Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngành Công Thương Việt Nam học tập và làm theo lời Bác

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, người lao động ngành Công Thương luôn thấm nhuần tư tưởng, nhận thức về tinh thần đoàn kết nội bộ, giúp đỡ, tương thân tương ái trong công việc, sẻ chia trong cuộc sống. Tinh thần đó đã được chuyển hoá thành hành động cụ thể, thiết thực của mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi tổ chức Đảng và mỗi đảng viên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động.

Ngày 13/10/1945, ngay sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời được một tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới Công Thương Việt Nam. Trong thư Bác nhấn mạnh vai trò to lớn của giới Công Thương trong công cuộc kiến thiết đất nước: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng”. 9 năm sau đó, ngày 14/5/1951, trước yêu cầu của lịch sử, Người đã ký Sắc lệnh 21 đổi tên Bộ Kinh tế thành Nạp Tiền 188bet . Từ đây, ngành Công Thương Việt Nam bắt đầu mở ra trang sử vẻ vang của mình.

71 năm qua, hòa cùng dòng chảy của lịch sử, đáp ứng từng giai đoạn phát triển của đất nước, Nạp Tiền 188bet đã trải qua nhiều lần tách - nhập bộ máy. Nhưng, dù ở bất cứ giai đoạn nào, với tên gọi có thể không giống nhau, Công Thương vẫn là bộ đa ngành, đa lĩnh vực, tiên phong, khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Nhân Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, cùng nhìn lại lịch sự hình thành và phát triển - 71 năm ngành Công Thương Việt Nam vững mạnh cùng đất nước.

Ngành Công Thương trước năm 1945

Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Năm 1884, với Hiệp ước Patenôtre, Pháp coi như đã xác lập quyền thống trị trên toàn cõi Việt Nam, tuy hình thức thống trị mỗi xứ một khác: Nam Kỳ coi như là xứ Thuộc địa, Bắc Kỳ là xứ Bảo hộ, Trung Kỳ là xứ Nửa Bảo hộ (vì ở đó vẫn duy trì triều đình nhà Nguyễn).

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam hoàn toàn mất chủ quyền. Trong thể chế hành chính của nền thống trị pháp, nước Việt Nam thực tế không còn tồn tại. Từ năm 1867, Nam Bộ đã bị coi là thuộc địa của Pháp, do Pháp trực tiếp quản lý về mọi phương diện. Nhà Nguyễn không còn quyền hành gì ở Nam Bộ. Những quyền như: quan thuế, cử các quan cai trị, kinh lý, phủ dụ dân chúng... vốn là những việc tối thiểu của một bộ máy nhà nước (dù nhu nhược) cũng đã bị tước bỏ hết.

Một góc chợ Đồng Xuân xưa

Trong bối cảnh lịch sử đó, nền công nghiệp và thương mại giai đoạn này hoàn toàn do người Pháp khởi xướng và áp đặt với mục đích duy nhất là nhằm tạo điều kiện để áp đặt và củng cố nền thống trị Pháp, bành trướng quyền lực của nước Pháp trên thế giới. Do đó, “Sự khai hoá" ở Việt Nam thời kỳ này mang nặng tính chất khai thác, tận thu tài nguyên, áp đặt sự buôn bán có lợi cho người Pháp.

Kể từ khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, công nghiệp, theo đúng nghĩa của nó, mới hình thành những mầm mống đầu tiên của công nghiệp hiện đại. Từ khi xác lập sự thống trị ở Việt Nam, nhất là từ đầu thế kỷ XX, người Pháp mới bắt đầu xây dựng một số cơ sở công nghiệp; trước hết là các ngành khai khoáng, cơ khí, rồi dần dần hình thành hệ thống công nghiệp dịch vụ và công nghiệp chế biến.

Lĩnh vực công nghiệp của Pháp ở Đông Dương thể hiện trên bốn lĩnh vực chủ yếu gồm: khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng và phục vụ giao thông vận tải, các ngành công nghiệp chế biến và cuối cùng là lĩnh vực công nghiệp, thủ công nghiệp của người bản xứ. Các ngành công nghiệp như điện, nước... lúc đó được coi như là các ngành dịch vụ.

Khai trường than thời Pháp thuộc. (Ảnh Tư liệu Bảo tàng Quảng Ninh)

Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, từ 1924 đến 1939, mức đầu tư của tư bản Pháp vào ngành thương mại là 421 triệu france Pháp (FF), chiếm 5,6% tổng số đầu tư tư nhân Pháp. Số tư bản này hiện diện chủ yếu trong các lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu, mà trước hết là xuất, nhập khẩu với chính quốc và với các thuộc địa Pháp.

Nghề mộc tại Việt Nam thời Pháp thuộc

Công nghiệp dịch vụ được người Pháp dùng để chỉ những ngành như công nghiệp điện, nước… vì tại thời kỳ đó, nó phục vụ sinh hoạt nhiều hơn phục vụ sản xuất. Công nghiệp dịch vụ thời kỳ này phát triển tương đối chậm, lệ thuộc nhiều vào sự hình thành các đô thị.

Nhìn tổng quát sự phát triển công nghiệp và thương mại trong thời kỳ thuộc địa, có thể ghi nhận một vài kết quả sau:

- Công nghiệp trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã cung cấp một số sản phẩm và kỹ thuật mới, khác với những sản phẩm kỹ thuật truyền thống như: điện, xi măng, diêm, bia, xà phòng, thuốc lá, thuỷ tinh, ô tô, xe đạp, tàu điện, tàu hoả, một loạt sản phẩm cơ khí… Có một số sản phẩm không mới về tính chất, nhưng mới về qui trình sản xuất như: nước máy, giấy, vải, thuốc lá…

- Bước đầu trang bị một số khả năng kỹ thuật mà vào thời kỳ đó, có thể coi là hiện đại. Năng lực mới đó đã tạo ra một năng suất mới trong sản xuất và đời sống: kỹ thuật khai thác hầm mỏ, kỹ thuật chế biến lâm sản, tốc độ và chất lượng của giao thông liên lạc, kỹ thuật và chất lượng xây dựng…

- Công nghiệp đã góp phần mở rộng thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, một bộ phận dân cư trong nước, nhất là dân thành thị làm quen với những sản phẩm hiện đại phương Tây như điện, xà phòng, nước máy, thuốc lá, xi măng… Cũng nhờ công nghiệp mà một số ngành sản xuất cổ truyền như lúa gạo, cà phê, chè, gỗ... có khả năng mở rộng sản xuất, để bước đầu vươn ra thị trường quốc tế.

Nhà máy điện Chợ Quán năm 1930

- Công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp còn tạo ra một đội ngũ công nhân và kỹ thuật viên Việt Nam quen biết với kỹ thuật phương Tây.

