Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giao động 20% mức tiền phạt với mỗi tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ

Ngày 05 tháng 02 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2013/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 66/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 09 năm 2012 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.

Theo đó, đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, khi phạt tiền, mức tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung, được xác định bằng trung bình giữa mức tối đa và tối thiểu của khung hình phạt đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì ứng với mỗi tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đó, mức tiền phạt được giảm hoặc tăng 20% so với mức trung bình nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu và không được cao hơn mức tối đa của khung hình phạt.

Khi xác định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng thì xem xét giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc có một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng. Sau khi giảm trừ, nếu còn tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng thì áp dụng tăng hoặc giảm mức phạt.

Về xác định tiền bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, Bộ Tài chính cũng hướng dẫn cụ thể: Đối với tổ chức bị xử phạt do có hành vi vi phạm quy định về mua sắm tài sản Nhà nước, số tiền bồi thường được xác định tương ứng với giá trị tài sản mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức; đối với tổ chức bị xử phạt do có hành vi lấn chiếm trụ sở làm việc hoặc chiếm đoạt trái phép tài sản Nhà nước thì số tiền bồi thường xác định tương ứng với số tiền thuê tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn, công năng tương đương trên thị trường...

Bên cạnh đó, Thông tư số 14/2013/TT-BTC đã có các quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi được đặt ra theo Nghị định số 66/2012/NĐ-CP như: Việc mua sắm tài sản nhà nước; thuê tài sản; bố trí, sử dụng tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức; bố trí, sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích; cho mượn tài sản nhà nước không đúng quy định; lấn chiếm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; chiếm đoạt trái phép tài sản nhà nước,v.v...

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 03 năm 2013.

Chi tiết Thông tư xem tại đây.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website