Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển công nghiệp quốc gia vai trò các viện nghiên cứu (Kỳ 2)

Nói về các Viện tại Việt Nam, giống như tất cả các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc trước đây, hệ thống viện ở Việt Nam được thành lập và xây dựng rất bài bản.

>>>Phát triển công nghiệp quốc gia và vai trò của các viện nghiên cứu (Bài 1)

Tuy nhiên, vai trò của các Viện trong việc tự chủ hoặc phối kết hợp với các doanh nghiệp để có nhiều nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế thực hiện nhiệm vụ đổi mới sáng tạo,theo kịp xu hướng công nghệ tiên tiến của thế giới vẫn còn nhiều rào cản. 

Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tham khảo kinh nghiệm các nước, nhất là các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… để các Viện sớm phát huy sứ mệnh trong cuộc đua công nghệ, thực hiện mục tiêu biến Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2030 và trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại vào năm 2045.

Về lĩnh vực nghiên cứu cơ bản có Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam, đây là Viện chuyên về nghiên cứu cơ bản, trực thuộc chính phủ, cấp hành chính tương đương một bộ. Tại mỗi bộ, lại có nhiều viện nghiên cứu ứng dụng cấp nhà nước trực thuộc Bộ để phục vụ cho hướng nghiên cứu của từng bộ, ngoài ra, còn có các viện trực thuộc tập đoàn, tổng công ty nhằm phục vụ cho cho nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của tập đoàn, tổng công ty. 

rong giai đoạn đầu của thời kỳ xã hội chủ nghĩa, các viện hoạt động theo đơn hàng của chính phủ, bộ, ngành để nghiên cứu làm chủ những vấn đề khoa học công nghệ (KHCN) cần thiết của các bộ ngành và đã có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp công nghiệp hóa của đất nước. 

Các viện như Viện Nghiên cứu Cơ khí đã thiết kế và giúp các nhà máy chế tạo thành công các nhà máy chế biến mía đường, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các loại máy kéo, máy chế biến chè, động cơ diezen, xăng cho máy nông nghiệp, động cơ thủy cho tàu thuyền nhỏ…, 

Viện KHCN Mỏ và Viện Cơ khí Năng lượng mỏ đã thiết kế rất nhiều các thiết bị, hệ thống thiết bị, hệ thống cảnh báo, giám sát phục vụ cho khai thác than…

Hoặc các Viện vũ khí đã bước đầu thiết kế thành công nhiều loại vũ khí cho bộ binh, chế tạo thử nghiệm một số loại tên lửa.

Khi Việt Nam chuyển sang hoạt động theo nền kinh tế thị trường, các viện chuyển dần sang mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự trang trải kinh phí với các mức độ tự chủ khác nhau, từ phụ thuộc hoàn toàn vào nhà nước cho đến tự chủ hoàn toàn.

Tính tới thời điểm hiện tại, có 11 Viện nghiên cứu trực thuộc sự quản lý của Bộ, có 02 Viện nghiên cứu thuộc Bộ đã thực hiện cổ phần hóa mà Nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối. 

Chức năng nhiệm vụ chính của các Viện có thể kể ra như sau: Nghiên cứu, tư vấn cho Bộ về công tác quản lý ngành; Xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng KH&CN trong các lĩnh vực theo chuyên ngành; Cung cấp hoạt động tư vấn, thiết kế và dịch vụ KH&CN như một công ty tư vấn, thiết kế chuyên ngành; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN nhằm tiếp thu công nghệ mới, liên kết với đối tác nước ngoài trong hoạt đông nghiên cứu khoa học hoặc sản xuất kinh doanh; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực KH&CN; Chế tạo, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, thiết bị và làm tổng thầu EPCM, EPC.

Trở lại với 4 mô hình hoạt động của các Viện tại nước ngoài như phân tích ở trên Mô hình thứ nhất thích hợp cho nghiên cứu công nghệ nền và kế hoạch dài hơi,chi phí cho hoạt động của viện khá là lớn, dễ nảy sinh sự ỷ lại vào Nhà nước, Mô hình này giống như hoạt động của các Viện tại Việt Nam với kinh phí 100% được Nhà nước cấp và tỏ ra không phát huy hiệu quả trong điều kiện nước ta hiện nay.

