàng hơn, từ việc xây mới đường cao tốc, cảng, sân bay, cho tới việc cải tiến hệ thống lưới điện và dịch vụ viễn thông.
Các lĩnh vực trọng tâm trong hướng dẫn bao gồm các hệ thống quy định pháp lý; cấu trúc dự án và xây dựng dự án; hỗ trợ, cấp vốn và quản lý dự án; các chính sách có liên quan; và các dự án sẵn có.
"Nhu cầu phát triển CSHT ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là rất lớn, nhưng nguồn tài chính công lại có hạn," Hoot Clarence, đồng chủ trì Nhóm các chuyên gia về đầu tư của APEC – đơn vị đưa ra hướng dẫn và là nòng cốt trong các hoạt động hợp tác của các thành viên APEC trong lĩnh vực này cho biết. "PPP có vai trò rất quan trọng trong việc thu hẹp khó khăn về vốn cho các dự án đầu tư CSHT mới, mặc dù việc triển khai các dự án này vẫn còn là một thách thức thật sự."
"Các chính sách PPP đang rất khác nhau giữa các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương," Hoot - một quan chức Cơ quan Xúc tiến Đầu tư của Papua New Guinea - giải thích. "Sự thiếu rõ ràng về dữ liệu có thể ngăn cản các nhà đầu tư và làm chậm hoặc phá hỏng dự án. Sự minh bạch trong quy tắc và các quy định là chìa khóa để thúc đẩy tính khả thi của các thỏa thuận PPP và các thành viên APEC đang cùng hợp tác với nhau để đảm bảo điều này."
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á, Châu Á cần khoảng 8 nghìn tỷ đô la Mỹ đầu tư đến năm 2020 để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng của khu vực. Sự trở lại của các nguồn đầu tư là rất quan trọng cho các nền kinh tế dọc Vành đai Thái Bình Dương. Theo như báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 10% tăng lên trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng có thể thúc đẩy 1% tăng trưởng dài hạn.
"Cá nhân có nhu cầu đầu tư vào các cơ hội PPP phải biết chương trình này hoạt động như thế nào ngay từ đầu," Rodrigo Monardes, đồng chủ trì của Nhóm các chuyên gia về đầu tư của APEC và là quan chức của Bộ Thương mại Quốc tế và Kinh tế Chi-lê nói. "Hiểu biết về các yêu cầu của địa phương và những thách thức trong việc thực hiện có thể tạo nên thành công hay thất bại của dự án."
Ông Monardes cũng lưu ý thêm: "Có rất nhiều vấn đề mà một đối tác tư nhân dự kiến tham gia một dự án PPP cần phải biết". Theo ông, "nhà đầu tư cần phải nắm bắt được tất cả các nội dung, quá thủ tục mua sắm chính phủ, khía cạnh pháp lý, các quy định cho tới các cơ quan chính phủ có liên quan và trách nhiệm của họ, trách nhiệm pháp lý, cơ chế hỗ trợ và giải quyết tranh chấp. Đây là những thông tin cần được tiếp cận dễ dàng thu và bây giờ điều này hoàn toàn có thể thực hiện được trong APEC."
Hướng dẫn này là một phần của “Kế hoạch nhiều năm của APEC về đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng” đang được tiến hành, trong đó ưu tiên việc mở rộng các dự án PPP mang lại lợi nhuận.
Bộ trưởng Tài chính của các nền kinh tế thành viên APEC sẽ xem xét tiến độ của sáng kiến và quyết định bước tiếp theo trong cuộc họp sắp tới diễn ra tại Xê-bu, Phi-lip-pin vào ngày 10-11 tháng 9 năm 2015.
Vào link sau để tải nội dung hướng dẫn: //publications.apec.org/publication-detail.php?pub_id=1638