Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam đẩy mạnh đầu tư vào trí tuệ nhân tạo

Với tham vọng trở thành một trung tâm về trí tuệ nhân tạo (AI) của ASEAN vào năm 2030, chính phủ và nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang khởi động các chương trình thúc đẩy đầu tư cho công nghệ này.

Tại Diễn đàn Giáo dục và Triển lãm học đường 4.0 (EDU 4.0), nhiều người đã cảm thấy bất ngờ trước sự xuất hiện của một nhân vật hết sức đặc biệt. Đó là một robot tích hợp trí thông minh nhân tạo với tên gọi Trí Nhân, là kết quả nghiên cứu của một startup Việt Open Classroom Team. Ảnh: Vietnamnet

Chính phủ Việt Nam mới đây đã ban hành Chiến lược quốc gia về AI đến năm 2030, với mục tiêu từng bước đưa Việt Nam trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo và AI nằm trong Top 4 của khu vực ASEAN và trong Top 50 của thế giới. Chiến lược này nhằm mục đích xây dựng 10 thương hiệu AI có uy tín trong khu vực và phát triển ba trung tâm dữ liệu lớn và máy tính hiệu suất cao quốc gia.

Chiến lược chỉ ra rằng khu vực công sẽ là một ưu tiên. Chính quyền muốn sử dụng AI để nâng cao hiệu suất của khu vực này, đặc biệt là các dịch vụ công trực tuyến và quản lý nhà nước để giảm thời gian xử lý, chờ đợi, số lượng công chức và các chi phí khác; chiến lược cũng định hướng, thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng AI và khởi nghiệp về AI.

Doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt xu thế

Nhưng không phải đến khi ban hành Chiến lược AI, các doanh nghiệp Việt Nam mới phát triển lĩnh vực này. Trên thực tế, các tập đoàn công nghệ lớn trong nước và startup khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đang tăng tốc đầu tư và thực hiện những bước đi vững chắc trong nghiên cứu AI và ứng dụng trong nhiều mô hình kinh doanh mới.

FPT, công ty dịch vụ công nghệ thông tin nổi tiếng tại Việt Nam, gần đây đã công bố sẽ chi 300 tỷ đồng (13,16 triệu USD) cho nghiên cứu và phát triển AI trong năm năm tới. Doanh nghiệp này đã đầu tư cho những nghiên cứu liên quan từ năm 2013. Đến nay, nó đã hình thành được một hệ sinh thái đa dạng các sản phẩm, giải pháp và nền tảng giúp doanh nghiệp khác tối ưu hóa hoạt động và cải thiện hiệu suất, phục vụ hơn 14 triệu người dùng thiết bị đầu cuối.

Trong nỗ lực thực hiện mục tiêu trở thành đơn vị dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, VNPT, một doanh nghiệp viễn thông xuất phát từ nhà nước, đang đẩy mạnh phát triển những công nghệ AI liên quan đến thành phố thông minh và chính quyền điện tử. Bắt tay với các địa phương, VNPT đã triển khai trên 30 trung tâm điều hành và giám sát thông minh (IOC) ở các tỉnh/thành phố trên toàn quốc, trong đó nhiều trung tâm đã đưa vào vận hành.

Những tập đoàn công nghệ khác như Viettel, Vingroup… cũng đang mạnh tay bỏ tiền vào nghiên cứu và phát triển AI. Để nâng cao năng lực nghiên cứu, Viettel và Vingroup đã tiên phong đầu tư vào công nghệ siêu máy tính với khả năng thực hiện trên 20 triệu tỉ phép tính/giây nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp trong tính toán.

Trong khi Vingroup hướng vào các công nghệ ứng dụng AI trong chăm sóc sức khỏe, ô tô thông minh và xe tự lái, Viettel đặt trọng tâm đầu tư vào các công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, chuyển đổi giọng nói, chữ viết tiếng Việt với độ chính xác cao.

Cũng như FPT, Viettel đã phát triển các hệ thống AI của mình từ giai đoạn sớm những năm 2015. Với việc đưa ra nền tảng Viettel AI Open Platform vào vận hành, Viettel đang cung cấp một loạt công cụ giúp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tích hợp, thông minh hóa các ứng dụng của mình. Đến nay đã có hơn 70.000 cá nhân và tổ chức đăng ký sử dụng nền tảng này. Tập đoàn quân đội này cũng phát triển thành công một loạt công nghệ ứng dụng AI trong việc định danh, bảo mật và giám sát an minh.

Nhưng không chỉ các tập đoàn lớn chạy đua AI, nhiều startup Việt hoặc có người Việt Nam sáng lập cũng theo đuổi lĩnh vực này. Một số đã ghi dấu ở thị trường quốc tế như ELSA Speak hay Harrison-AI. Dù giảm mạnh so với năm trước đó do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, số vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt Nam trong năm ngoái vẫn đạt hơn 451 triệu USD, theo Báo cáo đổi mới sáng tạo và đầu tư công nghệ Việt Nam 2020. Không ít các startup Việt nói rằng họ đã triển khai hoặc tính đến chuyện triển khai AI trong các sản phẩm của mình trong tương lai.

Các chuyên gia trong ngành giải thích thời gian qua, AI đã trở thành một công cụ hiệu quả để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp công nghệ không theo kịp công nghệ thay đổi nhanh chóng, họ có nguy cơ trở nên lạc hậu trong tương lai. Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gần như không có động lực để triển khai AI trong các nghiệp vụ thường ngày của mình, vì chi phí lao động hiện đang quá rẻ so với chi phí ban đầu để triển khai công nghệ.

