Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh nghiệm quốc tế trong quảng bá đặc sản địa phương và những gợi ý cho Việt Nam

Xây dựng thương hiệu mạnh cho nông sản nói chung và đặc sản địa phương nói riêng của Việt Nam thời gian qua được Chính phủ xác định là yếu tố sống còn để nâng cao sức cạnh tranh và quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Chính vì thế, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, từ đó áp dụng phù hợp vào điều kiện thực tế của Việt Nam là một trong những hướng đi cần thiết, giúp chúng ta có thể xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng bá có khả năng mang lại hiệu quả cao.

Xây dựng "thương hiệu" và quảng bá, xúc tiến thương mại cho đặc sản địa phương luôn là một trong những nội dung được các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp quan tâm. Truyền thống văn hóa và sự tích lũy kỹ năng của người sản xuất kết hợp với điều kiện đặc thù về tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa mạo…) của vùng lãnh thổ đã hình thành nên các sản phẩm nổi tiếng với chất lượng đặc trưng riêng có. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới các hình thức đặc thù (chỉ dẫn địa lí, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận…) đối với địa danh gắn với tên gọi sản phẩm từ đó triển khai các chương trình, chiến lược quảng bá nhằm khai thác, phát triển danh tiếng của sản phẩm là xu hướng đã và đang được nhiều nước trên thế giới ưu tiên áp dụng. 

Nhiều địa phương muốn khai thác thế mạnh ẩm thực để phát triển du lịch -  Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Ảnh minh họa

Kinh nghiệm quảng bá đặc sản địa phương ra nước ngoài của Châu Âu

Để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của các chiến lược quảng bá đặc sản địa phương, các nước Châu Âu đặc biệt quan tâm, chú trọng tới hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm. Thực tế cho thấy, hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý là một trong những phương thức hiệu quả nhất để kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, từ đó tạo cơ sở nền tảng để khẳng định vị thế và hình ảnh sản phẩm trên thị trường quốc tế. 

Ở Châu Âu, các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm là chủ thể nòng cốt, đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống phát triển đặc sản địa phương. Các nhà sản xuất, kinh doanh thành lập tổ chức tập thể đại diện cho quyền lợi của mình dưới các hình thức khác nhau: Hiệp hội, Hợp tác xã, Tập đoàn, Nghiệp đoàn… với nhiệm vụ chủ động thiết lập và vận hành hệ thống quản lý và phát triển đặc sản địa phương, bao gồm toàn bộ các công đoạn từ xây dựng cơ chế vận hành; quản lý quy mô sản xuất, kinh doanh; quản lý quy trình canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản, phân phối sản phẩm; quản lý việc sử dụng tem, nhãn, bao bì sản phẩm; kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, kinh doanh; phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh hưởng xấu tới uy tín, danh tiếng của sản phẩm…  

Bên cạnh đó, tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh cũng là chủ thể chủ động tiến hành các hoạt động nhằm khai thác, phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ dùng cho đặc sản địa phương, bao gồm: nghiên cứu, xây dựng và triển khai chiến lược tạo lập, phát triển và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm; thiết lập và đa dạng hóa các kênh thương mại, tiếp thị, mở rộng thị trường; nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia hệ thống; tiến hành các hoạt động nghiên cứu - triển khai nhằm ứng dụng các thành tựu khoa học và kết quả nghiên cứu để bảo đảm duy trì và nâng cao chất lượng, kéo dài thời hạn bảo quản, tăng sản lượng sản phẩm… đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 

Các chương trình, chiến lược quảng bá đặc sản địa phương được thực hiện đồng thời ở cả 2 cấp độ: cấp độ Cộng đồng Châu Âu và cấp độ quốc gia.   

Đẩy mạnh quảng bá và tiêu thụ đặc sản địa phương

Nâng cao hiệu quả quảng bá đặc sản địa phương 

Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống canh tác nông nghiệp lâu đời với các loại đặc sản vùng miền đặc trưng, đa dạng được ưa  chuộng trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, có thể nói, “thương hiệu” đặc sản Việt Nam còn thiếu vắng trên thị trường quốc tế. Hầu hết các sản phẩm chỉ được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Khi trở thành thành phẩm đến tay người tiêu dùng thì được mang bao bì, tem nhãn hoàn toàn của nhà nhập khẩu nước ngoài. 

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều giải pháp nhằm xúc tiến thương mại, quảng bá đặc sản Việt Nam ra nước ngoài và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Một số sản phẩm quốc gia đã định vị được tên tuổi của mình trên thị trường quốc tế (gạo, cà phê, cá da trơn, xoài, thanh long, vải thiều…), tuy nhiên, điều này chưa đáng kể và chưa phát huy hết tiềm năng thực tế của nông sản Việt. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quảng bá đặc sản địa phương ra nước ngoài, cần tăng cường hơn nữa cơ chế liên kết và sự chung tay của "4 nhà": Nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học.

Quảng bá, xúc tiến sản phẩm nông sản

Theo đó, Nhà nước cần tăng cường hơn nữa các thể chế, chính sách và chương trình hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cho các nhà sản xuất, kinh doanh đặc sản địa phương; thành lập và nâng cao năng lực cho tổ chức tập thể các nhà sản xuất, kinh doanh để họ chủ động triển khai việc thiết lập và vận hành hệ thống quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm một cách chuyên nghiệp, bài bản; Triển khai các chiến dịch, hoạt động thiết thực để đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình quảng bá hình ảnh đặc sản địa phương ra nước ngoài; Xây dựng và vận hành hệ thống quốc gia về kiểm soát chất lượng đặc sản một cách chặt chẽ, khoa học, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; đảm bảo sản phẩm khi được lưu thông trên thị trường quốc tế có chất lượng ổn định, có thể truy xuất được nguồn gốc một cách dễ dàng. Điều này giúp giữ vững uy tín và danh tiếng của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ của các quốc gia, tổ chức quốc tế; tham gia là thành viên của các tổ chức, mạng lưới quốc tế (như OgiGIn) để xây dựng và tổ chức triển khai các chiến dịch quảng bá đặc sản địa phương (gắn với chỉ dẫn địa lý) ở quy mô quốc gia từ đó tham gia vào các sự kiện quốc tế về quảng bá đặc sản địa phương. 

Việc xây dựng thương hiệu mạnh cho nông sản nói chung và đặc sản địa phương nói riêng của Việt Nam thời gian qua được Chính phủ xác định là yếu tố sống còn để nâng cao sức cạnh tranh và quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế. Việc học hỏi kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, từ đó áp dụng phù hợp vào điều kiện thực tế của Việt Nam là một trong những hướng đi cần thiết, giúp chúng ta có thể xây dựng và triển khai các chiến dịch quảng bá có khả năng mang lại hiệu quả cao. 


Tác giả: Anh Phương

Tin nổi bật

Liên kết website