Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phát triển sản phẩm chất lượng cao
Thông qua việc ứng dụng công nghệ sinh học, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã cho ra đời nhiều sản phẩm dầu và tinh dầu chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ cây dầu và cây có dầu.
Công nghệ sinh học có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam. Nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị của các cây có dầu, tinh dầu cũng như tìm kiếm các nguồn nguyên liệu dầu mới, trong thời gian qua, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (IOOP) đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm trong chế biến các sản phẩm từ cây có dầu, tinh dầu và các phụ phẩm của công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến.
Trao đổi với Trang TTĐT Khoa học công nghệ ngành Công Thương, TS. Lê Công Nông – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu cho biết, từ năm 2015 đến nay, Viện đã thực hiện hơn 40 đề tài, dự án cấp Nhà nước và cấp Bộ, trong đó có nhiều đề tài/dự án thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học.
TS. Lê Công Nông dẫn chứng một số nhiệm vụ khoa học công nghệ tiêu biểu đã được Viện triển khai như: “Ứng dụng công nghệ sinh học và phát triển công nghệ mới (enzyme, ép lạnh, trích ly bằng dung môi CO2 siêu tới hạn) trong sản xuất các loại dầu có giá trị kinh tế cao, tiềm năng phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và dược phẩm”; “Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ trong sản xuất các sản phẩm chế biến từ dầu và nguyên liệu cây có dầu phục vụ công nghiệp thực phẩm”; hay đề tài “Nghiên cứu tận dụng phụ phẩm của công nghệ sau thu hoạch từ các cây có dầu sản xuất các sản phẩm mới phục vụ công nghiệp chế biến và sản xuất”;…
Một số sản phẩm tinh dầu do Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu sản xuất. (Ảnh: IOOP)
Từ những kết quả trong lĩnh vực nghiên cứu này, Viện đã mạnh dạn sản xuất thử nghiệm nhiều loại dầu như: dầu dừa, dầu vừng, dầu hạt thanh long. Cùng với đó là các tinh dầu thiên nhiên như: trúc, bưởi, cam, chanh, sả, quế...Ngoài ra, Viện còn sản xuất các sản phẩm nước dừa tươi đóng chai bằng công nghệ lọc màng, rượu, đường, siro từ mật hoa dừa, bột sữa dừa sáp,…Trong đó, nhiều sản phẩm đã được Viện phối hợp với doanh nghiệp thương mại hóa và ngày càng có chỗ đứng trên thị trường.
“Chúng tôi đã thành lập hai showroom tại địa chỉ 171 Hàm Nghi, Quận 1, TP.HCM và 96 Lý Tự Trọng, TP Vũng Tàu nhằm giới thiệu các thành tựu nghiên cứu cũng như trưng bày các sản phẩm chế biến từ cây có dầu, tinh dầu các loại đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu thị trường” – TS. Lê Công Nông nhấn mạnh.
Đáng chú ý, thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới trong chiết tách dầu như công nghệ ép nguội, trích ly bằng dung môi CO2 siêu tới hạn hoặc dùng enzyme, sóng siêu âm hỗ trợ quá trình ép, Viện đã tạo ra được các sản phẩm dầu chất lượng cao và các dòng sản phẩm dầu thực vật mới.
Với nhiều hợp chất chống oxy hóa, hoạt tính sinh học và hàm lượng axít béo không no cao rất tốt cho sức khỏe, những sản phẩm này không chỉ có tiềm năng ứng dụng trong sản xuất thực phẩm mà còn có khả năng ứng dụng trong ngành sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
TS. Lê Công Nông - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (trái) giới thiệu sản phẩm tinh dầu tới người tiêu dùng. (Ảnh: IOOP)
Bên cạnh những sản phẩm kể trên, Viện còn làm chủ nhiều quy trình công nghệ và sẵn sàng chuyển giao cho các đơn vị có nhu cầu. Một số quy trình công nghệ chế biến tiêu biểu có thể kể đến như: công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm; công nghệ bảo quản quả dừa tươi phục vụ xuất khẩu; công nghệ chế biến sữa giàu hoạt tính sinh học từ hạt bí ngô; quy trình sản xuất màng mỏng BC từ nước dừa già; quy trình chế biến bột sữa dừa sáp; quy trình chiết tách Galactomannan từ dừa sáp; cùng các công nghệ chế biến dầu (hạt chùm ngây, dầu hạt dưa hấu, dầu hạt mắc ca…) và các loại tinh dầu thiên nhiên.
Đặc biệt, Viện còn tận dụng phụ phẩm của công nghệ sau thu hoạch như bã thải quả thanh long, hạt jatropha, vỏ quả ca cao… để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững. “Hiện Viện đã có hai loại phân bón hữu cơ IOOP-1, IOOP-2 được Cục Bảo vệ Thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và cho phép lưu hành tại Việt Nam” – TS. Lê Công Nông thông tin.
Với việc triển khai hiệu quả nhiều đề tài, dự án, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây đã từng bước khẳng định vị thế là đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ đầu ngành của Nạp Tiền 188bet trong lĩnh vực dầu và cây có dầu. Những kết quả nghiên cứu của Viện đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sản xuất ngành dầu thực vật, nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập cho người nông dân, hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Trong công tác cải thiện giống cây trồng, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xây dựng các quy trình nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro cho nhiều giống dừa có giá trị kinh tế cao, quý hiếm, góp phần nhân nhanh giống tốt, sạch bệnh kịp thời phục vụ nhu cầu của sản xuất. |