Tuy nhiên, nền công nghiệp Pháp ở Việt Nam vẫn chứa đựng nhiều khiếm khuyết:

- Đối với đời sống của dân cư thì ảnh hưởng thực tế của công nghiệp còn tiến triển ít hơn nữa. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân cư Việt Nam được hưởng những thành tựu của công nghiệp Pháp. Điện, nước máy, xà phòng, đường sắt, đường nhựa và điện tín vẫn còn xa lạ với nông thôn, người nghèo. Tính tới năm 1940, so với nước Pháp, lượng điện tiêu thụ trên đầu người chỉ bằng 1/107, lượng sắt thép sử dụng bằng 1/10.- Quá trình công nghiệp hoá tiến triển chậm. Cho đến 1931, trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Đông Dương là 750 triệu $ ĐD, công nghiệp chỉ chiếm có 105 triệu $ ĐD, tức chỉ đạt 14%. Trong thập kỷ 30, công nghiệp đã có một bước tiến xa hơn: tăng gấp đôi so với những gì Pháp đã làm ở đây trong vòng 70 năm (1860-1930). Đến năm 1938, theo cách tính của Liên Hiệp quốc thì trong tổng sản phẩm quốc nội của Đông Dương (lên tới 1.014 triệu $ ĐD), công nghiệp chiếm 233,08 triệu $ ĐD, tức 22%. Tuy nhiên, nếu tính toàn bộ cả giai đoạn 80 năm, thì tỷ lệ đó không thể coi là một bước tiến dài.

Chợ Bến Thành trước năm 1945

- Về thương mại, đặt trong hoàn cảnh phát triển mới, dù mang tính chất là sự buôn bán của những người thực dân trên một đất nước mà họ đô hộ với chính quốc, nhưng có sự tác động của tư bản phương Tây, thương nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mới, giao thương nhiều hơn, cạnh tranh nhiều hơn, giúp dần hình thành thị trường hàng hoá và lớp thị dân mới ở Việt Nam. Nhờ sự giao thương mà lần đầu tiên, người Việt Nam được biết các sản phẩm tiêu dùng tân kỳ của phương Tây, như: dầu hỏa và đèn dầu hỏa, thuốc lá điếu, diêm, xà phòng, sữa bò, kính đeo mắt, ô che mưa nắng, giầy dép, kính lắp cửa, các đồ dùng thủy tinh,... Nhờ đó, cũng giúp làm thay đổi trong tiêu dùng nội địa. Nếu xét về tính cạnh tranh trong thương mại thời kỳ này thì hầu như không có, vì từ sau khi thiết lập được nền đô hộ ở Việt Nam, Pháp cũng đã thiết lập chế độ bảo hộ mậu dịch, dựng hàng rào thuế quan và áp dụng một số độc quyền có lợi cho hàng hoá Pháp.

Các tầng lớp công thương Hà Nội nô nức ủng hộ Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội (tháng 9-1945). Ảnh tư liệu.

Ngành Công Thương giai đoạn 1945-1954

Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, Việt Nam bước vào kỉ nguyên mới – kỉ nguyên Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội. Cùng với nhiệm vụ thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chuyển nền kinh tế tàn tích thực dân, phong kiến và thấp kém thành nền kinh tế dân chủ, độc lập nhằm phục vụ nhu cầu kháng chiến và kiến quốc, ngành Công thương Việt Nam đã từng bước định hình và có sự phát triển mạnh mẽ.

1. Giai đoạn từ 19/8/1945 đến 19/12/1946

Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đã lật đổ ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, thiết lập nên Nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử của dân tộc Việt Nam: kỷ nguyên Độc lập - Tự do. Nhưng sau khi vừa mới ra đời, chính quyền cách mạng non trẻ đã phải đối phó với một tình thế hết sức hiểm nghèo, hàng loạt nguy cơ, thách thức tưởng chừng khó có thể vượt qua. Đó là nguy cơ của “giặc đói”, “giặc dốt”, và đặc biệt là “giặc ngoại xâm”. Chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp và phát xít Nhật những năm trước đó đã để lại những hậu quả rất nặng nề. Mọi ngành sản xuất đều bị sa sút ngưng trệ, hàng hóa khan hiếm, thị trường đình đốn tiêu điều. Cuộc sống của nhân dân rơi vào cảnh cùng cực.

Một góc mỏ than Hòn Gai thời thuộc địa. Việc khai thác than trên quy mô lớn ở khu mỏ này bắt đầu từ năm 1888, khi Công ty Mỏ than Bắc Kỳ thuộc Pháp (SFCT) thành lập, đây là công ty đầu tiên, cũng là công ty lớn của các công ty tư bản Pháp

Một số chủ trương và biện pháp cụ thể về lĩnh vực công nghiệp và thương mại đã được đưa ra và áp dụng có hiệu quả gồm:Cuộc Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 hoàn toàn thắng lợi. Chính phủ chính thức được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một trong những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền non trẻ là đồng thời với việc khai thác sức mạnh của dân phục vụ cho nhiệm vụ “kháng chiến, kiến quốc”, Đảng và Chính quyền cách mạng rất quan tâm chăm lo bồi dưỡng sức dân, chú trọng phát triển kinh tế, tăng cường năng lực nội sinh cách mạng của quần chúng. Chính phủ đã khẩn trương phục hồi hoạt động của các ngành kinh tế khác. Với chủ trương, một mặt phát huy lòng yêu nước của giới công thương, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ đem tài lực, vật lực ra làm những công việc ích nước lợi nhà. Mặt khác, vẫn để cho các công ty tư bản Pháp và tư bản nước ngoài tiếp tục công việc kinh doanh như cũ, cố tránh những xáo trộn không cần thiết.

Đối với sản xuất công nghiệp:

Bước đầu hình thành khu vực quốc doanh, Nhà nước Việt Nam đã ban hành sắc lệnh hủy bỏ những đạo luật và nghị định của Toàn quyền Pháp giữ độc quyền tìm kiếm và khai thác mỏ ở các khu vực trên đất Việt Nam; và sắc lệnh giành lại quyền tìm mỏ cho Chính phủ Việt Nam (Sắc lệnh số 89 ngày 30/5/1946). Sắc lệnh số 90 ngày 30/5/1946 quy định những khu vực kể trên được thành lập khu mỏ của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chính phủ cũng chủ trương mở lại các mỏ than ở Hòn Gai, Tân Trào (Tuyên Quang), Làng Cẩm, Phấn Mễ (Thái Nguyên), Quyết Thắng (Ninh Bình), tiếp tục khai thác mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng) bị Nhật chiếm đóng từ tháng 3/1945 và bị phá hoại trước khi chúng rút; gấp rút hồi phục Nhà máy Cơ khí Trường Thi. Nhà máy Giấy Đáp Cầu. Ngày 15/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 5, lấy lại đường xe lửa Hải Phòng - Vân Nam và giao cho Bộ Giao thông công chính quản lý. Như vậy là thời gian này đã bắt đầu hình thành khu vực quốc doanh.

Về công nghiệp tư doanh, trong thời gian này, đã ra đời một số doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa của người Việt sản xuất một số loại hàng trước đây chỉ do các nhà máy của người Pháp sản xuất hoặc phải nhập khẩu, như xà phòng giặt, sơn Gecko ở Hà Nội, sơn Resistanco ở Hải Phòng...

