Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tận dụng EVFTA kết nối doanh nghiệp thời trang Việt Nam – Hà Lan

Ngày 24/11/2020 đã diễn ra Hội nghị giao thương trực tuyến cơ hội kinh doanh sản sản phẩm thời trang Việt Nam – Hà Lan từ EVFTA 2020.

Sự kiện do Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) phối hợp với Vụ Thị trường Châu Âu – Châu Mỹ (Bộ Công Thương), Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan và Hiệp hội Dệt may, Thảm, Rèm cửa, Thời trang và Đồ nội thất dệt may Hà Lan (MODINT) tổ chức.

Nhiều cơ hội hợp tác

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục XTTM thông tin, với việc tham gia 3 FTA thế hệ mới gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), các lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Việt Nam, trong đó có ngành thời trang đang đón đầu những triển vọng phát triển mới. 
 
Dẫn số liệu thực tế, ông Lê Hoàng Tài cho biết, kể từ khi EVFTA có hiệu lực (từ ngày 1/8/2020), hoạt động thương mại quốc tế của hàng thời trang Việt Nam với thị trường EU đã có nhiều tín hiệu tích cực. Nhiều doanh nghiệp trong ngành thời trang Việt Nam đang cơ cấu lại bộ máy, sẵn sàng cơ sở hạ tầng nhà xưởng, nguồn nguyên liệu để đáp ứng tốt các cam kết của hiệp định, đồng thời tăng cường đầu tư máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, phục vụ tốt hơn cho thị trường EU.
“Hà Lan đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Châu Âu với kim ngạch thương mại tăng đều qua các năm. Về đầu tư, Hà Lan luôn là một trong những nhà đầu tư Châu Âu lớn nhất tại Việt Nam. Quan hệ hai nước đã chuyển sang giai đoạn hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Với việc triển khai EVFTA, tôi hy vọng thương mại Việt Nam - Hà Lan nói chung và sản phẩm thời trang nói riêng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ”, ông Lê Hoàng Tài nhấn mạnh.

Đánh giá cao hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan nói chung, ngành thời trang hai nước nói riêng, ông Iwan Rutjens - Bí thư thứ nhất phụ trách kinh tế, Đại sứ quán Hà Lan tại Hà Nội cho rằng, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư đi đầu trong quan hệ giữa Việt Nam và Hà Lan. 

Theo ông Iwan Rutjens, Hà Lan với chuyên môn về hậu cần và cơ sở hạ tầng tốt đã tiếp nhận số lượng lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU thông qua cảng Rotterdam. Dự kiến trao đổi thương mại giữa EU và Việt Nam trong thời gian tới sẽ tăng.

Dẫn chứng tiềm năng thị trường Hà Lan nói riêng và EU nói chung đối với hàng thời trang của Việt Nam, ông Iwan Rutjens cho biết, mỗi người tiêu dùng Tây Âu mua trung bình 22 kg hàng dệt may hàng năm. Ở Hà Lan, trung bình một người tiêu dùng mua 46 mặt hàng quần áo mới mỗi năm. Điều này dẫn đến việc mỗi người sẽ có khoảng 173 món đồ trong tủ…

Tại hội nghị, các đại biểu cũng giới thiệu, quảng bá năng lực cung cấp của doanh nghiệp thời trang Việt Nam.

Ông Lê Xuân Dương, Trưởng ban Chính sách và XTTM của Hiệp hội Da giầy, Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biết, Việt Nam là nhà sản xuất lớn thứ ba và xuất khẩu giày dép lớn thứ hai trên thế giới.

Trong năm 2020, do tác động tiêu cực của dịch Covid 19 nên ước tính xuất khẩu giày dép của Việt Nam sẽ giảm 11% và xuất khẩu túi xách sẽ giảm 16% . Tuy nhiên, lượng đơn đặt hàng xuất khẩu trong tháng 10/2020 tăng gần 5% so với tháng trước đó, do nhu cầu cao hơn cho mùa Giáng sinh và năm mới.

