Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đối thoại Doanh nghiệp Việt nam - Niu Di-lân

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Niu Di-lân của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, sáng 20/3/2015, tại Auckland, Thủ tướng và các thành viên chính thức của đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Đối thoại Doanh nghiệp Việt Nam –Niu Di-lân.

Phát biểu trước hơn 100 doanh nghiệp (DN) hàng đầu hai nước, Thủ tướng cho biết quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương giữa Việt Nam và Niu Di-lân đang phát triển tốt đẹp trong nhiều lĩnh vực, nhất là từ sau khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2009. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 300 triệu USD năm 2009 lên 800 triệu USD năm 2014 và có thể đạt mốc 1 tỷ USD trong năm 2015. Tại hội đàm chiều 19/3, hai Thủ tướng cũng đã nhất trí tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều vào năm 2020. Niu Di-lân hiện có 25 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 82 triệu USD, đứng thứ 43/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Hợp tác giáo dục cũng là một điểm sáng trong quan hệ hai nước với gần 2.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Niu Di-lân. Hai bên cũng nhất trí nâng con số này lên 3.000 trong thời gian tới. Riêng về lĩnh vực nông nghiệp, Thủ tướng cũng kêu gọi doanh nghiệp Niu Di-lân tăng cường hợp tác, đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam, đặc biệt là chuyển giao công nghệ, chế biến nông sản, phát triển các chuỗi giá trị nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh nông sản trên cơ sở cùng có lợi. “Tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Niu Di-lân còn rất lớn bởi nền kinh tế của hai nước có nhiều lợi thế bổ sung lẫn nhau. Tiến trình cải cách và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư Niu Di-lân.” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Đối thoại

Chính phủ Việt Nam ủng hộ và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Niu Di-lân đầu tư vào những lĩnh vực Niu Di-lân có thế mạnh như nông nghiệp, khai khoáng, viễn thông, giáo dục đào tạo và phát triển kết cấu hạ tầng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách và tái cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả ba khâu đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp tái cơ cấu; nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế thị trường; đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tiếp tục ưu tiên cao phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông và năng lượng.

Ngoài ra, Việt Nam đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng để mở rộng không gian cho phát triển đất nước với việc tích cực thực hiện các cam kết WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký; đồng thời đàm phán FTA với nhiều đối tác quan trọng.

Trả lời câu hỏi của doanh nghiệp Niu Di-lân về những rào cản liên quan đến thủ tục, giấy phép đầu tư, kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: Năm 2014, Việt Nam đã ban hành mới và sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng có tính cạnh tranh cao so với khu vực, đặc biệt là Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp, nhằm tạo môi trường ổn định, bình đẳng và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường hiệu quả của khâu thực thi, nỗ lực giảm mạnh thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính, phấn đấu trong năm 2015 các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6 và tối thiểu đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4 trong năm 2016.

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Simon Bridges, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Năng lượng Niu Di-lân nhận định rằng với các văn bản song phương đã được ký kết trong chuyến thăm lần này, trong đó có Nghị định thư sửa đổi Hiệp định vận chuyển hàng không và Thỏa thuận về An toàn thực phẩm và Kiểm dịch động, thực vật sẽ giúp giảm rào cản thương mại và tăng cường kết nối doanh nghiệp hai nước. “Việt Nam đang thay đổi mau lẹ và có một sự tương xứng, phù hợp tuyệt vời giữa những gì Niu Di-lân có thể cung cấp và Việt Nam có nhu cầu” – Bộ trưởng Simon Bridges cho biết trong thời gian tới, ông sẽ dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp lớn của Niu Di-lân sang Việt Nam tìm hiểu và thúc đẩy các cơ hội hợp tác, đầu tư kinh doanh.

Kết thúc đối thoại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp lãnh đạo Tập đoàn Air New Zealand, hãng hàng không đang dự định thiết lập đường bay thẳng giữa hai nước. Hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục và du lịch song phương đã tạo triển vọng cho việc sớm hình thành đường bay thẳng giữa hai nước.

Tiếp Chủ tịch Tập đoàn Fonterra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ hoạt động kinh doanh cũng như sự hợp tác giữa Fonterra và ngành sữa của Việt Nam; chăn nuôi bò sữa, cung cấp bò sữa giống cũng như sản xuất, chế biến sữa là lĩnh vực hai bên đều có tiềm năng, nhu cầu và có thể bổ trợ cho nhau.

* Với 16.000 du khách Niu Di-lân đến Việt Nam và 3.000 du khách Việt Nam đến Niu Di-lân trong năm 2014; 2.000 du học sinh Việt Nam đang theo học tại Niu Di-lân; kim ngạch thương mại đạt ngưỡng 1 tỷ USD trong năm 2015.

*Fonrerra là một tập đoàn mô hình hợp tác xã chuyên sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa với trên 10.000 hội viên là các chủ trang trại chăn nuôi bò sữa.

*Năm 2014, Việt Nam nhập khẩu 270 triệu USD sữa và các sản phẩm từ sữa của Niu Di-lân. Niu Di-lân có đàn bò lên tới 4 triệu bò sữa trong khi Việt Nam đàn bò sữa mới chỉ phát triển được trên 200.000 con.

 


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website