Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hà Nội triển khai 6 nhóm giải pháp nhằm phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố đến năm 2030

Với mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường không khói thuốc tại trụ sở các cơ quan trên địa bàn, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 259/KH-UBND phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố đến năm 2030.

Theo Kế hoạch, giai đoạn 2023-2025, phấn đấu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39%, nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1,4%. Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc xuống dưới 30%; tại nhà hàng xuống dưới 75%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 80%; tại khách sạn xuống dưới 60%. Ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới trong cộng đồng.

Giai đoạn 2026-2030, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36%, nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 1%. Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá tại nơi làm việc xuống dưới 25%; tại nhà hàng xuống dưới 65%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 70%; tại khách sạn xuống dưới 50%. Tiếp tục ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới trong cộng đồng.

Các nhóm giải pháp nhằm phòng, chống tác hại của thuốc lá

Để đạt được các mục tiêu trên, Thành phố đề ra 6 nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá, bao gồm: (1) Hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật về Phòng, chống tác hại của thuốc lá; (2)Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp liên ngành đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá; (3)Tăng cường và đổi mới hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá (4)Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng, chống tác hại của thuốc lá; (5) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, hoàn thiện hệ thống giám sát về phòng, chống tác hại của thuốc lá; (6)Kiện toàn, nâng cao năng lực mạng lưới về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Trong đó, đối với giải pháp hoàn thiện các cơ chế chính sách, pháp luật về Phòng, chống tác hại của thuốc lá, gồm: Căn cứ Kế hoạch phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá trên địa bàn Thành phố đến năm 2030 của UBND Thành phố, các Sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch của Sở, ban, ngành hoặc Kế hoạch liên ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch của đơn vị; Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo PCTH của thuốc lá các cấp, các ngành tập trung xây dựng, triển khai kế hoạch PCTH thuốc lá trên địa bàn Thành phố đến năm 2030; Hạn chế, kiểm soát chặt chẽ việc bán các sản phẩm thuốc lá tại cửa hàng miễn thuế; Đề xuất ban hành biện pháp về ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới trong cộng đồng thuộc thẩm quyền của Thành phố; việc bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên hoặc trẻ vị thành niên bán thuốc lá theo Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của tổ chức Y tế Thế giới; Tăng cường thực thi các văn bản quy định pháp luật về PCTH của thuốc lá trên địa bàn Thành phố; Đề xuất các giải pháp tăng cường lồng ghép hoạt động PCTH của thuốc lá vào các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh hợp tác, nghiên cứu về PCTH của thuốc lá với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước theo đúng quy định.

Triển khai kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá các cấp, các ngành, tập trung xây dựng, triển khai kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030; Chỉ đạo, thực hiện nghiêm túc các quy định về môi trường không khói thuốc tại trụ sở các cơ quan, đơn vị trực thuộc; Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc thẩm quyền quản lý.

Trong đó, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu:

Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường thực hiện xử lý vi phạm về PCTH của thuốc lá trong phạm vi quản lý; lồng ghép hoạt động PCTH của thuốc lá vào các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường theo định hướng của Chiến lược.

Sở Công Thương: Chủ trì xây dựng kế hoạch kinh doanh thuốc lá trên địa bàn Thành phố theo hướng giảm tiếp cận của cộng đồng đối với các sản phẩm thuốc lá và giảm sản lượng tiêu dùng thuốc lá trong Thành phố; Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu và kinh doanh thuốc lá; kiểm soát chặt chẽ việc bán các sản phẩm thuốc lá tại các cửa hàng miễn thuế; tăng cường quản lý việc cấp phép bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá; kiểm soát lưu thông sản phẩm thuốc lá; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh thuốc lá; Tăng cường các hoạt động phòng chống buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm thuốc lá; đề xuất các giải pháp hiệu quả để ngăn chặn việc buôn bán các sản phẩm thuốc lá bất hợp pháp tại thị trường trong nước.

Cục Quản lý Thị trường Hà Nội: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm soát các hành vi buôn lậu thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả, không in cảnh báo sức khỏe, dán tem theo quy định.

Ngoài ra, các Sở Y tế, Văn hóa và Thể thao, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Tài chính, Tư pháp; Công an Thành phố; Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội và một số các cơ quan báo chí truyền thông trên địa bàn Hà Nội cũng được giao nhiệm vụ cụ thể để triển khai Kế hoạch số 259/KH-UBND.

Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị các Sở, ban, ngành, Đoàn thể và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện hàng năm trước ngày 31/12 gửi về Sở Y tế Hà Nội  để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế theo quy định.


Tác giả: Kim Ngân

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website