Nhà nước hết sức khuyến khích và giúp đỡ cả về vốn và việc mua bán nguyên vật liệu phát triển sản xuất. Do hàng hóa được lưu thông tự do nên nguyên, nhiên liệu cần thiết cho sản xuất dồi dào, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, đã tạo điều kiện cho sản xuất tiểu, thủ công nghiệp phục hồi và phát triển, cung ứng được nhiều hàng hóa cho thị trường và tăng thu nhập cho người sản xuất.Về tiểu, thủ công nghiệp:

- Đối với thương nghiệp:

Về nội thương, trên nguyên tắc tự do nội thương, Chính phủ khuyến khích mở rộng việc buôn bán, làm cho hàng hóa được lưu thông tự do trong toàn quốc. Nghị định của Chính phủ ngày 02/10/1945, bãi bỏ các luật lệ hạn chế kinh doanh dưới thời Pháp, Nhật; sắc lệnh của Chủ tịch nước ngày 22/9/1945 xóa bỏ các tổ chức độc quyền kinh doanh của người Pháp, Nghị định ngày 19/9/1945 của Bộ Quốc dân Kinh tế xóa bỏ tất cả mọi hạn chế về lưu thông các hàng hóa thông thường cho kinh tế và đời sống, như gỗ, giấy, lương thực, thực phẩm (công báo 1945, tr.21). Ngày 05/9/1945, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 7 - SL đảm bảo sự buôn bán và chuyên chở thóc gạo được tự do trong toàn hạt Bắc bộ, sau đó thì áp dụng cho cả Trung bộ (công báo 1945-tr.6). Nghiêm cấm đầu cơ tích trữ thóc gạo. Liền sau đó là một loạt nghị định về việc sản xuất, vận chuyển và buôn bán hoàn toàn tự do vỏ gió và các nguyên liệu làm giấy; nhựa thông, các hạt có dầu, da trâu bò và nguyên liệu nhuộm da v.v... (Nghị định ngày 26/09/1945). Những biện pháp này đã đem lại kết quả tốt đẹp. Thóc gạo và các loại hàng hóa thông thường khác được điều hòa dễ dàng từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích sản xuất phát triển.

Nhà máy Thủy điện Suối Vàng (xây dựng năm 1943, vận hành năm 1945)

Cùng thời gian này, Hội thương gia Việt Nam được thành lập. Phòng Thương mại Việt Nam ra đời. Ngày 07/02/1946, thành lập Tiểu ban nghiên cứu về luật thương mại áp dụng ở Việt Nam do Đinh Gia Trinh, đổng lý văn phòng Bộ Tư pháp đứng đầu. Tháng 8/1946, Chính phủ đề ra chủ trương mở Ngân hàng Thương mại có chi nhánh ở các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động thương nghiệp.

Về ngoại thương, Chính phủ hủy bỏ sắc lệnh ngày 13/8/1941 của Tổng thống Pháp ban hành dành đặc quyền cho hàng hóa Pháp và các công ty ngoại thương của Pháp. Sắc lệnh ngày 10/10/1945 duy trì luật hải quan và biểu thuế quan cũ có một ít điều chỉnh để kịp thời thu thuế xuất nhập khẩu. Nghị định số 48/CT ban hành ngày 09/11/1945 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ấn định thể lệ mới về xuất cảng và nhập cảng các hàng hóa, quy đinh mọi nhà kinh doanh Việt Nam đều có quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu theo luật pháp của Nhà nước. Tiếp đó, ngày 15/11/1945, Chính phủ ra sắc lệnh quy định thuế xuất, nhập cảng mới của một số mặt hàng.

Đối với xuất khẩu, Nhà nước khuyến khích các mặt hàng chúng ta có khả năng, nhất là than đá. Cấm xuất cảng thóc, gạo, ngô, đỗ và các chế phẩm từ ngũ cốc, máy móc và đồ vật bằng kim khí. Đối với nhập khẩu, Nhà nước khuyến khích nhập những mặt hàng nguyên, nhiên liệu, những thứ thuộc nhu cầu thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được.

2. Giai đoạn 19/12/1946 đến 1954

Trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đất nước tạm thời chia làm 2 vùng: vùng tự do kháng chiến và vùng tạm bị chiếm (ở Nam Bộ từ 23/9/1945). Nền kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

 2.1. Hoạt động của Bộ Kinh tế, Nạp Tiền 188bet trong kháng chiến chống Pháp (19/12/1946 – 10/10/1954) 

Một số thành tựu đã đạt được qua chín năm kháng chiến:

+ Đối với lĩnh vực công nghiệp dân dụng: ngành Khai thác mỏ, Cơ khí, Luyện kim, Hóa chất, ngành Dệt, ngành Giấy, ngành Dược phẩm và một loạt các ngành công nghiệp khác cũng đã góp phần đảm bảo đời sống kháng chiến, phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc.

+ Về tiểu thủ công nghiệp: Các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp phần lớn là của tư nhân. Một số nhà tư sản dân tộc từ thành thị tản cư ra được khuyến khích, giúp đỡ để tổ chức sản xuất phục vụ kháng chiến. Họ đã mở các xưởng dệt, giấy, diêm, nước mắm, ép dầu, xà phòng… Ngoài những nhà kinh doanh tư nhân, những làng thủ công nghiệp cổ truyền cũng được khuyến khích tiếp tục phát triển: những làng làm nón, dệt vải, ươm tơ, dệt lụa, đan lát, đóng thuyền, làm đồ gỗ, ép dầu… Những nghề này đã góp phần cải thiện đời sống của mọi tầng lớp dân cư trong thời kỳ kháng chiến.

Quản lý thương nghiệp ở vùng tự do

Chủ trương của Bộ thời gian đầu kháng chiến là khuyến khích giao lưu hàng hóa giữa các địa phương trong vùng tự do theo chính sách tự do nội thương để đáp ứng các nhu cầu của kháng chiến và dân sinh. Hoạt động giao thương chủ yếu gồm ba hình thức: Các chợ ở nông thôn, các chợ này chủ yếu cung ứng hàng hóa cho nhân dân trong một vài làng xã, hàng hóa ở chợ chủ yếu là sản phẩm của địa phương; Hình thức thứ hai là hoạt động thương mại, dịch vụ ở những chợ, khu vực có phạm vi huyện hoặc liên huyện, những trị trấn mới hình thành thay thế cho các thị xã phải sơ tán để tránh sự đánh phá của địch. Một hình thức khác trong hoạt động thương mại thời gian này là sự hình thành những luồng giao lưu hàng hóa đường dài giữa các khu, liên khu, kinh doanh một số hoại hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân như muối, gạo, thường gọi là buôn chuyến. Nhận thấy tác dụng rất tích cực của hình thức buôn chuyến này, Bộ Kinh tế hết sức khuyến khích; các địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi cho tư thương và nông nhàn hoạt động như tạo điều kiện dễ dàng cấp giấy thông hành, có ưu đãi về thuế buôn chuyến...

