Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đối xử nhân đạo với động vật và lệnh cấm xuất khẩu bò sang Việt Nam

Tại Úc, việc giết mổ động vật được tiến hành theo tiêu chuẩn, gồm quá trình sản xuất, vận chuyển thịt và các sản phẩm từ thịt hợp vệ sinh. Ngoài đảm bảo an toàn thực phẩm, mục đích chính của tiêu chuẩn Úc là giảm nguy cơ chấn thương, đau đớn cho con vật.

 

Quy trình giết mổ động vật của Úc

Tại lò mổ, vào hôm trước hoặc trong ngày giết mổ, các gia súc như trâu, bò, cừu, dê và lợn được cho ăn, uống nước, nghỉ ngơi. Người ta sẽ tách những con bị ốm hoặc bị thương khỏi nhóm để chữa trị hoặc hưởng cái chết nhân đạo.

Trong vòng 24 giờ trước khi con vật bị giết thịt, thanh tra an toàn thực phẩm sẽ kiểm tra nhằm đảm bảo chúng khỏe mạnh, có thể cung cấp thịt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người.

Trước khi bị giết, con bò được lùa vào trong lò mổ và phòng sốc điện. Căn phòng này tách con vật với đồng loại của nó đang đứng bên ngoài. Chỉ vài giây sau khi con vật được đưa vào phòng sốc điện, người ta dùng thiết bị truyền điện phóng thẳng vào não của nó.

Đối với lợn, người ta có thể dùng khí carbon dioxide trong quá trình giết mổ. Việc sử dụng điện phóng thẳng vào não con vật sẽ khiến chúng bất tỉnh và không phải chịu đau đớn trước khi máu bắt đầu chảy.

Sau khi bị sốc điện và bất tỉnh, bò được treo lên móc. Vài giây sau đó, người ta dùng thiết bị chuyên dụng cắt vào động mạch của nó để “tháo máu”. Vì con vật đã bất tỉnh nên nó không hề cảm nhận được đau đớn trong quá trình này.

Sau quá trình giết mổ, thanh tra an toàn thực phẩm tiếp tục kiểm tra xem thịt của nó có phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của con người hay không. Nếu không phù hợp, số thịt này có thể được chế biến làm thức ăn động vật, chế phẩm y tế hoặc bị đem đi tiêu hủy.

Trong vòng hai tiếng sau khi con vật bị sốc điện, quá trình mổ thịt phải hoàn tất và các nhân viên phải đưa chúng vào tủ đông lạnh. Quá trình tiếp theo là tiêu diệt các mầm bệnh hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh bên trong thịt. Úc cùng Mỹ, Nhật, New Zealand là những thị trường xuất khẩu thịt bò lớn và có tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất thế giới.

Khủng hoảng xuất khẩu bò Úc

Các cảnh quay về giết mổ gia súc tàn bạo đã là khởi nguồn của nhiều cuộc khủng hoảng về xuất khẩu bò sống của Úc.

Từ năm 1991 đến năm 2000, chính phủ Úc đã đình chỉ việc xuất khẩu cừu và bò sống tới Arab Saudi sau khi điều kiện vận chuyển tồi tệ đã khiến cho hàng trăm con cừu và bò bị chết do nóng.

Vào năm 2006, Úc cũng ngừng xuất khẩu gia súc sang Ai Cập sau khi được xem một đoạn video dài 60 phút có cảnh gia súc bị tra tấn trước khi đem mổ....

Việc xuất khẩu bò vào Ai Cập được khôi phục trở lại vào năm 2010 sau khi Úc và Ai Cập đạt được thỏa thuận đảm bảo phúc lợi cho gia súc và hình thành một biên bản ghi nhớ chung, với mục tiêu giám sát chặt chẽ phúc lợi của gia súc từ các cơ quan chính phủ của cả Úc và Ai Cập. Trên cơ sở đó, Bộ Nông nghiệp Úc đã soạn thảo các quy định nghiêm ngặt hơn trong ESCAS và bắt đầu áp dụng từ giữa năm 2011.

Đến tháng 5/2013, ngành công nghiệp xuất khẩu gia súc sống của Úc lại ngừng giao thương với Ai Cập sau khi tổ chức bảo vệ động vật Animals Australia công bố những hình ảnh cho thấy số gia súc xuất khẩu đã bị ngược đãi tại hai cơ sở ở Ai Cập.

Việc xuất khẩu được khôi phục lại vào tháng 3/2014 khi hai nước thống nhất thực hiện ESCAS.

