Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nam Phi: Hợp tác và đấu tranh trong môi trường hội nhập

Từ năm 2000, Chính phủ Mỹ đã đề xuất và được Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật Cơ hội và Phát triển cho Châu Phi ( Africa Growth and Opportunity Act-AGOA) nhằm mục đích hỗ trợ phát triển chính trị-kinh tế-xã hội tại các nước châu Phi, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Mỹ và các nước châu Phi, và hỗ trợ thương mại và đầu tư của Mỹ tại các nước châu Phi.

Theo AGOA, 40 nước châu Phi được miễn thuế nhập khẩu vào Mỹ đối với 7 nghìn mặt hàng. Đổi lại, các nước châu Phi này phải thỏa mãn một số điều kiện của Mỹ trong đó có điều kiện “đạt được các tiến bộ liên tục trong việc loại bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư của Mỹ”. AGOA có hiệu lực 15 năm. Sau thời gian ưu đãi này, Mỹ sẽ xét lại việc cho hưởng ưu đãi tùy thuộc vào việc các nước được hưởng ưu đãi có thực hiện các điều kiện của Mỹ hay không.

Nam Phi, với nền kinh tế phát triển nhất châu Phi, có nhiều mặt hàng xuất khẩu nhất nên là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ AGOA, và cũng là nước có thị trường rộng lớn nhất đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Mỹ. Đồng thời với việc cho Nam Phi được hưởng các ưu đãi thương mại theo AGOA, Mỹ cũng đấu tranh để Nam Phi mở cửa thị trường cho thịt gà, thịt bò và thịt lợn xuất khẩu của Mỹ. Sức ép của Mỹ đối với Nam Phi tăng dần và đạt đến đỉnh điểm vào năm 2015, khi AGOA hết thời hạn hiệu lực vào ngày 30/09/2015, Mỹ đe dọa sẽ loại Nam Phi ra khỏi AGOA nếu Nam Phi không “đạt được các tiến bộ liên tục trong việc loại bỏ các rào cản đối với thương mại và đầu tư của Mỹ”.

Có AGOA, các sản phẩm xuất khẩu chính của Nam Phi (ô tô, hóa chất, rượu vang, quả có múi, dệt may, hạt măc-ca …) sẽ được tự do nhập khẩu vào Mỹ trong 10 năm nữa. Riêng trong xuất khẩu dệt may, Nam Phi dự tính sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu lên 4 tỷ USD, tạo ra thêm 500 nghìn việc làm. Không thế để mất AGOA, Nam Phi buộc phải nhượng bộ.

Từ năm 2000, Nam Phi bảo hộ thị trường thịt, áp thuế nhập khẩu 37 % và thuế chống bán phá giá 9,4 rand/kg thịt gà nhập từ Mỹ. Tháng 6/2015, Hiệp hội Gia cầm Nam Phi (SAPA) và Hội đồng Xuất khẩu Gia cầm và Trứng Mỹ (USAPEEC) đạt được thỏa thuận về việc Nam Phi dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với thịt gà nhập khẩu từ Mỹ với 1 hạn ngạch là 65 nghìn tấn/năm so với 110 nghìn tấn mà USAPEEC yêu cầu. Thỏa hiệp này sẽ gây thiệt hại 900 triệu rand/năm cho ngành nuôi gia cầm của Nam Phi, 6.500 người Nam Phi sẽ mất việc làm.

Nhưng ngay sau khi ký thỏa thuận dỡ bỏ thuế chống bán phá giá đối với thịt gà nhập khẩu từ Mỹ, Chính phủ Nam Phi ban hành quy định thịt gà Mỹ nhập khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch không nhiễm vi khuẩn “avian influenza”.

Tháng 11/2015 Cơ quan kiểm dịch 2 nước Mỹ và Nam Phi ký nghị định thư xác định các vùng có dịch cúm gia cầm. Thịt gà Mỹ từ các vùng không có dịch được nhập khẩu vào Nam Phi. Ngay lập tức sau đó chính phủ Nam Phi ban hành quy định thịt gà Mỹ nhập khẩu phải có thêm giấy chứng nhận kiểm dịch không nhiễm vi khuẩn “salmonella” là loại vi khuẩn thông thường, dễ dàng bị diệt khi nấu chín thịt gà. Chính phủ Mỹ tuyên bố thịt gà Mỹ được xuất khẩu đi 160 nước trên toàn thế giới và không có nước nào yêu cầu giấy chứng nhận kiểm dịch không nhiễm vi khuẩn “salmonella”. Chính phủ Mỹ cho rằng quy định này không có cơ sở khoa học và không phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới. 1 quan chức Mỹ hài hước: “Hay là ở Nam Phi người ta ăn thịt gà sống trong món sushi Nhật Bản?”.

Đối với thịt bò, Chính phủ Nam Phi cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ với lý do phòng chống sự lây lan của bệnh bò điên (Bovine Spongiform Encephalopathy-BSE). Tháng 8/2015 dưới sức ép của Mỹ, chính phủ Nam Phi bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Mỹ nhưng đồng thời ban hành quy định thịt bò nhập khẩu từ Mỹ phải được loại trừ nguồn gốc gia súc được đưa vào Mỹ từ Canada và Mexico là những nước có nguy cơ cao về bệnh bò điên. Các nhà xuất khẩu thịt bò Mỹ không thể thực hiện được việc này. Kết quả là thịt bò Mỹ vẫn không vào được thị trường Nam Phi.

Ngày 5/11/2015 Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Chính phủ và Quốc hội Mỹ cho rằng Nam Phi đã không dỡ bỏ các rào cản đối với sản phẩm gia cầm và thịt bò Mỹ và cho Nam Phi 1 thời hạn 60 ngày. Tháng 11-12/2015 là thời gian rất vất vả cho Bộ trưởng Công Thương Nam Phi Rob Davies. Nhiều cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài qua đêm. Nhưng đến ngày 5/1/2016, không có thỏa thuận quan trọng nào đạt được. Dư luận Nam Phi nín thở chờ đợi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố quyết định của Mỹ ngừng cho Nam Phi hưởng các ưu đãi thương mại theo đạo luật Cơ hội và Phát triển cho Châu Phi (AGOA).

Tuy nhiên, vào thời điểm kết thúc bài viết này, vẫn chưa có tuyên bố nào của cả Mỹ và Nam Phi. Dường như Nam Phi vẫn hé mở cho các nhượng bộ, và Mỹ vẫn chưa muốn mất Nam Phi, quốc gia có vai trò quan trọng nhất đối với lợi ích của Mỹ tại lục địa đen. Quá trình hợp tác và đấu tranh vẫn tiếp tục.


Tin nổi bật

Liên kết website