Mở tủ lạnh toàn món ngon Việt trong thời giãn cách xã hội
Xương hoặc sườn ninh sẵn rồi cất vào tủ lạnh nấu canh dần; thịt băm tẩm ướp gia vị, làm thành mọc rồi cấp đông để nấu đồ ăn sáng hoặc đổi bữa nấu bún mọc, chế biến kho cùng đậu phụ; rong biển Nhật chế sẵn để ngăn đá, khi ăn chỉ cần bỏ lò vi sóng để rã đông…
Đối với rau, củ, quả: Cần rửa sạch, để ráo nước và chia thành các phần nhỏ (lượng đủ dùng cho một bữa ăn) trước khi gói, bọc, bảo quản trong nhiệt độ mát.
Trứng: Trứng khi mua về cần rửa sạch, lau khô và bảo quản ở nhiệt độ mát.
Thịt, cá và các sản phẩm động vật khác phải rửa sạch và để ráo nước; bọc kín bảo quản ở nhiệt độ mát khi chờ chế biến trong ngày; bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh nếu bảo quản lâu hơn. Để riêng các loại thực phẩm khác khi bảo quản trong tủ lạnh.
Đảm bảo an toàn khi chế biến:
Rửa sạch tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm và nấu ăn. Sử dụng dao, thớt, dụng cụ chứa đựng… riêng khi chế biến thực phẩm sống và thức ăn chín. Dụng cụ cần tráng bằng nước sôi trước khi sử dụng. Nấu chín kỹ thực phẩm. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực bếp, tủ lạnh.
Bảo quản thức ăn:
Thức ăn sau khi nấu chín chưa ăn ngay bảo quản cần: Che đậy tránh bụi, côn trùng. Bảo quản ở nhiệt độ môi trường (khoảng 22 độ C) không quá 2 giờ. Môi trường mùa hè thì không để thực phẩm, thức ăn ở bên ngoài quá 1 giờ. Khi có nhu cầu bảo quản lâu hơn, cần sử dụng tủ lạnh hoặc tủ đông để bảo quản. Thức ăn dư thừa, nếu để sử dụng cho bữa ăn sau cần đậy kín, để nơi thoáng mát hoặc bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, đun sôi lại trước khi ăn.