Mô hình thứ nhất Viện chuyển sang hình thức công ty cổ phần mà nhà nước không chi phối hoạt động, một vài viện như Viện Công nghiệp nhẹ và Viện Thiết kế Công nghiệp Thực phẩm INFISCO, Viện Thiết kế công trình cơ khí THIKECO, Viện Thiết kế kỹ thuật và Thiết bị điện, Viện Cơ khí Thủy sản… Sau cổ phần hóa, hầu hết các viện không còn hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật mà kinh doanh mọi ngành nghề nhằm kiếm lợi nhuận, đa phần là sử dụng khuôn viên, trụ sở của mình kinh doanh bất động sản, các kỹ sư và chuyên gia về lĩnh vực này cũng bỏ nghề và tan rã. 

Kết cục là sau một thời gian ngắn cổ phần hóa, nhiều viện đã không còn hoạt động về KHCN, tư vấn, thiết kế, Việt Nam bị mất nguồn lực kỹ sư tư vấn thiết kế giỏi trong những lĩnh vực này, các dịch vụ kỹ thuật, máy móc, thiết bị, các công trình trong lĩnh vực này đã rơi một phần lớn vào tay nhà thầu nước ngoài.

Mô hình thứ hai giống với mô hình các Viện đang hoạt động tại Việt Nam: tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm hoặc đảm bảo một phần chi thường xuyên, chi đầu tư. 

Mô hình thứ ba các Viện chuyển thành công ty cổ phần, nhà nước vẫn có quyền chi phối hoạt động như IMI, Viện Dệt may.

Ở hai mô hình này có một số Viện hoạt động tương đối hiệu quả như Viện Nghiên cứu Cơ khí đã làm tốt công tác tư vấn cho Bộ trong định hướng phát triển một số lĩnh vực cơ khí, xây dựng chiến lược, qui hoạch, ngoài ra, còn nghiên cứu làm chủ một số công nghệ thiết kế trong lĩnh vực thủy điện, nhiệt điện, bô xít, chế tạo, tự động hóa, công nghiệp ô tô, xe máy. 

Việc làm chủ các công nghệ tính toán, thiết kế đã giúp các doanh nghiệp cơ khí trong nước chế tạo, cung cấp thiết bị, làm tổng thầu nhiều dự án trong các lĩnh vực thủy điện, chế tạo giàn khoan khai thác dầu, nhiệt điện, bô xít, thiết kế, chế tạo Jig hàn cho Vinfast… Hay như Viện Khoa học công nghệ Mỏ, Viện Cơ khí Năng lượng mỏ đã thiết kế, chế tạo được nhiều thiết bị, nhiều hệ thống tự động hóa, giám sát an toàn cho hoạt động khai thác hầm lò, Viện IMI thành công trong việc thiết kế, chế tạo thiết bị phục vụ ngành xây dựng… 

Những đóng góp kể trên của các Viện không những đã giúp chúng ta chủ động trong quá trình đầu tư mà còn làm giảm đáng kể giá thành đầu tư, đem lại lợi ích trực tiếp, gián tiếp đáng kể cho đất nước.

Những thành công này có được ngoài nỗ lực của bản thân các viện còn nguyên nhân quan trọng là định hướng của Chính phủ, Bộ, ngành, nếu không có định hướng của Chính phủ về nội địa hóa, nếu không có các đề tài nghiên cứu làm chủ khoa học công nghệ do Bộ KHCN và Vụ KHCN, Nạp Tiền 188bet hỗ trợ thì chắc các Viện sẽ rất khó khăn để có được những thành công kể trên.

Mặc dù có được một số thành công kể trên, nhưng có thể nói các Viện chưa thực sự là điểm tựa, là đòn bảy để phát triển các ngành công nghiệp đất nước như kỳ vọng? Một số nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan được kể ra như sau:

Chủ quan, các Viện trong chừng mực nào đó còn ỷ lại vào nguồn kinh phí Nhà nước cấp, chưa gắn được các hoạt động của mình với hoạt động của doanh nghiệp, chưa làm chủ những công nghệ mà thị trường cần. Nhiều viện chỉ nhìn lợi ích ngắn hạn như kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, cho thuê  trụ sở để kiếm sống mà không hoạt động bằng ngành nghề của mình.

