Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

7 thách thức hàng đầu của nền kinh tế Thái Lan trong năm 2016

Năm 2016, nền kinh tế Thái Lan sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức bao gồm (i) sự phục hồi chậm của nền kinh tế; (ii) ngành hàng không gặp khó khăn do không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn hàng không của các tổ chức quốc tế; (iii) ngành đánh bắt cá bị EU áp dụng mức phạt đối với việc đánh bắt trái phép; (iv) dự trữ khí gas, dầu sụt giảm liên tiếp trong vòng một thập niên; (v) sản lượng nông nghiệp giảm sút do tình hình hạn hán; (vi) chương trình cải cách thuế giúp tăng mức độ cạnh tranh của nền kinh tế; (vii) hay lộ trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực.

Các chuyên gia kinh tế nhận định sự phục hồi của nền kinh tế Thái Lan trong năm 2016 sẽ diễn ra tương đối chậm, gián tiếp ảnh hưởng đến xuất khẩu, tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân. Mặc dù tốc độ phát triển của ngành du lịch vẫn tốt, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phục hồi của nền kinh tế.

Trước thời điểm năm mới 2016, rất nhiều dự đoán về tăng trưởng GDP, tăng trưởng kinh tế, và mức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đã được nhiều tổ chức đưa ra. Dự báo tăng trưởng GDP của năm 2016 ở mức 2,9%, giảm so với mức dự báo 3% trước đó. Tăng trưởng kinh tế dự báo ở mức 3,5%, giảm 0,2% so với mức dự báo trước đó. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng 2% trong năm 2016.

Trong năm 2016, ngành hàng không – lĩnh vực quan trọng đóng góp trực tiếp đến tăng trưởng du lịch – ngành công nghiệp quan trọng, cũng sẽ phải phải đối mặt với nhiều khó khăn đặc biệt là việc không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về an toàn hàng không của các tổ chức quốc tế như ICAO hay FAA. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết tình hình, tuy nhiên, tốc độ triển khai chậm các biện pháp đã dẫn đến việc vẫn tồn tại những khó khăn trên đối với ngành hàng không Thái Lan.

Việc áp dụng hình phạt của EU đối với ngành đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và tự do sẽ khiến xuất khẩu mặt hàng này sụt giảm. Ảnh hưởng trực tiếp về kinh tế ước chừng ở mức 200 triệu Bạt (5,5 triệu USD). Trong điều kiện kinh doanh ảm đảm như hiện nay, việc không áp dụng hình phạt của EU cũng đã khiến khối lượng xuất khẩu mặt hàng này sụt giảm khoảng 10% trong năm 2016. Chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-O-Chan đã xúc tiến nhiều biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trên.

Bên cạnh đó, dự trữ khí gas, dầu của Thái Lan tiếp tục sụt giảm trong năm 2016. Tính từ thời điểm cách đây 20 năm, việc khai phá dầu và khí gas mới chỉ được phát hiện tại Arthit và tại khu vực hợp tác giữa Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Bên cạnh đó, khu vực Dong Moon và Wassana, mặc dù được sử dụng để khai thác dầu và gas, tuy nhiên, sản lượng không đáng kể. Do tình hình chính trị bất ổn định nên nhiều dự án tìm kiếm khai phá dầu mới cũng đã bị trì hoãn kể từ năm 2007.

Khu vực khai thác khí gas Erawan và Arthit hiện lần lượt do Chevron (Thái Lan) và PTT khai thác. Hai đơn vị này cung cấp khoảng 70% lượng khí gas ra thị trường và sẽ hết hạn kinh doanh khai thác lần lượt vào năm 2022 và 2023. Khi gas hiện chiếm 65% tổng năng lượng tiêu dùng của Thái Lan.

Mặt khác, tình trạng hạn hán cũng được dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng nông nghiệp và gián tiếp đến xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2016. Trong năm 2015, tình hình hạn hán đã khiến sản lượng nông nghiệp sụt giảm khoảng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tượng El Nino là nguyên nhân khiến cho lượng nước dự trữ sụt giảm, không đám ứng được điều kiện gieo trồng. Mặc dù, điều kiện thời tiết trong năm 2016 được dự báo sẽ khả quan hơn cùng với các biện pháp của Chính phủ như kích thích nền kinh tế, đầu tư tăng vào khu vực nông nghiệp cũng như các dự án nông nghiệp của Chính phủ. Vì vậy, trong năm 2016, tăng trưởng về sản lượng nông nghiệp được dự báo ở mức 2,5-3,5%.

Chính phủ Thái Lan cũng ưu tiên cải cách thuế giúp tăng mức độ cạnh tranh của nền kinh tế trong năm 2016. Chương trình cải cách thuế của Chính phủ Thái Lan bao gồm việc điều chỉnh thuế thừa kế, cắt giảm thuế thu nhập cá nhân, thay đổi về trợ cấp thuế, thuế đất và xây dựng nhằm hướng đến mục tiêu giúp tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Cụ thể, thuế đất và xây dựng hiện đóng góp khoàng 1% tổng mức thu thuế của Chính phủ. Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tăng mức thu thuế đất và xây dựng nhằm cân đối doanh thu thuế. Ngoài ra, thuế thừa kế cũng nằm trong diện điều chỉnh ở mức 5% đối với tài sản thừa kế trên 100 triệu Bạt (2,7 triệu USD) đối với người thừa kế là con cháu hoặc 10% đối với người thừa kế có quan hệ khác. Đối với việc trao tặng, mức 5% được áp dụng đối với tài sản trên 20 triệu Bạt (554.000 USD) khi người được tặng là con cháu và được điều chỉnh ở mức 5% đối với tài sản trên 10 triệu Bạt (276.000 USD) khi người được tặng không phải là con cháu. Đối với thuế thu nhập cá nhân, mức độ điều chỉnh dự kiến sẽ được điều chỉnh từ mức cao nhất hiện nay 35% tại thời điểm đầu năm 2016. Mục tiêu của điều chỉnh này nhằm thu hẹp khoảng cách giữa mức thuế doanh nghiệp 20% nhằm hạn chế việc trốn thuế.

Không kém phần quan trọng, Chính phủ Thái Lan cũng quan tâm đến lộ trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực. Với dân số khoảng 625 triệu người với giá trị thị trưởng đạt 2,6 tỉ USD, khu vực ASEAN được đánh giá cao về tiềm năng phát triển trong thời hạn dài. Ưu tiên hàng đầu của Cộng đồng Kinh tế ASEAN là việc thúc đẩy giao thương hàng hóa giữa 10 quốc gia thành viên thông qua lộ trình giảm thuế lần lượt ở mức 99,2% đối với nhóm 6 nước gồm Ma-lai-xi-a, Bru-nê, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xing-ga-po tại thời điểm năm 2010 và ở mức 90,9% đối với nhóm 4 nước gồm Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, và Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2015. Thái Lan, ở vị trí trung tâm, có nhiều điều kiện phát triển kinh tế bằng việc tận dụng những lợi ích kinh tế do Cộng đồng AEC mang lại. 


Tin nổi bật

Liên kết website