Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử còn nhiều dư địa phát triển
Quy mô thị trường ngành điện tử của Việt Nam không chỉ giới hạn ở trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới, do đó, Việt Nam có cơ hội rất lớn để phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành này.
Theo thống kê của Cục Công nghiệp, Nạp Tiền 188bet , tăng trưởng của mặt hàng điện thoại và linh kiện có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước. Nếu như năm 2010, xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam mới chỉ chiếm 3,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đến năm 2016 chiếm tới 19,5%, gấp 6 lần tỷ trọng của năm 2010 và luôn duy trì mức trên dưới 20% từ đó đến nay.
Thị trường xuất khẩu các mặt hàng điện tử của Việt Nam cũng liên tục được mở rộng, hiện Việt Nam đã xuất khẩu điện thoại sang 50 thị trường trên thế giới, trong đó có các thị trường hàng đầu, như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, UAE, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ, ASEAN…).
Đặc biệt, với sự xuất hiện của các tập đoàn toàn cầu hoạt động trong lĩnh vực điện tử, điện thoại như: LG, Samsung… Đồng thời, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ngành sản xuất điện tử, điện thoại có nhiều cơ hội đón làn sóng đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn dịch chuyển sang Việt Nam. Đây cũng chính là cơ hội tốt để doanh nghiệp trong nước tham gia cung ứng linh, phụ kiện cho các tập đoàn toàn cầu.
Theo Cục Công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử là ngành công nghiệp tuy còn non trẻ nhưng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong giai đoạn vừa qua. Các doanh nghiệp điện tử hoạt động tại Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và FDI) đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm điện tử thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, ti vi, máy giặt, điện thoại, máy in…. Các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước đa dạng về chủng loại, màu sắc, mẫu mã, có chất lượng tốt, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và đã xuất khẩu đi một số nước trên thế giới. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các quy định về giãn cách xã hội tại nhiều quốc gia đã khiến nhu cầu sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện làm việc online, trực tuyến của người tiêu dùng tại nhiều quốc gia tăng mạnh, cùng với đó là sự dịch chuyển chuỗi giá trị của một số hãng điện tử lớn trên thế giới, trong giai đoạn từ cuối năm 2020 đến nửa đầu năm 2022, các doanh nghiệp điện tử trong nước cũng đã tiếp cận được nhiều đơn hàng mới.
Thời gian qua, phát triển công nghiệp ngành điện tử đã được nhà nước và các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn và đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài và mong muốn của các nhà quản lý. Vì các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang gặp rất nhiều khó khăn từ việc tìm mặt bằng sản xuất đến vay vốn ngân hàng với lãi suất phù hợp hay tiếp cận các chương trình ưu đãi của chính phủ.
Bên cạnh đó, Việt Nam thiếu các trung tâm, viện nghiên cứu đầu ngành để trợ giúp kỹ thuật công nghệ cho các doanh nghiệp, thực hiện thử nghiệm sản phẩm. Hơn nữa, doanh nghiệp điện tử muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì phải có thực lực, trước hết là công nghệ. Có công nghệ mới có khả năng tạo ra được sản phẩm phù hợp với yêu cầu trong chuỗi. Bên cạnh đó, phải có biện pháp quản lý công nghệ để kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt, ổn định và tạo ra sản phẩm có chi phí giá thành phù hợp.
Thực tế, các doanh nghiệp không đủ sức tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia. Cụ thể, để tham gia cung ứng linh kiện, bản mạch..., cần đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, vì thế nếu không được đảm bảo đầu ra, doanh nghiệp chắc chắn sẽ rơi vào khó khăn. Để làm được điều này phải có sự quan tâm, chỉ đạo của nhà nước.
Nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam phải đáp ứng được 3 điều kiện là chất lượng, giao hàng đúng hẹn và giá cả hợp lý. Có như vậy, các doanh nghiệp điện tử Việt Nam mới có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn có thương hiệu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam và tiến tới tham gia chuỗi giá trị ngành điện tử toàn cầu…