Nhìn chung, trong những năm 1947-1948, tình hình kinh tế vùng tự do tương đối ổn định: sản xuất và thương mại dần dần thích ứng với hoàn cảnh mới, đáp ứng nhu cầu của kháng chiến và dân sinh. Hàng hóa tuy có khan hiếm, nhưng nhân dân vẫn có thể mua được tương đối dễ dàng những loại hàng thiết yếu cho đời sống, giá cả không có biến động lớn.

Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II họp từ ngày 11-19/2/1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang (Ảnh tư liệu BTLSQG).

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng họp tháng 2/1951 đã đề ra đường lối toàn diện về quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính nhằm đưa cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Trên mặt trận kinh tế - tài chính, nhiều chủ trương chính sách mới đã được đề ra.      Tuy nhiên những thách thức mới lại xuất hiện, cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới đòi hỏi khối lượng lớn quân trang, quân dụng, lương thực, thực phẩm phục vụ cho việc xây dựng lực lượng vũ trang. Song song với đó là đối phó với tình hình thiên tai, địch họa và những hiện tượng tiêu cực trên thị trường làm mất cân đối cung cầu hàng hóa.

Ngày 14/5/1951, Chính phủ ban hành Sắc lệnh 21 - SL, đổi tên Bộ Kinh tế thành Bộ Công - Thương. Quyết định số 1418/QĐ-TTg ngày 20/10/2008 lấy ngày 14 - 5 hàng năm là "Ngày truyền thống của ngành Công Thương Việt Nam".

Nạp Tiền 188bet có nhiệm vụ quản lý ngành công nghiệp, bao gồm: Công nghiệp dân dụng (khai khoáng, sản xuất tư liệu sản xuất, sản xuất hàng tiêu dùng), tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp và quản lý ngành thương nghiệp bao gồm: Nội thương, Ngoại thương, Đấu tranh kinh tế với địch.

Chính phủ cũng ban hành Sắc lệnh só 22 - SL ngày 14/5/1951 thành lập Sở Mậu dịch quốc doanh trong Bộ Công - Thương. Theo Sắc lệnh, Sở Mậu dịch Quốc doanh là một cơ quan kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức việc buôn bán trong nước, việc buôn bán trao đổi với nước ngoài và việc đấu tranh kinh tế với địch.

Sắc lệnh cũng quy định bãi bỏ Cục Ngoại thương và các Sở Nội thương. Với nhiệm vụ của mình, Sở Mậu dịch quốc doanh sẽ giúp Bộ thực hiện việc quản lý công, thương nghiệp bằng các biện pháp kinh tế kết hợp với các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ mới được Đại hội Đại biểu lần II của Đảng đề ra.

- Nạp Tiền 188bet tiếp tục được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý việc giao lưu hàng hóa giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm; bao vây, đấu tranh kinh tế với địch; xây dựng và mở rộng ngoại thương.

Việc mở rộng, phát triển quan hệ thương mại kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa là một thành tựu cực kỳ quan trọng của thương nghiệp Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp, có ý nghĩa chiến lược đối với tăng cường tiềm lực quốc phòng, kinh tế. Từ đầu năm 1950 trở đi, Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao và phát triển thương mại với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Việc phát triền và mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa rất quan trọng đối với kinh tế vùng tự do và với cục diện đấu tranh về kinh tế với địch, góp phần tăng tiềm lực kinh tế và tiềm lực quốc phòng có thêm vật tư, hàng hóa để đáp ứng cho nhu cầu của kháng chiến và dân sinh ổn định thị trường và giá cả. Mặt khác, phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa còn hỗ trợ đắc lực cho thực hiện chính sách trao đổi có lợi với vùng tạm chiếm. Vùng tạm chiếm không còn là nguồn cung cấp độc quyền hàng ngoại hóa mà ta cần. Điều đó đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên mặt trận kinh tế theo hướng có lợi cho ta, góp phần to lớn trong thắng lợi của ta trong cuộc đấu tranh mậu dịch với địch.

Nhìn chung, nền ngoại thương Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp có những nét đặc thù, hiếm có. Nó không chỉ buôn bán với nước ngoài mà ngay giữa hai vùng đối địch nhau trong một nước, nhằm tiêu diệt, thôn tính nhau. Cuối cùng nó đã thu được thắng lợi.

2.2. Tình hình kinh tế vùng Pháp chiếm đóng (vùng bị tạm chiếm)

Sau một thời gian ngắn ban đầu gián đoạn, kinh tế trong vùng bị tạm chiếm dần dần hoạt động trở lại. Các doanh nghiệp công nghiệp được hồi phục sản xuất một số tư liệu sản xuất như than, xi măng, sản phẩm cơ khí... và hàng tiêu dùng như hàng dệt, giấy, xà phòng, bia, thuốc lá điếu... Các công ty hàng hải nối lại các tuyến vận tải biển giữa Việt Nam với Pháp và Hồng Kông... phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu của vùng bị tạm chiếm. Những hãng buôn lớn của người Pháp như Poinsard và Veyret, Descours, Cabaud, Denis Frères, Bourguoin Meifres, Diethlem... mở rộng hoạt động xuất khẩu than, cao su, gạo... và nhập khẩu hàng công nghiệp.

Kết quả là sản phẩm hàng hóa trên thị trường dồi dào, hoạt động kinh doanh buôn bán khá sầm uất. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Sản xuất công nghiệp tại chỗ không phát triển; Hàng công nghiệp trên thị trường phần lớn là hàng nhập khẩu; Hàng hóa tuy dồi dào nhưng giá cả thị trường vẫn tăng nhanh. So với năm 1946, năm 1950, giá ở vùng bị tạm chiếm đã tăng 3,3 lần. Tiền ra thị trường nhiều, đồng tiền Đông Dương ngày càng mất giá.

2.3. Tình hình kinh tế thương mại những năm 1951-1954

Từ năm 1951, trước những thắng lợi của ta trên mặt trận quân sự, cục diện thất bại của cuộc chiến tranh xâm lược Pháp ngày càng bộc lộ rõ. Hậu quả là:

- Các nhà kinh doanh Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Nam, chuyển về đầu tư ở châu Âu và châu Phi. Những người còn lại thì chuyển sang làm ăn theo kiểu chụp giựt, bóc ngắn cắn dài: Rút vốn đầu tư, ra sức khai thác tài nguyên, tranh thủ kiếm lời nhanh, thu hồi vốn nhanh... khiến sản xuất công nghiệp trong vùng bị tạm chiếm không tăng trưởng mà sụt giảm dần.

- Giá cả trên thị trường tăng nhanh, đồng tiền Đông Dương ngày càng mất giá. Tuy nhiên, hàng hóa trên thị trường vẫn dồi dào. Hàng nhập khẩu từ Pháp ngày càng nhiều. Ngoài ra lại có thêm hàng viện trợ của Hoa Kỳ. Nguồn hàng phong phú đã tạo nên một bộ mặt hoạt động thương mại sầm uất.

Tình hình kinh tế vùng bị tạm chiếm ngày càng xấu thêm cho đến khi hiệp định Geneve được ký kết và ta vào tiếp quản.

