Đảm bảo phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội là một trong những mục tiêu của hoạt động rà soát văn bản
Theo quy định của Nghị định này, mục đích của việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật là nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phất triển kinh tế-xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội.
Nội dung, trình tự, thủ tục, xử lý kết quả rà soát văn bản phải dựa vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội này được xác định căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; kết quả điều tra, khảo sát và thông tin về thực tiễn liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản được rà soát. Bên cạnh đó, rà soát văn bản còn phải dựa vào căn cứ pháp lý. Cụ thể là những văn bản được ban hành sau, có quy định liên quan đến quy định của văn bản rà soát, bao gồm những văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản được rà soát; văn bản của chính cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát; văn bản của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cùng cấp với cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản được rà soát.
Nghị định số 16/2013/NĐ-CP cũng chỉ rõ, văn bản sau khi được rà soát sẽ được xử lý theo 05 hình thức ,bao gồm: đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản được áp dụng; bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản; thay thế văn bản; sửa đổi, bổ sung văn bản và ban hành văn bản mới.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 và bãi bỏ Điều 62 Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05/03/2009 và Điều 12 Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 09 năm 2006.
Chi tiết Nghị định xem tại đây.