Thị trường Cô-oét và quan hệ thương mại với Việt Nam
Khái quát
Tên nước: Nhà nước Cô-oét, Thủ đô: Kuwait City
Diện tích: 17.818 km2
Dân số: 4 triệu (2015)
Dân tộc: 32% là người Cô-oét, còn lại là dân tộc khác. 98% dân số Cô-oét sông ở thành phố và 69% số đó là người nhập cư, chiếm 80% lực lượng lao động của cả nước. 80% nhân lực làm việc trong khu vực công là người Cô-oét bản xứ do lương cao và điều kiện làm việc tốt. 95% nhân lực làm việc trong khu vực tư nhân là người nhập cư. Sự chênh lệch về thu nhập và điều kiện làm việc giữa người gốc Cô-oét và người nhập cư là rất lớn. Tại Cô-oét có khoảng 106 nghin người Ả-rập không được mang quốc tịch và không được hưởng các quyền lợi như công dân Cô-oét.
Ngôn ngữ: tiếng A-rập là ngôn ngữ chính, tiếng Anh được sử dụng rộng rãi
Tôn giáo: Đạo Hồi (76,7%), Đạo Thiên chúa (17,3%) và một số tôn giáo khác
Thể chế chính trị: Vương quốc lập hiến
- Quốc vương: SABAH AL-AHMAD AL-JABIR AL-SABAH (từ 29/1/2006)
- Thủ tướng JABIR AL-MUBARAK al-Hamad al-Sabah (từ 04/12/2011);
Triều đại Al Sabah đã cai trị Cô-oét từ năm 1899. Quốc vương chỉ định chính phủ và bộ trưởng các bộ chủ chốt là thành viên hoàng tộc.
Tài nguyên thiên nhiên: Cô-oét có dự trữ dầu mỏ lớn thứ 6 trên thế giới, đủ để duy trì sản lượng 3 triệu thùng/ngày trong vòng 90 năm và là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ 8 thế giới.
Tiền tệ: Dinar (KD) 1 USD = 0,3 KD (2015)
Cô-oét là thành viên Liên Hợp Quốc, phong trào KLK, Liên đoàn A-rập, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Cô-oét coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là A-rập Xê-út và Iraq.
Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 10/01/1976
Ngày Quốc khánh: 19/6/1961
Số liệu kinh tế năm 2014
GDP: 101,5 tỷ USD
GDP bình quân đầu người: 25.397 USD
Tăng trưởng GDP: 2,3%
Cơ cấu kinh tế: nông nghiệp 1%, công nghiệp 61%, dịch vụ 38%
Kim ngạch xuất khẩu: 101 tỷ USD
Các mặt hàng xuất khẩu chính: dầu và các sản phẩm hóa dầu, phân bón…
Các nước xuất khẩu chính: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan, Thái Lan
Kim ngạch nhập khẩu: 29 tỷ USD
Các mặt hàng nhập khẩu chính: lương thực, thực phẩm, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, sản phẩm gia dụng, nội thất, phương tiện vận tải và phụ tùng …
Các nước nhập khẩu chính: Trung Quốc, Hoa Kỳ, UAE, Nhật Bản, Đức, Ả-rập Xê-út, Ấn Độ, Hàn Quốc, Italy.
Quan hệ Viêt Nam – Cô-oét
Hai bên đã ký: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật (ký ngày 03/5/1995), Hiệp định thương mại (ký ngày 03/5/1995), Hiệp định vận chuyển hàng không (ký ngày 09/5/2001), Nghị định thư hợp tác hai Bộ Ngoại giao (6/2005), Nghị định thư thành lập UBHH Việt Nam – Cô-oét (2007), Hiệp định Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (23/5/2007), Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần (20/3/2009). Hai nước đang trao đổi dự thảo Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ.
Hai Bên đã trao đổi một số đoàn: Thủ tướng Cô-oét Na-xe Mohamed An Xa-ba thăm chính thức Việt Nam tháng 5 năm 2007; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Cô-oét tháng 3 năm 2009; Bộ trưởng Nạp Tiền 188bet Cô-oét sang Việt Nam dự Kỳ họp lần thứ nhất Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam – Cô-oét tháng 12 năm 2009; Bộ trưởng Dầu mỏ và Thông tin Cô-oét thăm Việt Nam tháng 9 năm 2010; Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Lê Dương Quang sang Cô-oét dự Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn Năng lượng quốc tế IEF lần thứ 13.
Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Cô-oét phát triển tốt đẹp. Kim ngạch buôn bán hai chiều tăng mạnh kể từ năm 2010, chủ yếu do Việt Nam tăng nhập khẩu dầu Diezen từ Cô-oét. Trong năm 2014, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt 645,4 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Cô-oét đạt 72,3 triệu USD và kim ngạch nhập khẩu từ Cô-oét đạt 573,1 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Cô-oét bao gồm: điện thoại di động và linh kiện, hàng hải sản, sản phẩm gỗ, chè, hàng rau quả, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, sắt thép các loại, hạt tiêu, sản phẩm sắt thép, tinh bột sắn.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Cô-oét bao gồm: dầu DO, khí đôt hóa lỏng, chất dẻo nguyên liệu, sắt thép phế liệu, thủy tinh và sản phẩm thủy tinh, quặng và khoáng sản khác.
Bảng: Kim ngạch XNK Việt Nam – Cô-oét 2003 - 2015
(ĐVT: triệu USD)
Năm | Xuất khẩu | Nhập khẩu | Tổng kim ngạch |
2003 | 7,5 | 172,5 | 180,0 |
2004 | 3,7 | 256,5 | 260,0 |
2005 | 11,8 | 313,4 | 325,2 |
2006 | 11,2 | 144,9 | 156,1 |
2007 | 17,0 | 22,0 | 39,0 |
2008 | 40,0 | 77,0 | 117,0 |
2009 | 41,0 | 21,6 | 62,6 |
2010 | 29,9 | 372,7 | 402,6 |
2011 | 29,0 | 807,7 | 836,7 |
2012 | 29,2 | 708,6 | 737,8 |
2013 | 35,4 | 706,3 | 741,7 |
2014 | 72,3 | 573,1 | 645,4 |
10T/2015 | 73,8 | 123,6 | 197,4 |
Nguồn Tổng cục Hải quan Việt Nam