Vào cuối tháng 5/2011, dư luận Úc rất phẫn nộ khi chương trình Four Corners của ABC phát những hình ảnh cho thấy sự đối xử tàn nhẫn đối với súc vật tại các lò mổ ở Indonesia. Các con vật bị đánh đập, móc mắt và cắt xẻo trước khi bị hành quyết. Theo phân tích của của tổ chức hoạt động vì động vật của Úc – RSPCA, thậm chí một số con vật còn sống khi thân thể chúng bị mổ xẻ…
Bộ trưởng Nông nghiệp Úc khi đó đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gia súc sang Indonesia trong vòng sáu tháng cho đến khi Indonesia trang bị các thiết bị hỗ trợ giết mổ phù hợp nhằm chấm dứt tình trạng tra tấn động vật tại các lò mổ. Lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực từ ngày 7/6/2011 sau khi 2.000 gia súc không được phép xuất cảng ở bang Tây Úc...

Hôm 20/5/2015, báo Úc The Sydney Morning Herald đăng tải bức ảnh do Animals Australia cung cấp, khẳng định cảnh đập đầu bò bằng búa tạ diễn ra ở sân sau của một cơ sở thu mua bò Úc tại Việt Nam.

Bất chấp làn sóng phản đối từ cáo buộc giết mổ bò tại Việt Nam, Bộ trưởng Nông nghiệp Barnady Joyce cho biết sẽ không dừng việc buôn bán gia súc sang Việt Nam.

Phát biểu trên đài ABC News, Bộ trưởng Nông nghiệp Úc cho biết chính phủ đang điều tra lý do tại sao các lò mổ tư nhân này lại xuất hiện bò Úc. Ông khẳng định đây chỉ là những lò mổ nhỏ lẻ không được phía Úc công nhận và kiểm soát.

Lệnh cấm xuất khẩu bò sang Việt Nam

Tuy nhiên, ngày 10/6 vừa qua, truyền thông Úc là dậy sóng khi một cảnh quay cảnh giết mổ bò được thực hiện tại Việt Nam. Trước sức ép của truyền thông, ngày 13.6, Canberra đã đưa ra quyết định tạm ngưng xuất gia súc đối với Công ty Animex Hai Phong trong thời gian điều tra những cáo buộc được tổ chức bảo vệ động vật Animals Australia cung cấp nói rằng nhiều lò mổ ở Hải Phòng đã ngược đãi động vật, vi phạm tiêu chuẩn ESCAS.

Chính phủ Úc cũng đang tiến hành điều tra những cáo buộc cho rằng các lò giết mổ gia súc ở Việt Nam không đạt tiêu chuẩn và có những hành vi ngược đãi đối với động vật.

Úc xuất khẩu nhiều gia súc sống sang các nước. Kèm theo giấy phép xuất khẩu từ chính phủ Úc, lò giết mổ ở các nước phải đảm bảo tiêu chuẩn gọi là “phúc lợi của động vật” hay gọi là tiêu chuẩn ESCAS từ năm 2011. ESCAS yêu cầu các lò mổ phải đối xử “nhân đạo” đối với gia súc trước khi làm thịt và gia súc giết mổ phải có nguồn gốc rõ ràng.

Tuy nhiên, tổ chức bảo vệ động vật Animals Australia vừa qua đã trình Bộ Nông nghiệp Úc những bằng chứng cho thấy các lò mổ ở Việt Nam không đạt yêu cầu ESCAS để có thể nhập khẩu gia súc từ Úc, AP cho hay hôm 10.6.

Bộ Nông nghiệp Úc hôm qua đã bắt đầu cuộc điều tra về những cáo buộc từ Animals Australia đối với các lò mổ của Việt Nam, đồng thời cũng thông báo với giới chức Việt Nam về cuộc điều tra này, theo AP.

Úc cũng đang rà soát lại các lò mổ lớn áp dụng Hệ thống đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng xuất khẩu (ESCAS). Nếu lò mổ nào vi phạm ESCAS, họ sẽ bị đình chỉ nhập khẩu bò của Úc để giết thịt.

Trả lời báo chí, các cơ quan chức năng của Việt Nam khẳng định việc đối xử nhân đạo hay nói cách khác là đảm bảo phúc lợi cho động vật là một trong những tiêu chuẩn để hội nhập quốc tế. Việt Nam đã và đang quan tâm để thực hiện nội dung này, thậm chí hiện thực hóa trong văn bản, quy định của pháp luật. Sự việc báo chí Úc nêu thời gian gần đây chỉ là một vài trường hợp cá biệt đã gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tuân thủ nghiêm ngặt quy trình giết mổ theo chuẩn quốc tế.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website