Bài toán thách thức về nhân lực

Trong cuộc đua AI, nhân lực là con át chủ bài. Không chỉ các công ty Việt Nam tranh giành những kỹ sư, nghiên cứu viên AI người Việt tốt nhất, mà cả các tập đoàn quốc tế và những công ty hàng đầu thế giới làm về AI cũng muốn tận dụng lực lượng tinh hoa này. Sự tham gia của các công ty này là một dấu hiệu tốt. Nó đã tạo ra một động lực, thu hút được các chuyên gia, kỹ sư AI của Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới. Các hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài được tổ chức thường xuyên đang giúp hình thành dần các cộng đồng AI trong nước.

Cuộc chiến nhân tài đã hút lượng đáng kể nguồn nhân lực AI còn mỏng của Việt Nam, trong khi việc đào tạo nhân lực ngành AI chuyên nghiệp vẫn còn yếu và thiếu. Dù các trường đại học đang tăng tốc, thậm chí ký được thỏa thuận hợp tác với những đối tác công nghệ lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc,…. để mở ra các trung tâm nghiên cứu AI quốc tế tại Việt Nam, thì tốc độ và chất lượng đào tạo cũng được đánh giá là “khó theo kịp nhu cầu” vì số lượng trường đại học thực sự đào tạo tốt ngành này chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ngay cả đào tạo nhân lực công nghệ thông tin, vốn được coi là “vòng ngoài” cho việc phát triển và ứng dụng các công nghệ số mới, cũng đang thiếu hụt khoảng 100.000 – 200.000 người mỗi năm. Theo báo cáo của Nexus FrontierTech năm 2019, nguồn nhân lực AI của Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng 1/10 nhu cầu thị trường.

Nhưng nhu cầu nhân lực AI không chỉ cần những “tinh hoa” về công nghệ, mà còn đòi hỏi cả “phổ thông” – tức những người có khả năng ứng dụng AI trong ngành nghề của mình và có những kỹ năng hợp tác với AI một cách hiệu quả. Trong một tọa đàm AI cuối năm 2020, GS. Hồ Tú Bảo, chuyên gia nghiên cứu và tư vấn về triển khai AI tại Việt Nam, nhận định rằng trên thực tế, số lượng nhân lực để hiểu thuật toán và tạo ra các công cụ AI chỉ chiếm 2-3%, trong khi phần lớn 70-80% là những người dùng công cụ đó để áp dụng trong các lĩnh vực chuyên môn (tài chính, bảo hiểm, y tế, thông tin, sản xuất, chế tạo, bán lẻ, dịch vụ…).

Vì vậy, để phát triển AI, trước tiên Việt Nam phải có bước đi phù hợp trong đào tạo nguồn nhân lực cả bề rộng và chiều sâu. Câu chuyện đào tạo đòi hỏi sự hợp tác của Bộ GD&ĐT, Bộ KH&CN, Bộ TT&TT và Bộ LĐTB&XH dưới sự điều hành của Nhà nước và Chiến lược AI. Theo nhiều chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu nhân lực AI khổng lồ trong vòng 10 năm tiếp theo, Việt Nam cần dành khoản đầu tư lớn để triển khai đồng thời nhiều cách tiếp cận rộng rãi, bao gồm cả đào tạo chính quy, kết hợp đào tạo doanh nghiệp – viện trường, đào tạo trong cộng động và giáo dục trực tuyến mở đại trà (MOOCs)

Thúc đẩy văn hóa chia sẻ trong AI

Một trở ngại quan trọng mà Việt Nam cần vượt qua là xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán. AI là một lĩnh vực dựa trên dữ liệu, nên nếu không có dữ liệu tốt và cập nhật thường xuyên, chúng ta sẽ lâm vào ngõ cụt. Trong khi đó, hạ tầng tính toán là “cỗ máy” để AI chạy cũng rất quan trọng, bởi khi tốc độ phát triển và áp dụng AI ngày càng tăng thì khối lượng tính toán và tài nguyên cho tính toán cũng phải tăng tương ứng.

Hạ tầng dữ liệu và tính toán của Việt Nam mới đang ở mức sơ khởi. Việt Nam chưa có nhiều bộ dữ liệu chất lượng tốt; các dữ liệu thường bị phân mảng, ít liên thông và hạn chế về quyền truy cập. Nói đến Chiến lược AI, Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy khẳng định rằng để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, Việt Nam cần nhanh chóng hình thành văn hóa chia sẻ dữ liệu và tiếp cận mở.

Nỗ lực thúc đẩy chia sẻ và tập trung dữ liệu của Chính phủ Việt Nam đã được thể hiện qua việc khởi động Cổng dữ liệu quốc gia (data.mwld.net) chia sẻ dữ liệu bộ ngành, địa phương; cũng như thiết lập Hệ tri thức Việt số hóa để thu thập nguồn dữ liệu từ cộng đồng, dán nhãn và tiền xử lý những dữ liệu đó nhằm ứng dụng cho trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, để AI được nghiên cứu và áp dụng phổ biến hơn, văn hóa chia sẻ, kết nối và mở cửa cần lan tỏa đến cả khu vực doanh nghiệp. Vingroup đang tiên phong khi mở bộ dữ liệu 18.000 ảnh X-quang được thu thập và gán nhãn bởi các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh uy tín. Ngay sau đó, họ mở mã nguồn cho phần mềm gán nhãn để các nhóm nghiên cứu hoặc công ty khởi nghiệp có thể nhanh chóng phát triển bài toán riêng của mình về AI trong y tế. Theo các cộng đồng phát triển công nghệ, những thiện chí chia sẻ dữ liệu như vậy rất quý giá và nên tăng cường trên nhiều lĩnh vực hơn.


Nguồn:Khoa học và Phát triển Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website