Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyển dịch năng lượng của Việt Nam hướng đến phát triển bền vững

Với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia khi nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, mức nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn, sáng ngày 13/10, tại Hà Nội, Vụ Dầu khí và Than - Nạp Tiền 188bet phối hợp với Tạp chí Năng lượng sạch Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức chương trình Diễn đàn “Chuyển dịch năng lượng của Việt Nam hướng đến phát triển bền vững”.

Tham dự chương trình có Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển; Chuyên gia kinh tế - PGS.TS Trần Đình Thiện; Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí và Than Ngô Thúy Quỳnh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Phạm Nguyên Hùng, bà Vũ Chi Mai - Trưởng hợp phần dự án 4E – EVEF, Chương trình Năng lượng GIZ và đông đảo đại diện từ các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực năng lượng.

Xu hướng phát triển năng lượng tái tạo

Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch.

Thế giới đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành năng lượng, trong đó sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn "năng lượng xanh" được xem là điểm sáng nổi bật.

Trong những năm qua, ngành năng lượng trở thành ngành kinh tế năng động, đóng góp một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại nhiều địa phương và đất nước. Theo số liệu tổng hợp, năm 2020 mức tiêu thụ năng lượng quốc gia tăng đáng kể, cơ cấu tiêu thụ năng lượng đang chuyển dịch theo hướng năng lượng hóa.

Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm đã ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện chuyển đổi ngành năng lượng sang hoạt động theo cơ chế thị trường, huy động được nguồn nhân lực lớn cho đầu tư phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nòng cốt là các doanh nghiệp nhà nước.

Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển cho biết, Việt Nam được đánh giá là một trong sáu quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi biến đổi khí hậu theo báo cáo về chỉ số rủi ro khó hậu toàn cầu năm 2020. Trong những năm qua, Việt Nam đã luôn tích cực trong thực hiện các cam kết của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và tích cực tham gia Thỏa thuận chung Paris trong khuôn khổ Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21). Trong đó, một trong những yêu cầu quan trọng mà Việt Nam cần thực hiện khi tham gia là thúc đẩy chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ để giảm phát thải khí nhà kính, các quyết định đầu tư và chính sách phải được thực hiện để khử carbon trong lĩnh vực năng lượng.

Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển phát biểu tại Diễn đàn

Chuyển dịch năng lượng để phát triển bền vững

Bên cạnh đó, việc thực hiện các FTA thế hệ mới cũng đặt ra các yêu cầu phải thúc đẩy chuyển dịch năng lượng. Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã xác định các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp lớn về chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Các chuyên gia tại Diễn đàn cũng cho biết, cơ cấu tiêu thụ năng lượng sơ cấp toàn cầu đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, nhất là từ khi đại dịch covid bùng phát.

Số liệu thống kê của IEA cho thấy, do tác động của đại dịch Covid - 19, nhu cầu năng lượng sơ cấp giảm gần 4% vào năm 2020, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng toàn cầu giảm 5,8; mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch giảm mạnh (năm 2020, dầu giảm 8,6%, than giảm 4%) trong khi năng lượng tái tạo và xe điện hầu như không bị ảnh hưởng; nhiên liệu và công nghệ các-bon thấp, đặc biệt là điện mặt trời và gió đạt tỷ trọng tăng trưởng hàng năm cao nhất từ trước đến nay trong hỗn hợp năng lượng toàn cầu (tăng hơn 1%).

Năm 2020, điện tái tạo thế giới đã bổ sung thêm 261 GW công suất (chiếm 82% tổng công suất phát điện bổ sung trên toàn cầu). Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, xu hướng phát triển năng lượng của thế giới sẽ đi theo hướng thay thế dần các nguồn năng lượng hóa thạch (than, dầu mỏ) bằng các nguồn năng lượng xanh và sạch hơn (gió, mặt trời, sinh khối, hydro xanh, methanol...). Trong đó, khí tự nhiên đóng vai trò là bước trung gian cho quá trình chuyển đổi này.

Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN lần thứ 39 (AMEM 2021) đã ra Tuyên bố chung về An ninh năng lượng và Chuyển dịch năng lượng, khẳng định ý chí của các quốc gia thành viên trong việc cùng nhau theo đuổi mục tiêu an ninh và chuyển dịch năng lượng khu vực, đồng thời đưa ra các giải pháp về tài chính, thu hút đầu tư, các hỗ trợ kỹ thuật để phát triển nền kinh tế ít carbon trong cộng đồng ASEAN, mục tiêu đến năm 2025 tỉ lệ năng lượng tái tạo đạt 23% trong tổng cung năng lượng sơ cấp và giảm 32% cường độ năng lượng.

Trong vài tuần tới, Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) sẽ diễn ra và dự kiến sẽ có nội dung thảo luận về đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Theo tinh thần của Nghị quyết 55, sắp tới Quốc hội sẽ sửa đổi Luật Dầu khí và hoàn thiện các luật chuyên ngành về điện lực, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các luật khác liên quan đến ngành năng lượng để làm cơ sở thực hiện hiệu quả hơn cơ chế thị trường; nghiên cứu, thực hiện luật hoá việc điều hành giá điện và một số ưu đãi cho dự án được khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực năng lượng; hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kiểm soát và điều phối điện lực; nghiên cứu, xây dựng và ban hành luật về năng lượng tái tạo.

Đồng thời, Chính phủ lãnh đạo xây dựng và triển khai Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia và các chiến lược phát triển các phân ngành năng lượng, Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia phù hợp với tinh thần của Nghị quyết.

Cùng chung với quan điểm với ông Nguyễn Đức Hiển về hiệu quả của của việc chuyển dịch năng lượng tại Diễn đàn, các đại biểu cũng cho rằng hiệu quả sử dụng năng lượng đang ngày càng được cải thiện và các dạng năng lượng cuối được sử dụng dưới dạng điện đang ngày càng phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực giao thông vận tải do ứng dụng các tiến bộ của khoa học, công nghệ, nhất là các công nghệ của cuộc CMCN lần thứ tư.

Các đại biểu cũng đã chia sẻ kinh nghiệm về một số xu hướng chính phát triển năng lượng được quan tâm hiện nay như: dịch chuyển dần từ dầu sang khí; tăng cường tích hợp lọc-hóa dầu; phát triển năng lượng tái tạo; sự phát triển của nền kinh tế methanol, nền kinh tế hydro; chuyển hóa CO2; tiết kiệm năng lượng... Nhiều tập đoàn dầu khí trên thế giới đã xác định định hướng chiến lược chuyển đổi từ mô hình tập đoàn dầu khí thành tập đoàn năng lượng để thích ứng với xu thế và yêu cầu chuyển dịch năng lượng.

Khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo

Nhờ các chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo của Đảng cà Chính phủ, thời gian qua, nhất là trong 2 năm 2019-2020, đã có sự phát triển rất nhanh của năng lượng tái tạo ở Việt Nam, đặc biệt là điện mặt trời.

Theo ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, tính đến hết ngày 31/12/2020, trong tổng số 69.340 MW công suất lắp đặt nguồn điện toàn quốc, 16.420 MW điện mặt trời (bao gồm 8.673 MW điện mặt trời tập trung và 7.755 MW điện mặt trời mái nhà), 514 MW điện gió, 382,1 MW điện sinh khối, 9,43 MW điện rác. Tổng công suất lắp đặt điện NLTT chiếm hơn 25% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống.

Kết quả thực tế năm 2019 và 2020, sản lượng điện phát từ nguồn NLTT đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh và 10,994 tỷ kWh đã góp phần giảm đáng kể điện chạy dầu giá cao. Nếu so sánh số liệu nguồn điện dầu thực tế được huy động với dự báo của EVN thì điện chạy dầu đã giảm 2,17 tỷ kWh năm 2019 và giảm 4,2 tỷ kWh năm 2020 (tiết kiệm khoảng 10.850 tỷ VNĐ – 21.000 tỷ VNĐ). Các nguồn NLTT đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi miền Bắc thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5-6 năm 2021), góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021-2025, giảm phát thải khí nhà kính và các phát thải ô nhiễm khác như SOx, NOx, bụi, nhiệt.

Tháo gỡ những nút thắt về chính sách

Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị được đánh giá có tính chiến lược và toàn diện, được các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp và xã hội đánh giá cao. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần sớm thúc đẩy để thể chế hóa và cụ thể hóa Nghị quyết thành các chiến lược và chính sách cụ thể.

