Mô hình viện trợ mới của Australia
Tại CLB Báo chí, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop giới thiệu chính sách phát triển mới và khung thực hiện có ý nghĩa quan trọng đối với cải cách chương trình viện trợ của Australia.
Theo đánh giá của Australia, trong những năm gần đây thế giới đã có nhiều thay đổi và Australia cần phải có những điều chỉnh phù hợp. Viện trợ dành cho những nước đang phát triển sẽ rút gọn thành đầu tư trực tiếp nước ngoài, lưu lượng vốn công bằng. Cách tiếp cận viện trợ truyền thống không còn phù hợp, Australia cần có một cách tiếp cận mới.
Australia sẽ đưa hạn mức thực hiện chương trình viện trợ nhằm đảm bảo hiệu quả, tin cậy và có kết quả; trọng tâm của viện trợ là khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Thái Bình Dương và Đông Nam Á - các nước láng giềng, nơi Australia có thể tạo ra sự khác biệt. Điều này phản ánh quan điểm của Chính phủ Australia là cần tập trung hơn ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương còn châu Phi và Trung Đông thuộc phần trách nhiệm nhiều hơn của châu Âu. Mục tiêu chủ chốt là biện pháp giảm nghèo theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nằm trong “mô hình viện trợ mới”, Chính phủ sẽ thành lập một Trung tâm Phát triển sáng tạo thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại để thu hút các chuyên gia và nhà tư tưởng sáng tạo từ khu vực tư nhân để giải quyết những vấn đề nan giải nhất trong viện trợ và phát triển. Một phần trong chính sách viện trợ mới, Australia sẽ tham gia sáng lập chương trình phát triển đổi mới doanh nghiệp toàn cầu với sự hỗ trợ của Mỹ và Anh.
Trong một động thái có thể làm thay đổi phương thức viện trợ truyền thống, Australia sẽ tập trung viện trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này bắt nguồn từ quan điểm của Chính phủ là phát triển kinh tế bền vững là giải pháp duy nhất để giảm nghèo.
Ngân sách viện trợ vẫn sẽ tập trung vào lĩnh vực sức khỏe và phòng chống dịch bệnh. Chính phủ Australia sẽ giành 30 triệu AUD/năm trong ngân sách viện trợ để tài trợ cho nghiên cứu y học. Australia cũng dự kiến trợ giúp các nghiên cứu tại các trung tâm y tế và bệnh viện trong khu vực châu Á để có thể thực hiện các nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Trong thời gian tới, dự kiến Đại học Papua New Guinea có thể nhận được tài trợ từ ngân sách này.
Một yếu tố quan trọng của mô hình viện trợ mới là trách nhiệm. Chính phủ sẽ đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho các chương trình viện trợ. Nếu một chương trình viện trợ thường xuyên không đáp ứng các tiêu chuẩn thì Chính phủ sẽ thừa nhận thất bại và hủy bỏ các dự án viện trợ có liên quan và dành viện trợ cho một dự án khác. Chính phủ Australia tin rằng quá nhiều dự án được viện trợ mặc dù liên tục thất bại trong việc đạt được mục tiêu của họ.
Australia sẽ đưa hạn mức thực hiện chương trình viện trợ nhằm đảm bảo hiệu quả, tin cậy và có kết quả; trọng tâm của viện trợ là khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Thái Bình Dương và Đông Nam Á - các nước láng giềng, nơi Australia có thể tạo ra sự khác biệt. Điều này phản ánh quan điểm của Chính phủ Australia là cần tập trung hơn ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Nam Thái Bình Dương còn châu Phi và Trung Đông thuộc phần trách nhiệm nhiều hơn của châu Âu. Mục tiêu chủ chốt là biện pháp giảm nghèo theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nằm trong “mô hình viện trợ mới”, Chính phủ sẽ thành lập một Trung tâm Phát triển sáng tạo thuộc Bộ Ngoại giao và Thương mại để thu hút các chuyên gia và nhà tư tưởng sáng tạo từ khu vực tư nhân để giải quyết những vấn đề nan giải nhất trong viện trợ và phát triển. Một phần trong chính sách viện trợ mới, Australia sẽ tham gia sáng lập chương trình phát triển đổi mới doanh nghiệp toàn cầu với sự hỗ trợ của Mỹ và Anh.
Trong một động thái có thể làm thay đổi phương thức viện trợ truyền thống, Australia sẽ tập trung viện trợ cho phát triển cơ sở hạ tầng. Điều này bắt nguồn từ quan điểm của Chính phủ là phát triển kinh tế bền vững là giải pháp duy nhất để giảm nghèo.
Ngân sách viện trợ vẫn sẽ tập trung vào lĩnh vực sức khỏe và phòng chống dịch bệnh. Chính phủ Australia sẽ giành 30 triệu AUD/năm trong ngân sách viện trợ để tài trợ cho nghiên cứu y học. Australia cũng dự kiến trợ giúp các nghiên cứu tại các trung tâm y tế và bệnh viện trong khu vực châu Á để có thể thực hiện các nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Trong thời gian tới, dự kiến Đại học Papua New Guinea có thể nhận được tài trợ từ ngân sách này.
Một yếu tố quan trọng của mô hình viện trợ mới là trách nhiệm. Chính phủ sẽ đặt ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho các chương trình viện trợ. Nếu một chương trình viện trợ thường xuyên không đáp ứng các tiêu chuẩn thì Chính phủ sẽ thừa nhận thất bại và hủy bỏ các dự án viện trợ có liên quan và dành viện trợ cho một dự án khác. Chính phủ Australia tin rằng quá nhiều dự án được viện trợ mặc dù liên tục thất bại trong việc đạt được mục tiêu của họ.
Nguồn: Copy link