Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa qua các nền tảng thương mại điện tử
Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) cùng với những tác động của đại dịch Covid-19 đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng xuyên biên giới. Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu qua các nền tảng TMĐT cho Việt Nam còn một số hạn chế, như rào cản về văn hóa, ngoại ngữ cũng như hiểu biết về các quy tắc hoạt động của thương mại điện tử…
Những khó khăn
Có thể nhận thấy, các sản phẩm hàng hoá Việt Nam trên nền tảng thương mại điện tử nói chung và quảng bá hàng hóa Việt Nam trên sàn thương mại điện tử Alibaba.com đang có ưu điểm về giá cả khá cạnh tranh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay đã tập trung vào việc cải thiện, cải tiến chất lượng vậy nên chất lượng sản phẩm của Việt Nam không hề kém cạnh so với những nhà cung cấp khác đã tồn tại ở trên sàn.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng dễ dàng quảng bá hàng hóa Việt trên các sàn TMĐT xuyên biên giới. Bà Nguyễn Thị Phương Uyên, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Alibaba.com Việt Nam – chia sẻ, khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi làm giao dịch thương mại xuyên biên giới thứ nhất là vấn đề về ngôn ngữ. Điểm hạn chế thứ hai, là thiếu những kỹ năng về marketing, sử dụng các công cụ tiếp thị trên sàn. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn hạn chế về vấn đề logistics, đôi khi sản phẩm không đảm bảo về thời gian, tiến độ giao hàng.
Từ góc nhìn của thực tế doanh nghiệp, trong quá trình đưa sản phẩm, hàng hoá của mình lên xuất khẩu qua các kênh TMĐT, đặc biệt là TMĐT xuyên biên giới Alibaba.com, bà Hoàng Thị Thanh Tâm - Giám đốc Công ty CP đầu tư và phát triển sáng tạo Đông Dương – cho rằng, để duy trì được đà tăng trưởng và phát triển trong việc kinh doanh trên sàn TMĐT thì công ty cũng phải vượt qua rất là nhiều thách thức và khó khăn. Đó là niềm tin với khách hàng; thanh toán và bảo mật thông tin; logistics và chuỗi cung ứng, khó khăn khác như lệch múi giờ, ngôn ngữ, thị hiếu khách hàng,…
“Chúng ta có những khách hàng đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy sẽ có những khó khăn về múi giờ, ngôn ngữ, thị hiếu khách hàng. Chúng tôi xuất khẩu ở trên tất cả các nước trên thế giới, từ Mỹ, Châu Âu, Châu Á và các nước thì thị yếu của khách hàng thường xuyên thay đổi, khác nhau ở mỗi khu vực và chúng tôi phải quyết tâm, phải nỗ lực để đáp ứng được điều kiện, yêu cầu của tất cả khách hàng đến từ các châu lục khác nhau”- bà Thanh Tâm chia sẻ.
Lưu ý khi quảng bá sản phẩm trên sàn TMĐT xuyên biên giới
Để đưa sản phẩm hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử nói chung và Alibaba.com nói riêng, theo bà Nguyễn Thị Phương Uyên, doanh nghiệp cần trang bị thêm những kiến thức để hiểu rõ về thị trường, mục tiêu và đối tượng khách hàng; marketing và sử dụng những công cụ marketing; sử dụng các công cụ bảo mật thông tin khách hàng; chủ động tiếp cận bán sản phẩm không cần thiết phải qua sàn TMĐT…
“Do xu hướng thị trường liên tục thay đổi nên doanh nghiệp cần thường xuyên học hỏi có thể từ báo đài, hoặc từ những người, những doanh nghiệp thành công đi trước”- bà Phương Uyên nhấn mạnh.
Hiện nay, Cục Xúc tiến thương mại đang phối hợp với sàn TMĐT Alibaba.com xây dựng Gian hàng Quốc gia Việt Nam và chuẩn bị tuyển chọn các doanh nghiệp tiêu biểu sẽ được “có mặt” tại Gian Hàng Quốc Gia Việt Nam vào tháng 12/2023 này. Để làm được điều này, theo bà Phương Uyên, doanh nghiệp phải đáp ứng 14 tiêu chí thuộc 5 nhóm.
Theo đó, nhóm đầu tiên là nhóm bắt buộc, đó là bạn phải có một gian hàng ở trên sàn Alibaba.com.
Nhóm thứ hai là nhóm tiêu chí về mang tính chất là doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh sản phẩm made-in-Việt Nam.
Nhóm thứ ba, tập trung vào yếu tố về uy tín và chất lượng.
Nhóm thứ tư, phải tập trung vào những năng lực TMĐT. Alibaba sẽ tập trung vào việc là doanh nghiệp có cam kết về việc sẽ có nhân sự để vận hành gian hành hay một cách hiệu quả hay không, doanh nghiệp sẽ đảm bảo sẽ thường xuyên post bài, đăng tải hình ảnh sản phẩm hoặc trả lời những câu hỏi, những đơn hỏi hàng của doanh nghiệp mua hàng.
Cuối cùng là nhóm tiêu chí về ưu đãi, hỗ trợ.
“Cục XTTM và chúng tôi cũng xác định rõ đây là nơi có thể hỗ trợ doanh nghiệp có thể kinh doanh, xúc tiến xuất khẩu. Trên cơ bản, chúng tôi cũng phải ưu đãi, hỗ trợ cho những doanh nghiệp có những hạn chế về tài chính hoặc là về quy mô. Ngoài ra, chúng tôi cũng hỗ trợ ưu đãi cho những doanh nghiệp có những mặt hàng mà thật sự có tiềm năng xuất khẩu trên sàn TMĐT bao gồm những mặt hàng như nông sản, đồ nội thất hoặc là thủ công mỹ nghệ,…”- bà Phương Uyên nhấn mạnh.
Thời gian qua, Nạp Tiền 188bet
đã triển khai hàng loạt các Chương trình kết nối thương mại điện tử kết hợp đào tạo, tập huấn thương mại điện tử tại một số tỉnh, thành phố. Đặc biệt, đẩy mạnh kết nối theo vùng, thúc đẩy liên kết vùng để tiêu thụ nông sản, thực phẩm, đặc sản địa phương qua phương thức thương mại điện tử.
Với lợi thế của thương mại điện tử giúp vận hành tiêu thụ hàng hoá khắp các tỉnh, thành phố thông qua hệ thống chuyển phát thương mại điện tử, các sản phẩm nông sản, đặc sản địa phương đã được đẩy mạnh tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố. Tới đây, Nạp Tiền 188bet
tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác về thương mại điện tử xuyên biên giới với các đối tác/Sàn thương mại điện tử quốc tế lớn như Amazon, Alibaba, JD, Sea Group … để thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới.
Thông qua các chương trình hợp tác này, các sản phẩm đặc sản Việt Nam như nông sản thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng công nghiệp tiêu dùng… vốn là các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam phù hợp với phương thức phân phối qua thương mại điện tử.
Ngoài ra, Nạp Tiền 188bet còn xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành (sanviet.vn), kết nối và tạo nền tảng hỗ trợ cho cả người bán, người mua và các nền tảng số trong việc cung cấp hàng hoá, kết nối dịch vụ, tạo điều kiện phát triển thị trường thương mại điện tử một cách cạnh tranh, minh bạch. Qua đó, từng bước xây dựng Cơ sở dữ liệu bán lẻ trực tuyến tập trung xuyên suốt từ trung ương đến địa phương và giúp người tiêu dùng cuối cùng mua được sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý.