Bản tin Thị trường Úc tháng 12 năm 2015
Tình hình kinh tế, chính trị năm 2015 của Úc
Năm 2015 là một năm có biến cố lớn trên chính trường Úc khi Chính quyền của Thủ tướng Tony Abbott đã bị thay thế bởi nội các mới do Ông Malcolm Turnbull đứng đầu sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm.
Thủ tướng Malcolm Turnbull và cấp phó Julie Bishop sau đêm chiến thắng trong việc giành vị trí lãnh đạo.
Sau hai năm cầm quyền, mặc dù Chính quyền của cựu Thủ tướng Tony Abbott đã đạt được những thành tựu nhất định như tạo được 335 nghìn việc làm mới, khôi phục niềm tin kinh doanh và hoàn tất Hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc nhưng uy tín của Liên Đảng nói chung và cá nhân Thủ tướng Tony Abbott vẫn tiếp tục ở mức khá thấp. Sau 30 cuộc thăm dò liên tiếp Liên Đảng cầm quyền luôn luôn thua kém Công đảng đối lập. Bên cạnh đó do những bất đồng nội bộ cộng thêm việc thiếu dân chủ trong nội bộ Đảng nên những tin tức nội bộ đã rò rỉ ra bên ngoài và xuất hiện trên các phương tiện truyền thông càng làm cho nội bộ Đảng thêm phần bất ổn và chia rẽ.
Kết quả là Ông Malcolm Turnbull nắm lấy cơ hội, tranh thủ vận động người ủng hộ và chính thức đứng ra thách thức vị trí Thủ tướng và đã giành quyền lãnh đạo Đảng sau cuộc bỏ phiếu vào ngày 14/9.
Bà Julie Bishop vẫn tái cử chức Phó chủ tịch Đảng với 70% số phiếu ủng hộ và tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ mới của Thủ tướng Malcolm Turnbull, Ông Scott Morrison trở thành người đứng đầu Cơ quan Ngân khố thay cho Ông Joe Hockey, hôm 8/12 đã được bổ nhiệm làm Đại sứ Ốt-xtrây-li-a tại Hoa Kỳ. Nội các mới có 20 người trong đó 5 nữ Bộ trưởng, tức thêm 3 nữ Bộ trưởng so với nội các của cựu Thủ tướng Tony Abbott. Đây là một trong những ưu tiên trong chính sách lãnh đạo của Thủ tướng mới, muốn có nhiều hơn đại diện là nữ giới trong nội các, đáng chú ý có Bộ Trưởng Quốc phòng là Bà Marise Payne.
Sau khi được bầu, Ông Malcolm Turnbull tuyên bố sẽ tiếp tục nhiệm kỳ hiện tại chứ không tổ chức bầu cử sớm và sẽ giữ nguyên chính sách đối với biến đổi khí hậu và hôn nhân đồng giới của Chính phủ của Tony Abbott, v.v...
Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 11 tháng năm 2015
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 11 tháng năm 2015, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt 4,56 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt 2,71 tỷ USD, giảm 27,4%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt 1,85 tỷ USD, giảm 1,8% so với cùng kỳ. Việt Nam xuất siêu khoảng 860 triệu USD sang Úc.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc giảm chủ yếu là do dầu thô giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm tới 69,2% (giảm hơn 1,22 tỷ USD) và lần đầu tiên xuất khẩu dầu thô của Việt Nam chỉ đứng thứ hai trong các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Úc. Trong mấy năm gần đây, xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng ½ tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Úc, do vậy với kim ngạch dầu thô giảm mạnh sẽ kéo tổng kim ngạch xuất khẩu giảm. Nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng phi dầu thô vẫn tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2014, v.v...
Một số thay đổi chính sách của Úc trong năm 2015
Trong năm vừa qua, Chính phủ Úc đã đưa ra một số chương trình cải cách, thay đổi chính sách như:
Luật chống tránh thuế đa quốc gia/ Multinational Anti-Avoidance Law, nhằm ngăn chặn tình trạng các công ty đầu tư của nước ngoài, công ty đa quốc gia hoạt động trên lãnh thổ Úc tìm cách tránh nộp thuế. Luật này được coi là biện pháp nhắm vào 30 công ty đa quốc gia hàng đầu tìm cách lách luật, tránh nộp thuế. Ví dụ như hãng Apple có doanh thu năm đạt 6 tỷ AUD nhưng chỉ đóng thuế có 80 triệu AUD, các công ty James Hardie và Westfield Retail Trust không đóng thuế, hãng 21st Century Fox của tỷ phú Rupert Murdoch's chỉ nộp 1% tiền thuế, tập đoàn Casino Echo Entertainment nộp 5% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đánh giá của Mạng lưới Công bằng thuế/Tax Justice Network, một tổ chức quốc tế chuyên điều tra về việc tránh nộp thuế, thì có 1/3 các các công ty hàng đầu, có niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoáng Úc (ASX 200) trả mức thuế thấp hơn 10% so với Luật định về mức thuế doanh nghiệp hiện hành tại thời điểm tính toán (30%) và khoản thất thu thuế hàng năm của Úc lên tới 8,4 tỷ AUD.