2.4. Công tác chuẩn bị tiếp quản Thủ đô

Sau khi hiệp định Geneve được ký kết (20-7-1954), Nạp Tiền 188bet phải giải quyết 3 vấn đề lớn: Duy trì hoạt động bình thường của sản xuất và thương mại ở vùng tự do; xác định phương hướng hòa nhập nền kinh tế vùng tự do cũ và vùng tự do mới giải phóng thành một nền kinh tế duy nhất; chuẩn bị tiếp quản thủ đô Hà Nội trên lĩnh vực kinh tế. Để việc tiếp quản thủ đô được thuận lợi và đảm bảo cuộc sống người dân vẫn sinh hoạt bình thường, bằng nhiều biện pháp kết hợp khác nhau, Mậu dịch quốc doanh đã thu mua dự trữ thóc gạo, muối, hàng công nghiệp tiêu dùng, chất đốt, than… Và ngày 10/10/1954 lịch sử ấy, theo sau đoàn quân chiến thắng vào tiếp quản Thủ đô là các đoàn xe của Mậu dịch quốc doanh chở hàng hóa thiết yếu. Ngay sau đó, Mậu dịch quốc doanh đã tổ chức bán những mặt hàng thiết yếu nhất cho đời sống nhân dân, như gạo, muối, dầu hỏa, chất đốt.

Ngành Công Thương giai đoạn 1955-1965

Giai đoạn 1955-1965 là thời kỳ mà nước Việt Nam sau gần một thế kỷ thuộc địa và hơn một thập kỷ chiến tranh, mới giành được hòa bình ở miền Bắc và bắt tay đặt nền móng đầu tiên cho nền kinh tế độc lập, tự chủ. Công nghiệp, thương mại miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu cho CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà.

1. Lĩnh vực công nghiệp

1.1. Giai đoạn khôi phục (1955-1957)

- Quá trình khôi phục và phát triển công nghiệp quốc doanh

Bước vào giai đoạn khôi phục và xây dựng công nghiệp hiện đại, với phương châm dựa vào sức mình là chính, phát động phong trào thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm và học tập rộng khắp, khơi dậy nhiệt tình lao động và phát huy sáng kiến của giai cấp công nhân, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước anh em XHCN; mời chuyên gia nước bạn sang hướng dẫn hoặc gửi cán bộ, công nhân đi học tập ở nước ngoài.

Trong chính sách đầu tư, vốn đầu tư được tập trung cho công nghiệp quốc doanh. Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân hàng năm cho khu vực này trong cả thời kì là 3,6 lần, riêng năm 1957, khối lượng tuyệt đối vốn đầu tư đã tăng gấp 10 lần so với năm 1951. Kết quả là trong một thời gian ngắn, miền Bắc đã khôi phục về căn bản các nhà máy, xí nghiệp quan trọng.

Kết thúc thời kỳ khôi phục, sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của miền Bắc đã đạt ngang và vượt mức năm 1939 là năm cao nhất dưới thời Pháp thuộc; trong đó, sản phẩm nhóm A bằng 72% và sản phẩm nhóm B bằng 112% so với năm 1939.

- Bước đầu xác lập và củng cố hệ thống quản lý mới của công nghiệp

Theo Nghị định số 91-BCN-QĐ ngày 28/3/1956, Bộ Công nghiệp được tách ra từ Nạp Tiền 188bet , với chức năng quản lí hành chính - kinh tế - kĩ thuật các xí nghiệp quốc doanh và hợp doanh của Ngành, tổ chức điều tra, thăm dò tài nguyên, qui hoạch và đào tạo cán bộ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp trong tình hình mới.

Về quản lí, Chính phủ và Bộ đã ban hành các qui chế và biện pháp quan trọng về quản lí tiền mặt, về thuế, ban hành Điều lệ tạm thời về Hợp đồng kinh 

doanh số 735-TTg tháng 4/1956) nhằm tăng cường liên kết kinh tế và trách nhiệm vật chất đối với việc thực hiện cam kết hợp đồng giữa các xí quốc doanh với nhau và giữa quốc doanh với tư doanh, ban hành Quyết định số 130-TTg ngày 4/4/1957 về việc áp dụng chế độ hạch toán kinh tế nhằm tăng cường sự quản lý tập trung của Nhà nước, đồng thời phát huy tính tích cực của xí nghiệp.

  Về đào tạo, ở tầm quốc gia, bắt đầu xây dựng hệ thống các trường đại học khoa học - kỹ thuật, các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do TW quản lí. Thời kì này, Nhà nước bắt đầu quan tâm gửi cán bộ, nghiên cứu sinh, lưu học sinh và công nhân kĩ thuật đi đào tạo ở nước ngoài.

Về công tác điều tra cơ bản, miền Bắc đã tiến hành thăm dò địa chất và khoáng sản, đánh giá tài nguyên 22 mỏ nhằm phục vụ cho việc qui hoạch và kế hoạch phát triển công nghiệp, khảo sát, thiết kế xây dựng mới; đồng thời thu thập, xử lý nhiều tài liệu quý giúp cho việc mở rộng các mỏ cũ. Nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra và khảo sát, Bộ Công nghiệp đã tổ chức một số đội khảo sát, các phòng thí nghiệm khoa học, nghiên cứu thành công nhiều đề tài cải tiến kĩ thuật và chế tạo thành công hơn 20 mặt hàng mới thay thế nhập khẩu.

- Khuyến khích và sử dụng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa và cá thể, tiểu chủ

Nhìn chung, giai đoạn 3 năm khôi phục và phát triển công nghiệp đã kết thúc thắng lợi. Điều này giúp ổn định mọi mặt đời sống, kinh tế, chính trị và xã hội miền Bắc, tạo tiền đề chuyển sang giai đoạn cải tạo và phát triển. Bước đầu hình thành một cơ cấu công nghiệp mới, mang tính chất độc lập, tự chủ và dân chủ nhân dân - nền công nghiệp nhiều thành phần, trong đó công nghiệp quốc doanh và tư nhân, cá thể là những lực lượng quan trọng, cùng hỗ trợ lẫn nhau để phát triển.   Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tư nhân, cá thể cũng là một lực lượng kinh tế quan trọng, chiếm tỉ trọng tuyệt đối (89%) trong tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp miền Bắc vào năm 1955. Chủ trương khôi phục và sử dụng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tư nhân, cá thể là một định hướng đúng đắn. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tư nhân, cá thể hoạt động phần lớn là nhờ vào những ngành nghề truyền thống dựa vào nguồn nguyên liệu địa phương và đáp ứng thị trường tại chỗ, cung cấp một khối lượng lớn hàng hoá tiêu dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân và một phần công cụ sản xuất thông dụng. Đặc biệt, giải quyết việc làm và thu nhập cho đông đảo người lao động..

