Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tỷ lệ người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt ngày càng tăng cao

Sau 14 năm đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Hà Nội, đến nay, nhận thức của người tiêu dùng Thủ đô đã ngày càng thay đổi, tin yêu và lựa chọn hàng Việt nhiều hơn.

Qua khảo sát tại một số siêu thị như Co.opmart, Vinmart, Hapro… hàng Việt đang chiếm tỷ lệ áp đảo với 90 - 95%. Còn tại hệ thống siêu thị của doanh nghiệp nước ngoài như AEON, Mega Market… hàng Việt Nam cũng chiếm tỷ lệ từ 60 - 96%. Ngoài ra, tại kênh phân phối là các chợ, các cửa hàng tiện lợi, tỷ lệ hàng Việt Nam cũng từ 60% trở lên.

Tỷ lệ người tiêu dùng ưu tiên hàng Việt ngày càng tăng cao

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội, năm 2022, Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã tổ chức các hội chợ, 7 phiên chợ Việt, 5 tuần hàng Việt nhằm kích cầu nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia quảng bá, tiêu thụ nông sản thực phẩm, trái cây, thủy sản, sản phẩm OCOP và phục vụ nhu cầu người tiêu dùng; Chủ trì phối hợp với 18 quận, huyện giới thiệu khoảng 30 địa điểm để khảo sát, phát triển thành các Điểm OCOP. Đến nay, tổ chức vận hành, phát triển thêm 10 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, nâng tổng số điểm OCOP trên địa bàn Thành phố khoảng 80 địa điểm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên tổ chức các Hội chợ, Festival, tuần lễ, hội nghị kết nối, trưng bày giới thiệu sản phẩm nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm nông, lâm, thủy sản đến các hệ thống phân phối, doanh nghiệp chế biến, người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố; Tiếp tục duy trì, phát triển 159 chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn, trong đó, có 53 chuỗi sản phẩm động vật và 106 chuỗi sản phẩm thực vật. Các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác xây dựng chuỗi.

Ngay từ đầu năm 2023, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ban hành Kế hoạch về thông tin, tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2023. Tiếp sau đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn về tiếp tục triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Theo đó, để triển khai hiệu quả Cuộc vận động trong 2023, Lãnh đạo thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để từng cơ quan, đơn vị, người dân và doanh nghiệp hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Tiếp tục triển khai tuyên truyền về Cuộc vận động trong hệ thống chính trị, cán bộ công chức và các tầng lớp nhân dân với các hình thức phong phú, đa dạng.

Tại Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2023 của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thành phố Hà Nội diễn ra vào tháng 7/2023, đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành, đoàn thể đã tập trung chỉ đạo toàn diện công tác thông tin, tuyên truyền với nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả. Thông qua đó, tạo sức lan tỏa, từng bước xây dựng được nét văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, của Thủ đô nói riêng.

Các ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng; góp phần tích cực vào việc kích cầu tiêu dùng nội địa; tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển của Thủ đô trong quá trình hội nhập kinh tế. Trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tình hình cung, cầu thị trường ổn định, hàng hóa dồi dào, lưu thông thuận lợi đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân Thủ đô.

Khi thực hiện Cuộc vận động, thành phố Hà Nội và các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cũng tổ chức thành công nhiều chương trình, hội chợ, tuần hàng Việt giới thiệu, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP đã trở thành điểm nhấn trong thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn thành phố. Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã đã phối hợp các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp tổ chức các hội chợ hàng Việt, phiên chợ hàng Việt, chợ hoa Xuân, các chuyến đưa hàng về vùng xa trung tâm. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động về liên kết vùng, hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, nguyên liệu đầu vào giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố giúp người dân Thủ đô tiếp cận nhiều sản phẩm các vùng miền, có chất lượng. 

Người tiêu dùng mua sắm trong phiên chợ hàng Việt Nam tại huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ảnh: Báo Nhân dân

Cũng tại Hội nghị giao ban 6 tháng đầu năm 2023 của Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương cho rằng, để đóng góp thiết thực vào công tác phục hồi, phát triển kinh tế, các hoạt động của Cuộc vận động đã hướng về cơ sở nhiều hơn.

Cụ thể, theo bà Nguyễn Lan Hương, hàng tuần, hàng tháng, Sở Công Thương, Trung tâm xúc tiến, Sở du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều hướng hoạt động về cơ sở, tổ chức ở cơ sở, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Thông qua đó, tình cảm, trách nhiệm của người dân đối với hàng Việt Nam được nâng lên. Trong đó, nhiều mô hình điển hình trong tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, chăm lo đời sống của người lao động trong doanh nghiệp đã được quan tâm và tác động thường xuyên. UBND thành phố Hà Nội cũng có nhiều cơ chế để doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo duy trì sản xuất, đảm bảo phúc lợi xã hội. Bên cạnh đó, việc đối thoại của lãnh đạo Thành phố cũng được duy trì đều đặn, thường xuyên...

Để tiếp tục thực hiện Cuộc vận động hiệu quả hơn trong thời gian tới, đồng chí Nguyễn Lan Hương đề nghị, các đơn vị cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các kênh truyền thông về Cuộc vận động các cấp trên địa bàn; tăng cường tuyên truyền các sản phẩm chất lượng cao; tuyên truyền, nhân rộng các điển hình và quan tâm nhiều hơn đến công tác thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động rà soát kế hoạch tuyên truyền, đồng thời, đưa ra các giải pháp thực hiện khi triển khai Cuộc vận động; Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ đạo Cuộc vận động để triển khai một cách sâu rộng…


Tác giả: Hoài Phương

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website