Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đầu tư cho tăng trưởng xanh: con đường thiết thực và hiệu quả để phát triển bền vững

Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững là cơ quan đầu mối của Nạp Tiền 188bet đã và đang trong quá trình cập nhật, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thứ nhất, nền kinh tế xanh mở ra thời kỳ tăng trưởng cao dựa trên đổi mới sáng tạo và sử dụng hiệu quả tài nguyên, tạo cơ hội phát triển cho tất cả các thành phần xã hội. Tại Hoa Kỳ, kinh tế xanh tạo việc làm cho 9,5 triệu lao động, đóng góp trên 7% GDP (tương đương 1,3 nghìn tỷ USD/năm) và tăng trưởng trên 20% trong giai đoạn 2012-2016; tại các nước OECD (không tính Mỹ), con số tương ứng là 17.5 triệu lao động và 12% GDP (tương đương 2,9 nghìn tỷ USD/năm). Tại Vương quốc Anh, dự báo kinh tế xanh có thể tăng trưởng với tốc độ 11%/năm trong giai đoạn 2015-2030, cao hơn khoảng gấp 4 lần dự báo tăng trưởng toàn nền kinh tế. Theo đánh giá của Ủy ban Châu Âu năm 2020, quy mô thị trường toàn cầu cho các sản phẩm và dịch vụ xanh ước tính đạt trên 5 nghìn tỷ USD và tiếp tục tăng trưởng cao hơn các thị trường truyền thống, thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Thứ hai, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với những thành tựu đột phá đang làm thay đổi cơ bản cách thức sản xuất, kinh doanh và tương tác giữa con người. Các nền kinh tế kết nối với nhau chặt chẽ và dần hình thành những nền kinh tế số với giá trị gia tăng cao dựa trên nền tảng khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo.

Thứ ba, mặc dù xu hướng bảo hộ mậu dịch có dấu hiệu trở lại trong những năm gần đây, quá trình toàn cầu hóa tiếp tục được đẩy mạnh, giúp tăng cường hợp tác thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng cũng kèm theo những yêu cầu cao hơn như trách nhiệm xã hội, môi trường. Đồng thời, quá trình này cũng thúc đẩy liên kết để giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm phát thải khí nhà kính (KNK)...

Thứ tư, BĐKH tiếp tục diễn biến phức tạp, là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà loài người phải đối mặt trong thời đại ngày nay, đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và sinh kế của hàng triệu người và ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn. Thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH, đến tháng 11năm 2021, đã trên 140 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã tuyên bố mục tiêu trung hòa các-bon hoặc phát thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ 21. Trong đó, gần đây hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đưa ra cam kết mục tiêu trung hòa các-bon lần lượt vào năm 2050 và năm 2060. Theo đó, các nước xây dựng chiến lược phát thải thấp theo hướng xanh, sạch với tầm nhìn dài hạn đến giữa thế kỷ XXI nhằm góp phần đạt được mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 2°C và theo đuổi các nỗ lực để hạn chế ở mức 1,5°C. Đây là căn cứ để cân đối, lập kế hoạch ngân sách dài hạn, ban hành chính sách và xây dựng lộ trình huy động nguồn lực thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra, đồng thời cung cấp định hướng thống nhất, ổn định, dài hạn để các địa phương, các ngành, doanh nghiệp và người dân xây dựng, triển khai các kế hoạch, chương trình, dự án thúc đẩy TTX phù hợp với mục tiêu chung, điều kiện nguồn lực, năng lực công nghệ và nhu cầu thị trường.

Thứ năm, đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đã làm thay đổi mạnh mẽ tư duy và cách thức phát triển trong tương lai, hướng tới nâng cao năng lực chống chịu của các quốc gia với những cú sốc bên ngoài. Phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19 theo hướng xanh (phục hồi xanh) trở thành một xu hướng mạnh mẽ trên thế giới. Nhiều Chính phủ cam kết triển khai các gói hỗ trợ thúc đẩy phục hồi xanh, trong đó Liên minh Châu Âu (EU) đã cam kết dành khoảng 267 tỷ USD cho các dự án đầu tư thân thiện với khí hậu trong thập kỷ tới.

Định hướng của Đảng và Nhà nước về Tăng trưởng xanh

Bên cạnh các yêu cầu phát triển mới trên thế giới, để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo định hướng tại Văn kiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII) về phát triển kinh tế xanh, bối cảnh và điều kiện trong nước cho thấy:

Một là, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ cách thức tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, nhân công giá rẻ, làm gia tăng phát thải và suy thoái môi trường sang tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào thể chế và quản trị hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới sáng tạo và thân thiện với khí hậu. Gần đây nhất, Đại hội XIII nêu rõ định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 là “phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các-bon thấp...”. Theo đó, TTX được xác định là một bộ phận không thể thiếu trong tổng thể chiến lược phát triển của đất nước.