1.2. Giai đoạn cải tạo và phát triển (1958-1960)

- Xây dựng và phát triển công nghiệp quốc doanh

Kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển công nghiệp có những thuận lợi cơ bản: miền Bắc có các cơ sở công nghiệp quốc doanh quan trọng vừa khôi phục và xây dựng; bước đầu đã có một đội ngũ công nhân và cán bộ khoa học - kĩ thuật cùng những kinh nghiệm quản lí và tổ chức. Đặc biệt, có sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa anh em về chuyên gia, kĩ thuật, đào tạo và vốn.

Vốn đầu tư cho công nghiệp (công nghiệp quốc doanh) chiếm tỉ lệ 42,2% tổng khối lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của khu vực sản xuất (so với thời kì 1955-1957 là 34,7%). Trong thời kỳ này, tiếp tục khôi phục và mở rộng nhiều cơ sở công nghiệp đã có, đồng thời xây dựng mới nhiều nhà máy quan trọng  mà điển hình là Nhà máy gang thép Thái Nguyên có quy mô lớn nhất nước, với công suất 20 vạn tấn/năm, đợt đầu là 10 vạn tấn/năm.

Công nghiệp địa phương bắt đầu có sự khởi sắc. Cùng với việc trung ương giao lại một số cơ sở cho địa phương, thì các tỉnh và địa phương cũng dựa vào nguồn lực của mình và một phần hỗ trợ của trung ương để xây dựng thêm nhiều cơ 

sở mới. Số cơ sở công nghiệp quốc doanh địa phương từ 170 xí nghiệp với 8.152 công nhân năm 1958 lên 546 xí nghiệp với 25.712 công nhân năm 1959 và 722 xí nghiệp với 44.407 công nhân năm 1960. Trong đó, các xưởng, trạm cơ khí chiếm 46%, sản xuất vật liệu xây dựng chiếm 28%, sản xuất phân bón hoá học, thuốc trừ sâu chiếm 5,8%...

Tình hình sản xuất một số ngành công nghiệp chủ yếu như Điện lực, Cơ khí chế tạo, Luyện kim và khai khoáng, Nhiên liệu, Hoá chất - phân bón, Vật liệu xây dựng, Công nghiệp nhẹ sản xuất tư liệu tiêu dùng, Thực phẩm, ngành Tạp phẩm… đã đáp ứng hầu hết nhu cầu dân cư về các hàng hoá tiêu dùng thông thường.

Công nhân Nhà máy Cơ khí Duyên Hải, Hải Phòng, lá cờ đầu của ngành công nghiệp, nơi khởi phát phong trào Sóng Duyên Hải 1961-1962

- Cải tạo công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tư nhân, cá thể theo chủ nghĩa xã hội

Đến cuối năm 1960, cải tạo công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp căn bản hoàn thành trên miền Bắc. Kết quả, đã chuyển 729 xí nghiệp tư bản tư doanh thành 661 xí nghiệp công tư hợp doanh và 68 xí nghiệp hợp tác. Có 9.481 người làm thuê được chuyển thành công nhân viên các xí nghiệp công tư hợp doanh, 400 người trong số họ được đề bạt chánh phó quản đốc, phân xưởng trưởng và phó. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 14 khoá II (11/1958) đã quyết định chủ trương cải tạo công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa, tiểu chủ và cá thể bằng hình thức công tư hợp doanh đối với xí nghiệp tư nhân tư bản chủ nghĩa và hợp tác hoá đối với tiểu thủ công nghiệp cá thể, tiểu chủ.

  Nhà máy điện Việt Trì được khởi công xây dựng năm 1959, khánh thành năm 1962, có công suất lắp đặt 16MW, cấp điện phục vụ sản xuất cho khu công nghiệp Việt Trì và phát triển văn hóa-xã hội cho các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

1.3. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)

Nhớ Bác lòng ta trong sáng hơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm khu gang thép Thái Nguyên,một khu công nghiệp lớn được xây dựng sau ngày hòa bình (1-1964).

Trên cơ sở đường lối chung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hội nghị trung ương lần thứ 7 khoá III (tháng 6/1962) đã xác định các nhiệm vụ cụ thể cho công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ I là: Uu tiên phát triển công nghiệp nặng, tích cực xây dựng một số cơ sở công nghiệp chủ yếu, làm nòng cốt ban đầu cho công nghiệp hoá, đồng thời tranh thủ xây dựng một số công trình chủ chốt gối đầu cho kế hoạch 5 năm; Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với nông nghiệp, nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp toàn diện, vững chắc; Kết hợp phát triển công nghiệp trung ương với công nghiệp địa phương nhằm tăng cường trang thiết bị cho công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp; Quán triệt nguyên tắc tự lực cánh sinh, phát huy nội lực và tranh thủ sự giúp đỡ bên ngoài, coi trọng phát triển công nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước thay thế nhập khẩu, phấn đấu giải quyết một phần và tiến tới tự đảm bảo vật tư - phụ tùng thay thế.

Kế hoạch 5 năm lần thứ I là kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn đầu tiên nhằm công nghiệp hoá đại quy mô. Tuy nhiên, kế hoạch 5 năm đang được khẩn trương thực hiện còn chưa kết thúc thì cuối năm 1964, không quân Mỹ đánh phá miền Bắc. Từ đây, công nghiệp và toàn bộ đời sống kinh tế được đặt trong hoàn cảnh thời chiến.

- Phát triển công nghiệp hiện đại và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội

Trong kế hoạch 5 năm, đã thực hiện đầu tư ưu tiên cho công nghiệp, nhất là các ngành công nghiệp nặng trung ương. Bình quân hàng năm, vốn đầu tư nhà nước vào công nghiệp là 343 triệu đồng, chiếm 45% tổng vốn đầu tư xã hội vào khu vực sản xuất vật chất và gấp 3 lần số tuyệt đối đầu tư bình quân hàng năm của thời kỳ trước. Trong 5 năm, tổng khối lượng vốn đầu tư cho công nghiệp thực hiện 1.351,8 triệu đồng, phân ra nhóm A: 78% và nhóm B: 22%, cho công nghiệp trung ương: 74,7% và công nghiệp địa phương: 25,3%. Riêng hai ngành điện lực và luyện kim đen chiếm 40% tổng vốn đầu tư vào công nghiệp. Do đó, tổng giá trị tài sản cố định mới tăng thêm của công nghiệp trong 4 năm 1961-1964 là 1.031,5 triệu đồng, trong đó công nghiệp trung ương tăng 964,5 triệu đồng và công nghiệp địa phương tăng 67 triệu đồng.

Trong năm đầu kế hoạch 5 năm, tiếp tục thi công 124 công trình trên hạn ngạch của giai đoạn trước chuyển sang và khởi công 45 công trình khác, trong số đó có 58 công trình đã và đang xây dựng có ý nghĩa quan trọng đối với quốc kế dân sinh. Kết quả, 21 công trình trên hạn ngạch đã hoàn thành trong năm, giá trị tài sản cố định tăng thêm 195,2 triệu đồng. Cả thời kỳ kế hoạch 5 năm đã xây dựng thêm 120 xí nghiệp, đưa tổng số xí nghiệp quốc doanh từ 1.012 năm 1960 lên 1.132 năm 1965, trong đó công nghiệp trung ương: 205 và công nghiệp quốc doanh địa phương: 927. Trong thời kỳ này, đã tăng thêm 113 xí nghiệp quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại.

