Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy tuyển nổi quặng kim loại màu kiểu thùng trụ tròn

Vừa qua, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), Đề tài độc lập cấp quốc gia “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy tuyển nổi quặng kim loại màu kiểu thùng trụ tròn (Tankcell)” do Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim (VIMLUKI) chủ trì đã được tổ chức nghiệm thu cấp Nhà nước.

Hội đồng KHCN của đề tài được thành lập theo Quyết định số 640/QĐ-BKHCN, ngày 27/04/2022 gồm 9 thành viên, do TS. Đỗ Quốc Quang (Ban chủ nhiệm chương trình KHCN cấp quốc gia KC.03/21-25) - Chủ tịch Hội Đồng; TS. Tạ Ngọc Hải (Hội KHCN Mỏ Việt Nam) - Phó Chủ tịch Hội Đồng; PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn (Trường Đại học Mỏ-Địa chất) - Ủy Viên phản biện 1; GS.TS. Nguyễn Đức Toàn (Trường Đại Bách khoa Hà Nội) - Ủy Viên phản biện 2;

ThS. Trần Thị Hiến, Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tại Hội đồng 

Về phía VIMLUKI có ông Tạ Dương Sơn - Phó Viện trưởng; Ông Nguyễn Xuân Thủy - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Ứng dụng Công nghệ; Bà Trần Thị Hiến - Trưởng phòng Công nghệ Tuyển khoáng chủ nhiệm đề tài và các thành viên khác.

TS. Tạ Dương Sơn , phó Viện trưởng thay mặt VIMLUKI  phát biểu tại Hội đồng

Sau 2 năm tích cực triển khai nghiên cứu, nhóm chuyên gia của Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyên đã hoàn thành tốt các nội dung theo mục tiêu đề ra: Làm chủ thiết kế, chế tạo máy tuyển nổi quặng kim loại màu kiểu thùng trụ tròn; Làm chủ quy trình công nghệ tuyển nổi quặng đồng (hoặc quặng chì kẽm) trên máy tuyển nổi kiểu thùng trụ tròn; Chế tạo và thử nghiệm máy tuyển nổi quặng kim loại màu kiểu thùng trụ tròn trên dây chuyền tuyển nổi quặng đồng (hoặc quặng chì kẽm).

Thiết bị Tankcell được thiết kế trên cơ sở kế thừa và phát triển những ưu điểm của máy tuyển nổi truyền thống kiểu thùng hình vuông, chữ nhật và áp dụng những kỹ thuật hiện đại. Nhóm thực hiện đã chế tạo, sản xuất 02 thiết bị gồm: 01 thiết bị Tankcell dung tích làm việc 80 lít quy mô phòng thí nghiệm; 01 thiết bị Tankcell dung tích làm việc 8 m3 quy mô áp dụng sản xuất thử nghiệm. (2) Nghiên cứu thành phần vật chất, xác lập các chế độ công nghệ tuyển và sơ đồ tuyển hợp lý đối với mẫu quặng chì kẽm mỏ Chợ Điền, Bắc Kạn ở quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot liên tục với năng suất 120 kg/h. Thiết bị Tankcell dung tích làm việc 8 m3 được ứng dụng sản xuất thử nghiệm thay cho thiết bị có kiểu thùng hình vuông tại nhà máy tuyển chì kẽm Chợ Điền, tỉnh Bắc Kạn.

Đánh giá tính trạng hoạt động và sản phẩm sau tuyển của thiết bị Tankcell, cho thấy: về hoạt động thiết bị làm việc ổn định, lưu lượng khí luôn giữ ở mức 3m3/phút, tốc độ khuấy 970 vòng/phút; về sản phẩm sau tuyển đáp ứng được yêu cầu cả về hàm lượng và thực thu kẽm, cụ thể hàm lượng đạt 52,66% Zn (tăng 0,99%), thực thu đạt 92,63% Zn (tăng 0,68%) so với thiết bị kiểu thùng vuông. Ngoài ra, thiết bị Tankcell còn nhiều ưu điểm khác, như tự động hoá dòng khí, tiết kiệm diện tích lắp đặt, tiết kiệm điện năng tiêu thụ… đơn cử cùng thể tích bùn quặng trong ngăn máy tuyển nổi là 8m3, điện năng tiêu thụ giảm từ 36 kWh xuống 22 kWh. 

PGS.TS. Nhữ Thị Kim Dung thư ký Hội đồng đọc kết quả kiểm phiếu

Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao sự cố gắng của nhóm thực hiện đề tài, các kết quả nghiên cứu của đề tài đáp ứng đầy đủ về số lượng, chất lượng, đạt mục tiêu và đã được đơn vị thử nghiệm áp dụng đạt kết quả tốt. Hội đồng đã thống nhất thông qua kết quả nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng KHCN có một số ý kiến đánh giá, góp ý để nhóm thực hiện đã tiếp thu và tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện Báo cáo tổng kết.


Tác giả: TS. Trần Minh Nguyên - Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website