Hai là, đầu tư cho TTX là con đường thiết thực và hiệu quả để hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam với quốc tế về phát triển bền vững (các Mục tiêu PTBV/ SDGs), giảm phát thải KNK, ứng phó với BĐKH. Theo báo cáo về chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2020, Việt Nam là một trong sáu quốc gia bị tác động mạnh nhất bởi BĐKH. Thực hiện Chiến lược góp phần nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế và con người trước BĐKH; đồng thời hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế thông qua thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất xanh, tạo thuận lợi cho việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Ba là, Chiến lược quốc gia về TTX thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược 2011-2020) đã đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt về hình thành hệ thống văn bản chính sách thúc đẩy TTX, bước đầu chứng minh TTX ở Việt Nam là khả khi, có đóng góp tích cực đến đổi mới mô hình tăng trưởng, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài, đồng thời giảm nhẹ phát thải KNK.

Chính vì các lý do nêu trên, ngày 01 tháng 10 năm 2021 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược quốc gia về TTX).

Các mục tiêu, nhiệm vụ Chiến lược liên quan đến ngành Công Thương

Chiến lược quốc gia về TTX đã chỉ ra những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể mang tầm chiến lược, đặt ra nhiều yêu cầu cụ thể đối với ngành Công Thương, bao gồm:

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao Chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030: Tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 giảm từ 1,0 - 1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20%; kinh tế số đạt 30% GDP; Mục tiêu chủ yếu đến năm 2050: Tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GDP bình quân mỗi giai đoạn (10 năm) giảm 1,0%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 25 - 30%; phấn đấu kinh tế số đạt 50% GDP;

Để đạt được các mục tiêu nêu trên, định hướng chiến lược đối với ngành công thương là nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước và chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch; đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia.

Dự kiến các nội dung triển khai của Nạp Tiền 188bet

Thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ, Nạp Tiền 188bet đã chủ động xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự thảo Kế hoạch hành động đang trong quá trình hoàn thiện để trình Bộ trưởng ban hành trong tháng 12 năm 2021. Các nội dung chính về tăng trưởng xanh ngành công thương cho giai đoạn tới chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ sau:

Về mục tiêu tổng quát:

- Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045.

- Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105 - 115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức 160 - 190 triệu TOE. Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420 - 460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375 - 410 kgOE/1.000 USD GDP.

- Thúc đẩy các mô hình sản xuất kinh doanh theo theo hướng tăng trưởng xanh trong đó áp dụng các giải pháp khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

- Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045 và với sự hỗ trợ của quốc tế phấn đấu đạt các mục tiêu cao hơn, hướng tới mục tiêu trung hòa carbon.

Mục tiêu cụ thể

Giai đoạn 2021-2025: Thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp, thương mại nhằm đạt mục tiêu giảm 5 - 8% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất, cụ thể dệt may, thép, nhựa, hóa chất, rượu bia nước giải khát, giấy,..; 50% đến 70% các cơ sở thuộc danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện kiểm kê và có kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính;  85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối, sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần cho sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy; xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại;

Giai đoạn 2026-2030: Thúc đẩy các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững trong công nghiệp, thương mại nhằm đạt mục tiêu giảm 7 - 10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất chính như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, rượu bia nước giải khát, giấy và một số ngành sản xuất khác; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho sản phẩm bao bì nhựa sử dụng một lần, khó phân hủy.

Các nhiệm vụ chủ yếu về tăng trưởng xanh ngành Công Thương

Phát triển ngành sản xuất điện theo hướng tăng trưởng xanh với định hướng chiến lược tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn cung năng lượng sơ cấp, giảm dần sự phụ thuộc vào năng lượng có nguồn gốc hóa thạch;

Xây dựng và ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ năng lượng mới như hydrogen, thu hồi lưu giữ và tái sử dụng các-bon;

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách thúc đẩy khuyến khích phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo;

Thực hiện các giải pháp về kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ trong sản xuất công nghiệp, tăng cường sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm tối đa chất thải ra môi trường;

Xây dựng các cơ chế khuyến khích triển khai các giải pháp về sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên nước, tái chế, tái sử dụng chất thải trong công nghiệp;

Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển mô hình cụm công nghiệp sinh thái, bền vững; áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, vận hành, quản lý các cụm công nghiệp;

Xây dựng danh mục và hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất, kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất cho các ngành công nghiệp theo điều kiện quốc gia và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ.

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững thuộc Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;

Triển khai thực hiện lộ trình loại bỏ phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu suất thấp và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới theo Quyết định số 24/2018/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Phát triển thị trường các thiết bị hiệu suất cao, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của toàn xã hội, thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng đối với danh mục các thiết bị phải dán nhãn năng lượng và áp dụng hiệu suất năng lượng tối thiểu theo quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ;

Để triển khai các nhiệm vụ nêu trên, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững là cơ quan đầu mối của Nạp Tiền 188bet đã và đang trong quá trình cập nhật, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi Kế hoạch hành động được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ TKNL sẽ phối hợp với các đơn vị có liên quan trong và ngoài Bộ kế thừa và phát huy các thành quả đạt được trong giai đoạn 2011-2020 và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2021-2030./.


Tác giả: Việt Hà

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website