Chính thức khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 và Diễn đàn doanh nghiệp năng lượng ASEAN 2020
Đây là một trong những hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi các sự kiện thuộc Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 (AMEM 38). Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, 2020 là năm đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN thường niên được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của các Bộ trưởng/Trưởng đoàn năng lượng của 10 nước thành viên, Ban Thư ký ASEAN (ASEC), Trung tâm năng lượng ASEAN (ACE), nhiều Tổ chức trong khu vực.
Khẳng định tầm quan trọng của năng lượng trong sự phát triển của Cộng đồng kinh tế chung ASEAN
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đặng Hoàng An cho biết, cộng đồng ASEAN với sự phát triển ngày càng lớn mạnh, với dân số 650 triệu người, đứng thứ 3 thế giới, là nền kinh tế phát triển năng động với quy mô GDP năm 2018 đạt khoảng 3.000 tỉ USD, đứng thứ 5 toàn cầu, do đó, nhu cầu năng lượng cần thiết phục vụ cho đời sống kinh tế và phát triển xã hội của khu vực đang ngày càng gia tăng.
Để đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng, Thứ trưởng Đặng Hoàng An nhấn mạnh, việc hợp tác, kết nối về năng lượng giữa các nước thành viên ASEAN là một trụ cột rất quan trọng, cần được tăng cường, thúc đây sâu, rộng hơn nữa.
Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đặng Hoàng An phát biểu tại Lễ khai mạc hội nghị
Nhắc lại những thành tựu trong giai đoạn 1 của Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng 2016 - 2025 (APAEC 2016 - 2025), Thứ trưởng cho biết, các mục tiêu năng lượng đề ra trong giai đoạn 1 (2016 - 2020) cơ bản đã đạt được với những thành tựu nổi bật:
Thứ nhất, cường độ năng lượng khu vực ASEAN hiện đã giảm 21,4% so với năm 2005, vượt mục tiêu ban đầu là giảm 20% vào năm 2020.
Thứ hai, kết nối đường ống dẫn khí đạt chiều dài 3,631 km qua 6 quốc gia (Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam) và hình thành 9 trung tâm khí hóa lỏng LNG với tổng công suất là 38,75 triệu tấn/năm.
Thứ ba, tăng thêm các dự án kết nối lưới điện giúp tăng công suất trao đổi điện năng lên 10.800 MW vào năm 2020 và sau 2020 tăng lên hơn 16.000MW.
Thứ tư, Dự án thí điểm liên kết, trao đổi điện đa phương giữa Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore đã triển khai thành công giai đoạn 1 với sự kết nối, thực hiện giao dịch mua bán điện giữa Lào và Malaysia thông qua lưới điện của Thái Lan từ tháng 01 năm 2018.
Thứ năm, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của khu vực ASEAN ngày càng tăng cao, hướng tới đạt được mục tiêu tỷ lệ gia tăng năng lượng tái tạo là 23% trong năm 2025.
Khẳng định tầm quan trọng của trụ cột năng lượng trong sự phát triển của Cộng đồng ASEAN một lần nữa, Thứ trưởng Đặng Hoàng An kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức tiếp tục đồng hành cùng với Chính phủ các nước ASEAN trong thời gian tới để thúc đẩy, xây dựng ngành năng lượng bền vững, xanh, sạch và kết nối mạnh mẽ trong khu vực ASEAN, đóng góp vào sự phát triển chung của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Nỗ lực phát triển ngành năng lượng bền vững
Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Thứ trưởng Nạp Tiền 188bet Đặng Hoàng An khẳng định, cam kết của Việt Nam nỗ lực hết mình cùng các nước thành viên để xây dựng, phát triển bền vững ngành năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực ASEAN. Để hoàn thành mục tiêu này, đại diện Việt Nam đề nghị các Bộ trưởng Năng lượng ASEAN quan tâm, thúc đẩy 6 ưu tiên:
Một là, thảo luận, thông qua được Kế hoạch hành động ASEAN về hợp tác năng lượng giai đoạn 2, 2021 - 2025 (APAEC Giai đoạn 2), trong đó đề xuất mục tiêu và hành động cụ thể để thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, tăng cường khả năng phục hồi qua trao đổi, hợp tác sâu hơn, tăng cường kết nối và trao đổi mua bán điện song phương và đa phương.
Hai là, thảo luận, thông qua được ấn phẩm “Triển vọng năng lượng ASEAN lần thứ 6”, cung cấp các nhà hoạch định chính sách các thông tin, hiểu biết về xu hướng, các thách thức của khu vực trong vấn đề năng lượng để tất cả các nước thành viên ASEAN tham gia tích cực vào quá trình này.