Việt Nam xuất khẩu trực tiếp giày dép và túi xách sang khoảng 20 nước EU. Trong đó, những  nước có cảng biển quốc tế lớn như Đức, Bỉ, Pháp, Italia, Tây Ban Nha… nhập khẩu nhiều nhất giày dép, túi xách của Việt Nam để tiêu thụ trong nước và tái xuất sang các nước EU khác.

Riêng với thị trường Hà Lan, ông Lê Xuân Dương cho biết, đây là nhà nhập khẩu lớn thứ ba ở EU đối với giày dép và túi xách của Việt Nam. 

Luôn song hành với doanh nghiệp

Theo ông Lê Hoàng Tài, Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm thời trang Việt Nam – Hà Lan từ EVFTA 2020 là sự khởi đầu cho sự hợp tác giữa Cục XTTM và MODINT cùng các doanh nghiệp thành viên trong lĩnh vực sản phẩm thời trang.

 

Sự kiện đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp thời trang Việt Nam giới thiệu sản phẩm, tiếp xúc với các đối tác tiềm năng Hà Lan, cùng tìm kiếm các cơ hội tận dụng những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA để hợp tác kinh doanh.

Ông Lê Hoàng Tài cũng bày tỏ hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều hoạt động hợp tác hơn nữa giữa Cục XTTM và MODINT như đồng tổ chức những sự kiện kết nối B2B, các đoàn giao thương và đầu tư,… để mang lại cơ hội quý giá cho các doanh nghiệp thời trang hai nước.

Tán thành quan điểm trên, ông Iwan Rutjens cho rằng, bằng cách tận dụng kiến thức chuyên môn của Hà Lan và đổi mới công nghệ, Việt Nam có cơ hội phát triển hơn nữa, đa dạng hóa nền kinh tế đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Điều này mang lại lợi thế đôi bên cùng có lợi cho cả Việt Nam và Hà Lan.

“Thông qua FTA, chúng tôi có thể khuyến khích nhiều doanh nghiệp Hà Lan có mặt tại Việt Nam và thúc đẩy khả năng tiếp cận tốt hơn của các công ty Việt Nam vào thị trường Hà Lan”, ông Iwan Rutjens cho biết.

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan tại Việt Nam, ông Guido van Roy, Giám đốc điều hành tổ chức này cam kết, hiệp hội sẽ cung cấp cho doanh nghiệp hai bên những thông tin thị trường và điều kiện kinh doanh tại thị trường Việt Nam. 

Với việc hiểu và nắm bắt được thị trường, hiệp hội có thể chủ động và năng động trong việc tạo ra các chương trình, hoạt động giúp kết nối các doanh nghiệp mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Bên cạnh sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, phía doanh nghiệp cũng cần chủ động đáp ứng những đòi hỏi của thị trường.

Tại hội nghị, các doanh nghiệp và hiệp hội cũng thừa nhận, để tận dụng lợi thế của EVFTA, doanh nghiệp Việt Nam và Hà Lan phải tuân thủ theo những cam kết trong hiệp định này. Đồng thời, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và đáp ứng được những yêu cầu của quy tắc xuất xứ để xuất khẩu sang thị trường của nhau.

Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng thành công EVFTA đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hà Lan, ông Iwan Rutjens chia sẻ, các cam kết trong EVFTA bao gồm sự bảo vệ quyền cơ bản của mọi người tại nơi làm việc, bảo vệ môi trường… cũng là những gì mà người tiêu dùng Hà Lan ngày càng coi trọng và đòi hỏi, đặc biệt là trong ngành thời trang. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng được những tiêu chí này.

Bà Miriam Geelhoed, đại diện MODINT cũng khẳng định, khách hàng, chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự ngày càng mong đợi rằng các công ty cần tôn trọng trách nhiệm xã hội trong thực hành kinh doanh. 

Ông Antonio Barberi Ettaro, Tư vấn cao cấp, Hiệp hội MODINT Hà Lan nhấn mạnh vào việc đáp ứng quy tắc xuất xứ để sản phẩm dệt may của Việt Nam được hưởng ưu đãi từ EVFTA khi xuất khẩu sang Hà Lan cũng như sang EU.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website