Tại Diễn đàn, ông Phạm Nguyên Hùng cũng thẳng thắn đưa ra những hạn chế, khó khăn trong quá trình chuyển đổi năng lượng như hệ luỵ không nhỏ cho an toàn vận hành, an ninh hệ thống điện, tăng truyền tải 500 kV (do điện mặt trời/điện gió hầu hết phát triển ở khu vực miền Nam và miền Trung, nơi có tiềm năng tốt hơn) tác động đến huy động công suất và số lần tăng/giảm công suất của các nhà máy nhiệt điện, tua bin khí, làm tăng chi phí, giá thành ngành điện, nhất là trong điều kiện hiện tại một số loại hình năng lượng tái tạo vẫn đang có giá thành đắt hơn nhiều so với giá thành bình quân ngành điện.

Chính vì vậy, ông Hùng đã đưa ra những đề xuất như việc khống chế tỷ lệ điện mặt trời ở mức chấp nhận được (khoảng 20% công suất hệ thống) kết hợp với việc phát triển các nguồn linh hoạt như thuỷ điện tích năng, nguồn động cơ đốt trong (internal combustion engine - ICE), pin lưu trữ,... và nâng cao khả năng điều khiển hệ thống điện cho các Trung tâm Điều độ.

Bên cạnh đó, ưu tiên hơn phát triển điện mặt trời mái nhà với quy định tỷ lệ điện tự sử dụng tại chỗ (có thể là khoảng 80% tự sử dụng, 20% sản lượng thừa cho phép bán ra hoặc một tỷ lệ hợp lý khác), đấu nối vào lưới điện 35 kV trở xuống mà không yêu cầu phải cải tạo nâng khả năng tải của lưới điện hiện hữu và các dự án điện mặt trời nổi trên mặt nước với điều kiện việc lắp đặt thiết bị trên mặt nước không được làm ảnh hưởng đến hoạt động của công trình, hồ chứa, hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản.

“Xây dựng chính sách hợp lý cho các dự án lưu trữ năng lượng theo hướng khuyến khích chủ đầu tư các dự án đầu tư hệ thống lưu trữ khi giá thành hệ lưu trữ phù hợp là điều nên làm” ông Hùng chia sẻ.

Đảm bảo an toàn của hệ thống điện quốc gia

Đối với điện gió, ông Hùng lưu ý, việc phát triển điện gió trên bờ cần được kiểm soát để tỷ lệ điện gió trên bờ và điện mặt trời ở mức hợp lý dựa trên khả năng hấp thụ và điều khiển của hệ thống điện quốc gia ở từng thời điểm, phù hợp với điều kiện kỹ thuật - vận hành. Mục đích cuối cùng là không làm ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống điện quốc gia và từng vùng.

Với các dự án điện gió ngoài khơi, ông Hùng cho rằng cần chú trọng phát triển khi điều kiện kinh tế về chi phí đầu tư, vận hành, bảo dưỡng và hệ thống hạ tầng lưới điện giải toả công suất được chuẩn bị sẵn sàng.

Đối với các hệ thống điện mặt trời mái nhà, ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà theo hướng tự sử dụng là chính. Quy định tỷ lệ điện tự sử dụng tại chỗ (có thể là khoảng 80% tự sử dụng, 20% sản lượng thừa cho phép bán ra hoặc một tỷ lệ hợp lý khác tùy theo quy mô công suất), đấu nối vào lưới điện từ 35 kV trở xuống mà không yêu cầu phải cải tạo khả năng tải của lưới điện hiện hữu.

“Để khuyến khích giá bán điện dư của các dự án này có thể nghiên cứu quy định ở một mức phù hợp, điều chỉnh theo năm và nằm trong khung giá phát điện mặt trời do Nạp Tiền 188bet ban hành hàng năm.” Ông Hùng đề xuất.

Ngoài ra, tại Diễn đàn các đơn vị chức năng thuộc Nạp Tiền 188bet và các chuyên gia, diễn giả cũng đã chia sẻ về các nội dung quan trọng như nhận diện và dự báo xu thế chuyển dịch năng lượng trên thế giới và làm rõ những vấn đề đặt ra đối với chuyển dịch năng lượng của Việt Nam. Thảo luận về cơ cấu và định vị lại vai trò của ngành công nghiệp năng lượng trong giai đoạn 2021-2035…


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website