Ba là, thảo luận, thông qua mục tiêu về tỷ trọng nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng khu vực ASEAN, là cơ sở để thúc đẩy việc phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo của khu vực trong giai đoạn tới; đồng thời đưa ra được các sáng kiến về chính sách nhằm tăng cường tích hợp năng lượng tái tạo vào lưới điện ASEAN, hướng tới tương lai ổn định về các nguồn năng lượng cho khu vực.
Bốn là, đề xuất các biện pháp, kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng nhằm đạt được mức giảm cường độ năng lượng tích cực hơn trong các năm tới.
Năm là, đề xuất các biện pháp, kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực về quản lý, tài chính và công nghệ năng lượng ở các mức độ khác nhau để hướng tới các chính sách đa dạng hóa phát triển năng lượng trong khu vực ASEAN; nghiên cứu các cơ chế để thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng và đường dây truyền tải.
Sáu là, đưa ra các định hướng, hướng dẫn để tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ công tác, nhóm làm việc về các nội dung chuyên ngành trong hợp tác năng lượng ASEAN.
Cũng trong khuôn khổi Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 38 và Diễn đàn Doanh nghiệp Năng lượng ASEAN (AEBF) 2020, việc ký kết Biên bản ghi nhớ triển khai giai đoạn 2 của Dự án Liên kết lưới điện đa phương giữa bốn nước thành viên Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore (Dự án LTMS-PIP giai đoạn 2) cũng đã được diễn ra, là dấu mốc mới cho sự phát triển liên kết lưới điện và trao đổi điện đa phương trong khu vực ASEAN lên một tầm cao mới.
Với sự hợp tác này, Thứ trưởng Đặng Hoàng An đánh giá cao các kết quả đạt được của giai đoạn 1 Dự án LTMS-PIP với sự liên kết lưới điện giữa ba nước Lào, Thái Lan và Malaysia được triển khai từ năm 2018. Thứ trưởng tin tưởng, giai đoạn 2 của Dự án LTMS-PIP với sự tham gia của Singapore và công suất cam kết trao đổi giữa các bên tăng lên 300 MW (so với 200 MW trong giai đoạn 1) dự kiến triển khai từ năm 2022 cũng sẽ đem lại các kết quả tích cực.
“Với các kết quả đáng khích lệ trong triển khai Dự án liên kết lưới điện LTMS-PIP, thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa các dự án liên kết, trao đổi mua bán điện đa phương giữa các nước thành viên ASEAN; qua đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường trao đổi điện đa phương khu vực ASEAN”, Thứ trưởng Đặng Hoàng An kỳ vọng.
Phát huy vai trò của doanh nghiệp
Song song Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 38, Diễn đàn doanh nghiệp năng lượng ASEAN (AEBF) 2020 cũng đã được diễn ra trong 3 ngày, từ 17 đến 20/11/2020.
Đây là sự kiện thường niên và là nơi để các nhà hoạch định chính sách cấp cao ASEAN và các tổ chức, doanh nghiệp toàn cầu tham gia thảo luận về các vấn đề liên quan tới hợp tác đối tác công tư (PPP), trao đổi về các giải pháp để giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, tiếp cận và chuyển đổi năng lượng của ASEAN trong bối cảnh toàn cầu về sự phục hồi từ đại dịch Covid-19 và biến động của giá dầu và khí.
Trong 3 ngày diễn ra Diễn đàn doanh nghiệp năng lượng ASEAN 2020, các diễn giả gồm các nhà lãnh đạo, nhà quản lý cấp cao của các Tập đoàn/Công ty hoạt động đầu tư, kinh doanh năng lượng trong khu vực ASEAN tập trung trao đổi các nội dung xung quanh các chủ đề chính như: Định hình chuyển đổi năng lượng trong khu vực ASEAN; Chuyển đổi năng lượng trong thực tiễn; và các giải pháp và các cơ hội đầu tư để hướng tới tương lai năng lượng bền vững cho khu vực ASEAN.
Các Bộ trưởng/Trưởng đoàn đã cùng nhau thống nhất, để đạt được mục tiêu phát triển ngành năng lượng bền vững cho ASEAN, ngoài nỗ lực từ các Chính phủ của nước ASEAN trong thiết lập các cơ chế, chính sách phù hợp thì sự tham gia của các doanh nghiệp năng lượng cũng vô cùng quan trọng.