Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Liên kết để phát triển bền vững

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) vừa công bố bản báo cáo “Tác động của đại dịch Covid-19 tới các làng nghề gỗ”. Khảo sát các làng nghề gỗ vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên năng lực sản xuất của các hộ đã giảm 62%, số còn lại mới được phục hồi, hoạt động cầm chừng sau khi các địa phương nới lỏng giãn cách trong thời gian ngắn trở lại đây.

Trong số các làng nghề khảo sát gồm: Thụy Lân (Hưng Yên), Đồng Kỵ (Bắc Ninh), Liên Hà, Vạn Điểm, Hữu Bằng (Hà Nội), La Xuyên (Nam Định), công suất nơi cao nhất hiện nay mới chỉ đạt 50% và nơi thấp nhất hiện chỉ đạt 30%. Hiện tại, lực lượng lao động tại các làng nghề bị suy giảm nghiêm trọng, nhất là nhóm lao động tự do từ các nơi khác tới làm thuê cho các hộ tại đây. Đầu ra sản phẩm của các hộ giảm khoảng 76%, thu nhập của hộ cũng giảm gần 90%, nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giảm 68% do thiếu hụt nguồn cung và không tiêu thụ được sản phẩm đầu ra. Ở một số làng nghề như Đồng Kỵ, Liên Hà, La Xuyên lượng sản phẩm bán ra giảm 80-90%, tương ứng với mức sụt giảm về nguồn thu của các hộ gia đình. Cùng với đó, chi phí nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất lại tăng mạnh từ 10-15%. Giãn cách làm cước vận chuyển và giá phụ liệu tăng bình quân khoảng 20-25%, trong khi chi phí gỗ nguyên liệu đầu vào tăng khoảng 5-10%.

Một trong số những khó khăn lớn hiện nay của các làng nghề gỗ là nguồn vốn cung ứng cho sản xuất. Trong số các hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ, có tới hơn 70% số hộ phải vay vốn để sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất đình trệ, nguồn thu bị mất hoặc sụt giảm tạo ra sức ép về các khoản vay rất lớn cho các hộ. Trước sức ép trả lãi suất ngân hàng và để tránh rơi vào danh sách hộ nợ xấu, một số hộ phải đi vay “tín dụng đen” với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng để trả lãi và các khoản vay đến hạn phải trả, trước khi có được các khoản vay mới từ ngân hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro rất lớn đối với các hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ.

Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề gỗ Liên Hà, Đan Phượng (Hà Nội) Nguyễn Trạch Thường cho biết, Liên Hà có truyền thống nghề gỗ lâu đời của khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Vừa qua, thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội của UBND thành phố Hà Nội, có khoảng 5.000 lao động trong làng nghề phải dừng hoạt động để tham gia giãn cách, chống dịch. Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh đã phải đóng cửa, chỉ còn khoảng 10% số hộ hoạt động cầm chừng phục vụ các đơn hàng theo hợp đồng. Tuy nhiên, do chuỗi cung ứng bị gián đoạn nên việc sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, sau hơn hai tháng nghỉ do dịch bệnh, chỉ có khoảng 20% đơn hàng của các hộ dân được vận chuyển đến khách hàng tại những khu vực không còn bị giãn cách. Khó khăn mà làng nghề Liên Hà gặp phải đang là khó khăn chung của các làng nghề gỗ hiện nay.

Thời gian qua, VIFOREST và hiệp hội ngành gỗ các địa phương liên tục kết nối với các cơ quan quản lý nhằm cập nhật tình hình và đề xuất các kiến nghị, giúp các doanh nghiệp trong ngành giảm tác động của đại dịch. Tuy nhiên, lại không có thông tin về tác động của đại dịch tới các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ tại các làng nghề. Đến nay, Chính phủ đã ban hành hai nghị quyết (Nghị quyết 68/NQ-CP và Nghị quyết 105/NQ-CP) nhằm hỗ trợ các nhóm đối tượng chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, hộ sản xuất tại các làng nghề hầu như không tiếp cận được với nguồn hỗ trợ này. Nguyên nhân chính là bởi các hộ không có đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế, do vậy hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ không được cơ quan quản lý công nhận một cách chính thức. Hiện còn thiếu các tổ chức đại diện hiệu quả cho các hộ tại các làng nghề. Điều này làm cho kết nối giữa làng nghề và các cơ quan liên quan, bao gồm các cơ quan quản lý, hiệp hội gỗ, các tổ chức phát triển lỏng lẻo; làm mất đi vai trò và vị thế của các làng nghề và làm mất cơ hội tiếp cận với các nguồn lực phát triển cho hộ.

Chủ tịch Hiệp hội gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) Vũ Quốc Vương cho rằng, hiện giai đoạn khó khăn đã tạm qua. Sản xuất, kinh doanh của các hộ dân tại làng nghề gỗ Đồng Kỵ đang trở lại giai đoạn bình thường mới. Tuy nhiên, nhân lực thiếu hụt cũng như chuỗi cung cầu đứt gãy đã khiến hộ sản xuất, kinh doanh đồ gỗ gặp nhiều khó khăn. Sau đại dịch lần này, Hiệp hội mong muốn các hộ gia đình kết hợp, chung tay để làng nghề xây dựng chuỗi liên kết với các doanh nghiệp để có được nguồn cung cấp nguyên liệu bảo đảm, hợp pháp và thị trường ổn định lâu dài. Mặt khác, rút kinh nghiệm từ đại dịch, các hộ gia đình chưa kê khai thuế, chưa đăng ký kinh doanh cần thực hiện ngay để làng nghề có đầy đủ tư cách pháp nhân được hưởng các chính sách theo quy định và tạo lập sự liên kết bảo đảm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cũng như nhiều đối tượng sản xuất, kinh doanh khác, các làng nghề mong muốn, các chính sách ưu đãi liên quan đến dịch bệnh như chi phí thuê mặt bằng, giảm lãi suất, giãn nợ ngân hàng, hỗ trợ cho người lao động, ưu tiên hoạt động vận tải hàng hóa… được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ thỏa đáng. Đến nay các làng nghề chưa có bất cứ một kiến nghị nào với các cơ quan quản lý hoặc ngân hàng về các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ các hộ giảm bớt khó khăn do đại dịch gây ra. Một trong những nguyên nhân chính là do các hộ làng nghề đến nay vẫn chưa có các tổ chức đại diện hiệu quả nhằm kết nối các hộ với các cơ quan quản lý. Các làng nghề như Đồng Kỵ, Liên Hà, Vạn Điểm, La Xuyên, Thụy Lân… đều đã thành lập các hội, chi hội đại diện cho các hộ. Tuy nhiên, hoạt động chưa tốt, thường tập trung vào trao đổi thông tin giữa các hộ thành viên. Các kết nối với bên ngoài, bao gồm kết nối với các cơ quan quản lý, các tổ chức cơ quan đoàn thể, xã hội nghề nghiệp… thì hầu hết chưa có.


Nguồn:Báo Nhân Dân Copy link

Tin nổi bật

Liên kết website