Nguyên nhân khách quan đầu tiên là các Viện không có thị trường, Nhà nước lại không có, chiến lược, định hướng, tạo lập và bảo hộ thị trường đủ mạnh, các chủ đầu tư không tin tưởng kết quả nghiên cứu của các Viện nên đi nhập công nghệ của nước ngoài. Việc nghiên cứu làm chủ công nghệ đòi hỏi thời gian, công sức và kinh phí nếu không có định hướng thị trường tốt, không có bảo hộ thị trường của Nhà nước thì các Viện rất khó nếu không nói là không thể đưa được nghiên cứu của mình vào ứng dụng thực tế. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt mà tôi nghĩ chúng ta phải khắc phục càng sớm càng tốt.

Để khắc phục hạn chế này, chúng ta cần xây dựng đượcchiến lược phát triển của các bộ ngành trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổng thể của Quốc gia. Với những bộ, ngành có nhu cầu phát triển lớn, có đầu tư lớn cần xây dựng lộ trình nội địa hóa với sự tham gia của các bộ ngành liên quan. Như vậy, sẽ tránh được việc chúng ta phải phụ thuộc nước ngoài trong quá trình đầu tư, tránh được việc phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, thuê dịch vụ nước ngoài với giá thành caomà các Viện, các doanh nghiệp trong nước lại không có việc làm.

Ví dụ, chiến lược xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc, đường tàu điện ngầm tại các đô thị là chiến lược dài hơi của quốc gia, có giá trị đầu tư lớn. Nếu lệ thuộc vào nhà thầu nước ngoài thì không những ta chịu giá đắt mà còn bị lệ thuộc trong quá trình đầu tư. Nếu muốn nhận chuyển giao công nghệ thì cần lồng ghép, đàm phán với đối tác trong quá trình đầu tư hoặc trước đầu tư, cần chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân lực, tóm lại là cần có lộ trình đầu tư hệ thống đường sắt cao tốc gắn với lộ trình nội địa hóa một cách cụ thể. 

Theo thống kê, chi phí đầu tư xây dựng một km đường sắt cao tốc tại một số nước dao động trong khoảng 17 đến 25 triệu USD bao gồm cả cầu cạn và đường hầm xuyên núi, nhưng tất cả các nhà thầu đang chào giá cho chúng ta cao hơn nhiều so với giá nói trên. Như vậy, nếu chúng ta làm chủ được công nghệ, nội địa hóa được một phần thiết bị, làm chủ được việc quản lý dự án, giá thành đầu tư sẽ hợp lý hơn nhiều. Việc này nếu không có sự chỉ đạo cụ thể của Chính phủ từng bộ, ngành đơn lẻ không thể thực hiện được.

Từ việc phân tích các mô hình hoạt động của các Viện tại một số nước, từ việc tổng kết hoạt động của các Viện nghiên cứu phát triển tại Nạp Tiền 188bet , phân tích lại những nguyên nhân đem đến thành công cũng như thất bại trong các mô hình đang được áp dụng tại các Viện, tác giả có một số đề xuất sau:

Thứ nhất, về mô hình hoạt động nên áp dụng mô hình hoạt động“Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư” nêu trong Nghị định 60/2021/NĐ-CP.Tuy nhiên, cần thay đổi quan điểm đang tồn tại trong các nhà  quản lý “các Viện hoạt động theo cơ chế thị trường nên không cần có bảo hộ của Nhà nước” bằng quan điểm “Nhà nước định hướng, tạo lập, bảo hộ THỊ TRƯỜNG có thời hạn và có điều kiện cho các Viện nhằm phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội Quốc gia”.

Thứ hai,các Viện, cần chủ động xây dựng hoặc điều chỉnh định hướng, chiến lược phát triển của từng viện gắn liền với các chương trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia, đáp ứng nhu cầu thị trường. Các Viện cũng cần chủ động nghiên cứu chiến lược, qui hoạch phát triển của Quốc gia, của ngành đề xuất Chính phủ, bộ ban hành những cơ chế, chính sách về làm chủ công nghệ, tạo lập, phát triển, bảo vệ thị trường thích hợp.

Về phía quản lý Nhà nước, căn cứ trên định hướng của Đảng và Chính phủ, đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng chiến lược, qui hoạch phát triển tổng thể có lồng ghép chương trình nội địa hóa thích hợp tại các bộ, ngành để các Viện có định hướng nghiên cứu xây dựng chiến lược cho riêng mình.


Nguồn:Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website