Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển vọng mới để phát triển thương hiệu cam Cao Phong

Với nhiều giải pháp hỗ trợ về công nghệ và tư vấn trồng trọt, các hộ nông dân vùng trồng cam Cao Phong (Hòa Bình) đã và đang triển khai tiến trình tái canh cây cam trong một chu kỳ mới, đầy triển vọng.

Cao Phong là huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, giáp với huyện Kim Bôi. Được biết đến là một trong những vựa cam lớn nhất miền Bắc, chính quyền và người dân Cao Phong ngày càng chú trọng hơn trong việc xây dựng, khẳng định vững chắc thương hiệu cam Cao Phong ở trong tỉnh, cũng như trên toàn quốc. Hiện nay, diện tích trồng cam của huyện Cao Phong tập trung nhiều nhất quanh thị trấn Cao Phong và xã Tây Phong, bao gồm cam Canh, cam lòng vàng, cam ruột đỏ, cam V2, cam Xã Đoài... Thời gian thu hoạch kéo dài từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau.

Tháng 11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện. Đến thời điểm này, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh Hoà Bình có chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, được bảo hộ tại Liên minh châu Âu. Đây được coi là bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ với mặt hàng nông sản, mở ra nhiều cơ hội đưa cam Cao Phong đến với người tiêu dùng. Với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Cam Cao Phong là sản phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cao khi đến tay người tiêu dùng.

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản sạch, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ cho thương hiệu cam Cao Phong, những năm trở lại đây, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Nạp Tiền 188bet ) phối hợp với sàn Thương mại điện tử Sendo đã mở “Gian hàng Việt trực tuyến” trên sàn Sendo. Thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến”, hàng ngàn tấn cam Cao Phong nói riêng cũng như những sản phẩm trái cây, rau củ, đặc sản khắp các vùng miền nói chung đã được tiêu thụ rộng khắp trên cả nước.

Lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình cho biết, những tín hiệu tích cực từ “Tuần lễ Nông sản Việt trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử đã giúp các hợp tác xã, doanh nghiệp chủ động kết nối, tiếp cận với kênh phân phối mới để tiêu thụ đặc sản cam Cao Phong. Tuy nhiên, cơ hội lớn là vậy, nhưng việc trồng cam không đơn giản. Thời kỳ cao điểm năm 2018, cả tỉnh có khoảng 5,1 ngàn ha; đến năm 2023, diện tích cam toàn tỉnh còn trên 4 ngàn ha, tập trung nhiều nhất tại huyện Cao Phong. Lý do là, vườn cam bao giờ cũng trải qua 4 thời kỳ canh tác: Trồng mới - Khai thác - Suy thoái - Tái canh. Đây là điều bình thường trong canh tác cam.

Trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm diện tích trồng mới khoảng 300ha, nhưng diện tích hết chu kỳ khai thác và một số diện tích bị sâu bệnh nặng phải tiêu hủy khoảng 400 - 500ha/năm. Tính riêng tại huyện Cao Phong, từ khi bắt đầu trồng cam những năm 1960 đến nay đã qua 4 - 5 chu kỳ trồng tái canh. Chu kỳ gần đây nhất cũng là chu kỳ có diện tích trồng lớn nhất, do vậy khi hết chu kỳ canh tác thì diện tích phải hủy đi trồng lại cũng lớn nhất.

Nhằm khai thác có hiệu quả 4 thời kỳ canh tác, tỉnh Hoà Bình đã xây dựng đề án “Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030”. Đề án chỉ ra và xác định rõ các giải pháp kéo dài thời gian khai thác và rút ngắn thời gian suy thoái. Đến nay, đề án tái canh hiện được huyện Cao Phong triển khai bài bản, chặt chẽ và có nhiều kết quả ban đầu quan trọng như: Hệ thống hạ tầng giao thông nội đồng, điện nội đồng, cấp nước được đầu tư nâng cấp, xây mới; Đã đưa vào vận hành ổn định hệ thống nhà lưới 3 cấp, đủ khả năng cung cấp cây giống sạch bệnh, đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia cho toàn bộ vùng trồng cam. Đồng thời, Hội đồng Nhân dân tỉnh đã thông qua chính sách hỗ trợ cây giống cho diện tích trồng tái canh cây cam tại huyện Cao Phong đến 2025, mức hỗ trợ 100% chi phí mua cây giống sạch bệnh, đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia.

Bà Đinh Thị Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình cho biết, tính đến ngày 30/9/2023, toàn tỉnh Hòa Bình có 451 HTX đang hoạt động; trong đó có khoảng 60% HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trên 320 HTX có người dân tộc thiểu số tham gia vào Ban lãnh đạo và trên 100 tổ hợp tác do người dân tộc thiểu số quản lý, vận hành hoạt động.

Các HTX, tổ hợp tác đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sinh kế, là các mô hình tổ chức sản xuất tập trung, hiệu quả, giúp đồng bào dân tộc thiểu số khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất; giúp đồng bào thay đổi nếp nghĩ, cách làm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hộ.

Bên cạnh đó, sau khi thực hiện 2 đề tài khoa học cấp Bộ và cấp Tỉnh, đã tìm ra được nguyên nhân gây suy thoái vườn cam. Trong đó, ngoài một số cây cam bị bệnh greening thì phần lớn hiện tượng vàng lá, thối rễ cam là do các sinh vật gây hại ở phần rễ cây gây ra như tuyến trùng ký sinh, nấm Fussarium, nấm Phytophthora, rệp sáp hại rễ. Các đề tài khoa học đã xây dựng được quy trình kỹ thuật xử lý các sinh vật gây hại và phổ biến rộng rãi trong sản xuất. Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã ứng dụng quy trình, sử dụng chế phẩm sinh học để khôi phục vườn cam bị vàng lá thối rễ.

Ngoài ra, chính quyền huyện Cao Phong luôn khuyến khích người dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học-kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP vào quy trình chăm sóc và chế biến cam; kiên định sản xuất theo hướng xanh sạch dùng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật vi sinh); tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc bón bổ sung các nguyên tố vi lượng an toàn trong quá trình phát triển quả; xây dựng và phát triển các hợp tác xã làm cầu nối liên kết giữa sản xuất, chế biến các sản phẩm từ cam với thị trường (Hợp tác xã 3T, Hợp tác xã Hà Phong...).

Hiện nay nhận thức của hộ trồng cam Cao Phong đã thay đổi tích cực, theo hướng tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng hóa chất. Trong quá trình canh tác, với sự phát triển của du lịch trải nghiệm tại vườn cam, các hộ nông dân đã hợp đồng vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sinh học sau sử dụng với các công ty, hợp tác xã, mang đến cho cả vùng trồng cam dáng vẻ tự nhiên, nguyên sơ của những khu vườn sinh thái.

Trong niên vụ cam 2022 - 2023, đã có hàng chục tấn cam Cao Phong xuất khẩu sang Vương Quốc Anh. Kết quả phân tích mẫu cam xuất khẩu với trên 800 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật đều đảm bảo theo tiêu chuẩn của Vương quốc Anh và EU. Điều này đã chứng minh trình độ canh tác, mức độ an toàn của sản phẩm cam Cao Phong. Với nhiều giải pháp hỗ trợ về công nghệ và tư vấn, các hộ nông dân vùng trồng cam Cao Phong đã và đang bắt đầu triển khai tiến trình tái canh cây cam trong một chu kỳ mới, đầy triển vọng.

 


Tác giả: Linh Lê

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website