Trong công nghiệp, đã bước đầu hình thành một cơ cấu theo hướng hiện đại, tự chủ. Công nghiệp trung ương phát triển chủ yếu về cơ khí, luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng. Công nghiệp địa phương dựa trên nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất các hàng hoá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng thông dụng. Bước đầu hình thành một số khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, Đông Anh, Việt Trì, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Hồng Quảng, Vinh...

Nhà máy dệt 8-3 được xây dựng và khánh thành năm 1965

- Phát triển công nghiệp địa phương, tiểu thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp

Theo tinh thần các Nghị quyết số 21-NQ/TW (05/7/1961) của Ban Bí thư về phương hướng phát triển hợp tác xã thủ công nghiệp và Nghị quyết số 105-NQ/TW (19/9/1964) của Bộ Chính trị về phương châm phát triển công nghiệp địa phương là đi từ nhỏ lên lớn, từ giản đơn đến phức tạp, từ thủ công và bán cơ khí lên cơ khí, từ phân tán, quy mô nhỏ đến tập trung, thích hợp với quá trình đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn.

Năm 1965, miền Bắc có 927 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh địa phương và 2.529 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp với 517.548 công nhân và thợ thủ công chuyên nghiệp. Công nghiệp địa phương tạo ra giá trị sản lượng 1.290 tr. đồng, chiếm 49% giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp miền Bắc, tăng 4,8 lần so với năm 1955 và 142% so với năm 1960. Trong đó, công nghiệp quốc doanh địa phương và công tư hợp doanh tăng 100% so với năm 1960 và chiếm tỷ trọng 39%, tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã, cá thể tăng 22,5% và chiếm tỷ trọng 61%. Phân theo ngành phục vụ: sản xuất tư liệu tiêu dùng chiếm tỷ trọng  60,8%, sản xuất tư liệu sản xuất 34,6% và xuất khẩu 4,6%. Những sản phẩm chủ yếu của công nghiệp địa phương bao gồm các hàng hoá tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng thông dụng cho dân cư như điện, than, gang, phân bón hoá học, gạch ngói, xi măng, gỗ tròn, tre nứa, song mây, nông cụ cải tiến, chiếu cói, da thuộc, đường mật, cá, muối...

Kết quả đạt được của một số ngành công nghiệp chủ yếu    

Tiểu thủ công nghiệp, lực lượng to lớn của công nghiệp địa phương, sản xuất ra 61% giá trị sản lượng công nghiệp địa phương và 40% giá trị sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp miền Bắc.

+ Điện lực: Đạt tốc độ phát triển nhanh: 248% (tốc độ chung của công nghiệp -189%). Đã xây dựng thêm các nhà máy điện như Uông Bí, Việt Trì, Thái Nguyên, Hà Bắc, Vinh... đưa tổng số cơ sở từ 33 năm 1961 lên 40 năm 1965.   Năm 1965, miền Bắc đạt sản lượng điện 633,6 triệu kWh, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1960. Công suất huy động thêm của ngành Điện trong thời gian này là 103.000 kW; công suất có khả năng huy động là 192.000 kW, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các nhà máy và khu công nghiệp quan trọng, cho nông nghiệp chống úng và chống hạn ở đồng bằng Bắc bộ, một số khu vực trung du và miền núi.

+ Ngành Than: Sản lượng than khai thác tăng từ 2,6 triệu tấn năm 1960 lên 4,2 triệu tấn năm 1965. Ngành Than đã xây dựng thêm một số mỏ phụ, khởi công xây dựng mỏ than Mông Dương, nghiên cứu khôi phục mỏ than Mạo khê, mở rộng mỏ than Uông Bí, hoàn thành xây dựng cơ sở luyện cốc Hồng Gai, thăm dò bổ sung trữ lượng các mỏ than Vàng Danh, Cánh Gà, Mông Dương, Mạo Khê, nâng cấp trữ lượng than Hà Tu, Hà Lầm, Tây Bắc, khởi công thăm dò Khe Chàm...

+  Ngành Cơ khí: Đã có khả năng chế tạo các máy công cụ chính xác cấp 2, các loại máy nổ, máy bơm, các thiết bị toàn bộ cho một số ngành công nghiệp nhẹ. đưa số xí nghiệp cơ khí lên 148 năm 1965, đạt giá trị sản lượng 309 triệu đồng.

+ Ngành Luyện kim: Sản lượng gang miền Bắc vào năm 1965 đạt 115 ngàn tấn (riêng Thái Nguyên là 90 ngàn tấn), thép thỏi đạt 10 ngàn tấn.

+ Ngành Phân bón, hoá chất: Năm 1965, các loại phân bón đạt: supe phốt phát: 87,2 ngàn tấn, quặng apatít cục: 680 ngàn tấn, thuốc bột 666: 1.569 tấn, axit sunphuaric: 4.688 tấn. Đã hoàn thành Nhà máy Phân đạm Hà Bắc trong năm 1965, bắt đầu xây dựng cơ sở nghiền apatít, mở rộng phân xưởng axit sunphuaric, gấp rút nghiên cứu xây dựng nhà máy điện giải và thuốc nhuộm.

+ Ngành Vật liệu xây dựng: Tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở cả trung ương và địa phương, đưa số lượng cơ sở từ 352 năm 1960 lên 429 năm 1965.

 2. Trong lĩnh vực thương mại+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Được tiếp tục đẩy mạnh. Số cơ sở công nghiệp thực phẩm và công nghiệp hàng tiêu dùng tăng từ 321 cơ sở năm 1960 lên 336 cơ sở năm 1965.   

2.1. Giai đoạn khôi phục kinh tế và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1955 – 1960)

Đối với lĩnh vực thương mại, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 8 khóa II (tháng 8 năm 1955) đã đề ra nhiệm vụ: “Điều chỉnh nền thương nghiệp trước đây phục vụ đế quốc, chiến tranh xâm lược và một số người thành thị, thành thương nghiệp phục vụ dân sinh và sản xuất; khôi phục và phát triển thương nghiệp trên cơ sở tăng cường mậu dịch quốc doanh, làm cho mậu dịch quốc doanh chiếm ưu thế trên thị trường, đồng thời phát triển vững chắc hợp tác xã mua bán ở những nơi đã cải cách ruộng đất”.

