Xác định tổng tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật trên phạm vi cả nước
Theo đó, quy hoạch phát triển điện gió quốc gia là Đề án quy hoạch nhằm xác định tổng tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật trên phạm vi cả nước, phân bố tiềm năng gió theo các vùng hoặc tỉnh trong từng giai đoạn đầu tư xây dựng đến năm 2020, có xét đến năm 2030.
Quy hoạch phát triển điện gió quốc gia bao gồm những nội dung: (1) Tổng quan về tình hình phát triển điện gió trên thế giới và Việt Nam; hiện trạng khai thác, cung ứng và sử dụng; xu hướng phát triển; biện pháp và chính sách hỗ trợ phát triển; thực trạng phát triển điện gió ở Việt Nam và các nghiên cứu về tiềm năng điện gió hiện có ở Việt Nam; (2) đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của Việt Nam: Hiện trạng và định hướng phát triển đến năm 2020, có xét đến năm 2030; (3) hiện trạng và quy hoạch phát triển lưới điện Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2030; (4) xác định tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật, khả năng khai thác nguồn năng lượng gió của Việt Nam; (5) danh mục vùng tiềm năng điện gió lý thuyết và kỹ thuật; (6) chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế và tài chính cho phát triển điện gió; (7) đánh giá tác động môi trường trong hoạt động điện gió; (8) các giải pháp và cơ chế chính sách...
Tổng cục Năng lượng thuộc Nạp Tiền 188bet
là đơn vị được giao chịu trách nhiệm thẩm định Đề án quy hoạch với thời hạn đặt ra là trong vòng ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bên cạnh đó, Thông tư số 06/2013/TT-BCT cũng quy định đối với trường hợp cần thiết, Tổng cục Năng lượng có thể thuê tư vấn thẩm định, tư vấn phản biện nhằm phục vụ công tác thẩm định Đề án.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2013.
Chi tiết Thông tư xem tại đây.