Vào cuối tháng 8/2015, Chính phủ Úc đã đưa ra các quy định để đối phó tình trạng các công ty nước ngoài sử dụng thủ thuật giả vờ vay nợ tiền của chi nhánh ở nước khác với tỷ lệ lãi suất vay cao hơn bình thường nhằm tăng chi phí đầu vào giả tạo, tránh nộp thuế.
Sắp tới các hãng đa quốc gia như Apple, Microsoft, Google, Chevron sẽ phải công khai doanh thu, thuế đã nộp, thuế được miễn giảm và các khoản giảm trừ khác. Các công ty bị phát hiện có hành vi tránh thuế sẽ bị nêu tên công khai trên các phương tiện truyền thông.
Luật thuế sửa đổi/Tax Laws Amendment là sửa đổi Income Tax Rates Act 1986 đã được phê chuẩn vào ngày 22/6/2015. Theo Luật thuế sửa đổi thì thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm từ 30% xuống còn 28,5% áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ có doanh thu hàng năm dưới 2 triệu đô la. Ngoài ra, Chính phủ còn sửa đổi Luật thuế thu nhập/Income Tax Assessment Act 1997, được phê chuẩn vào ngày 26/8/2015, giảm trừ 5% thuế thu nhập cho những cá nhân là chủ doanh nghiệp nhỏ có doanh thu hàng năm dưới 2 triệu AUD hoặc cá nhân có vốn góp trong cá doanh nghiệp nhỏ hay còn gọi là các cơ sở sản xuất tự doanh.
Luật An toàn sinh học Vào tháng 16/6/2015 Luật An toàn sinh học/ Biosecurity Act 2015 đã được Toàn quyền liên bang Úc phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2016. Luật An toàn sinh học sẽ thay thế cho Luật Kiểm dịch/Quarantine Act 1908. Ngày bắt đầu có hiệu lực là một năm kể từ ngày Luật được phê chuẩn nhằm đảm bảo cho công tác chuẩn bị các văn bản dưới Luật, đảm bảo quá trình thay đổi từ quy định cũ sang mới diễn ra suôn sẻ, giúp các bên liên quan hiểu được quyền và nghĩa vụ theo Luật mới. Bộ Nông nghiệp Úc sẽ tiếp tục tham vấn nội bộ cũng như các bên liên quan, các đối tượng chịu tác động trực tiếp của Luật để xây dựng các văn bản dưới Luật và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan.
Sau gần 3 tháng lấy ý kiến đóng góp kể từ tháng 6/2015, dự thảo mới đã được cập nhật. Do tính chất quan trọng của văn bản này đối với các văn bản dưới Luật khác có liên quan nên thời gian lấy ý kiến đóng góp quy định này chỉ kéo dài đến hết tháng 9/2015. Quy định này khi được thông qua là cơ sở để Bộ Nông nghiệp Úc đưa ra các quy định cụ thể về kiểm dịch hàng hóa nhập khẩu trong đó có hàng rau quả như xoài, vải, nhãn, thanh long, v.v ...
Báo cáo thực phẩm nhập khẩu vi phạm tháng 11/2015
Trong tháng 11/2015, Việt Nam 4/24 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.
Kiểm tra nguy cơ từ thực phẩm nhập khẩu
Trong tháng 11/2015, Bộ Nông nghiệp Úc kiểm soát và xác định những lô hàng thực phẩm dưới đây có nguy cơ cao hoặc trung bình cho sức khỏe cộng đồng. Những lô hàng này sẽ không được phép bán tại Úc, đồng thời nhà nhập khẩu phải hủy hoặc tái xuất về nước xuất xứ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng Úc. Các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra 100% cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định. Việt Nam có 1/7 trường hợp vi phạm trong tháng 11/2015, v.v...
Chi tiết Bản tin xem tại đây: //dl.dropboxusercontent.com/u/5541112/newsletter/1512v/newsletter.html