Thương nghiệp quốc doanh đã có sự phát triển rất nhanh chóng, tổng trị giá hàng hóa mua vào trong 5 năm (1955-1960) tăng lên 6,3 lần, tổng mức lưu chuyển bán lẻ năm 1960 so với năm 1955 tăng hơn 6 lần. Hàng nghìn cửa hàng bán buôn, bán lẻ, thu mua và phục vụ ăn uống, dịch vụ ra đời, tạo nên mạng lưới kinh doanh thương nghiệp trải khắp các thành phố, tỉnh, huyện và thị trấn. Năm 1955 mới có 511 cửa hàng thì đến 1960 đã có 1.987 cửa hàng…

Cũng trong giai đoạn này, Bộ Thương nghiệp được thành lập (1955) do ông Phan Anh là Bộ trưởng, ông Đặng Việt Châu là Thứ trưởng, sau đó ngày 29/4/1958 được chia ra thành hai Bộ: Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương (1958). Các tổng công ty cũng được ra đời với nhiệm vụ kinh doanh từng nhóm mặt hàng trên phạm vi toàn miền Bắc, có hệ thống từ trung ương xuống tận cơ sở. Ở các tỉnh, thành phố đã tổ chức các ty hoặc sở thương nghiệp và công ty bán buôn kiêm bán lẻ.

Có thể nói, thời kỳ 1955-1975 là thời kỳ cải tạo, xây dựng và phát triển kinh tế ở miền Bắc, vừa phải tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước trên phạm vi cả nước. Cũng trong suốt 20 năm đó, thương mại ở hai miền đất nước phát triển trong những điều kiện hoàn toàn khác nhau. Sự phát triển của thương mại ở miền Bắc tùy thuộc vào nhiệm vụ xây dựng kinh tế của mỗi giai đoạn. 

Trong đó, hoạt động nội thương có nhiệm vụ phát huy vai trò đòn xeo, phục vụ thúc đẩy khôi phục và phát triển sản xuất; đấu tranh bình ổn vật giá. Tình hình thương nghiệp nội địa từ 1955 đến 1960 diễn biến tích cực, thị trường giá cả bình ổn; hàng hoá trên thị trường ngày càng phong phú hơn, việc mua bán đễ dàng, thuận tiện hơn (kể cả hai mặt hàng là gạo và vải).

Hoạt động ngoại thương, trên phương diện kinh tế đối ngoại, ta đã thực hiện phương châm không ngừng củng cố và phát triển quan hệ kinh tế - thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước ngoài xã hội chủ nghĩa, thuộc thế giới thứ 3, như Nam Á, Bắc Phi, Trung Cận Đông...

Quan hệ thương mại với các nước khác trên thế giới cũng ngày càng được thiết lập: Ký Hiệp định thương mại với Chính phủ Pháp (cuối 1955); Ấn Độ (cuối 1956); Inđonêxia (đầu 1957); tiếp theo sau là Cộng hòa Ả rập Thống nhất; Campuchia; I-rắc,… Chúng ta cũng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều thị trường trong khu vực và trên thế giới. Tính đến năm 1960, ta đã có quan hệ thương mại với 22 nước.

Cũng trong thời gian đó, một số tổng công ty xuất nhập khẩu cũng đã được thành. Kim ngạch xuất nhập khẩu 3 năm (1958-1960) gấp 3 lần so với 3 năm trước đó (1955- 1957). Năm 1960, xuất khẩu cân đối được 2/3 nhập khẩu; Viện trợ không hoàn lại chỉ còn chiếm 13,2% kim ngạch nhập khẩu.

Đánh giá tổng quát hoạt động của thương nghiệp trong thời kỳ 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, Nghị quyết Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 10 (khóa II) về thương nghiệp và giá cả đã chỉ rõ: “Trong thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế, ta đã không ngừng tăng cường lực lượng của thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán, hoàn thành nhanh gọn và nói chung là tốt việc cải tạo thương nghiệp tư bản tư doanh, tiến hành cải tạo thương nghiệp nhỏ, chuyển một bộ phận tiểu thương sang sản xuất. Thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất về căn bản đã hình thành. Nội dung đã có nhiều cố gắng mở rộng thu mua và gia công nắm nguồn hàng, cải tiến việc phân phối và cung cấp hàng hóa, tiếp tục ổn định thị trường, ổn định giá cả, phục vụ tốt sản xuất, xây dựng và đời sống nhân dân, đồng thời góp phần quan trọng vào việc cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp tư bản tư doanh”.

2.2. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)

Bằng nhiều biện pháp thu mua thiết thực và hiệu quả, tổng giá trị hàng hóa trong nước do ngành thương mại thu mua không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu so sánh năm 1965 với năm 1960 thì tổng giá trị đó bằng 159,1%; trong đó, trị giá về lương thực bằng 139,6%; về thực phẩm và hàng nông sản khác bằng 196,75%. Khối lượng hàng công nghiệp thu mua được cũng tăng lên đáng kể qua các năm. So với năm 1960 thì năm 1965, chỉ số đó là 156,3%. Mức độ lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong 5 năm đã tăng bình quân hàng năm 7,1%, vượt mức kế hoạch Nhà nước đề ra.    Trên cơ sở nhiệm vụ được đề ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa III họp tháng 4 năm 1963), trong điều kiện kinh tế nước ta lúc đó, việc Nhà nước nắm được ngày càng nhiều hàng hóa sản xuất để phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân có ý nghĩa then chốt. Do đó, nhiệm vụ chính của hoạt động thương mại giai đoạn này là thu mua, nắm giữ hàng lương thực, thực phẩm và các hàng nông sản khác.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, ngành Thương mại đã có những đóng góp xứng đáng: So với năm 1960 thì năm 1965, xuất khẩu tăng 27,9%; nhập khẩu tăng 103,6%; vật tư kỹ thuật cung ứng cho sản xuất, xây dựng và quốc phòng tăng 79%, trong đó xăng dầu tăng 85,4%. Qua việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ và thiết bị lẻ, miền Bắc đã cải tạo và xây dựng mới nhiều công trình quan trọng thuộc các ngành Năng lượng, Chế tạo máy, Hóa chất, Khai khoáng,… Tính đến năm 1964, nước ta đã có quan hệ giao thương với 40 nước trên thế giới.

Về lưu thông hàng hóa trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội tăng 51,2%. Khối lượng sản phẩm của các ngành sản xuất đã được ngành Thương mại tiêu thụ trên thị trường trong nước tăng 57,4%. Thương nghiệp nội địa đã bảo đảm được 75 - 76% nhu cầu mua sắm của gia đình công nhân viên chức. Giá cả hàng hóa trên thị trường thời kỳ này tương đối ổn định.

Mạng lưới thương nghiệp nội địa bao gồm các cửa hàng, kho trạm cùng các trang thiết bị thương nghiệp và sự phân bố hợp lý mạng lưới giữa các khu vực, các ngành hàng và các khâu kinh doanh đã được tăng cường thêm đáng kể trong kế hoạch 5 năm, điều đó đã làm tăng thêm năng lực tổ chức lưu chuyển hàng hóa và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của thị trường.

Đánh giá chung về thời kỳ này, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành trung ương lần thứ 10 (khóa III) cũng chỉ rõ: “Thương nghiệp đã có nhiều cố gắng phục vụ nhu cầu thiết yếu của sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời góp phần vào việc xuất khẩu, củng cố giá trị đồng tiền, hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa và tăng tích lũy để thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa”.

(Còn nữa)


Nguồn:Kỷ yếu ngành Công Thương Copy link

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website