Đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP của Ninh Bình lên sàn thương mại điện tử
Trong 5 năm (2018-2022), số lượng sản phẩm được công nhận OCOP trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng gia tăng. Ninh Bình đang đẩy mạnh liên kết, quảng bá, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP nhằm đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến với người tiêu dùng; đưa sản phẩm OCOP ra "sân chơi" lớn.
Hiện nay, các sản phẩm OCOP tiêu biểu do người dân Ninh Bình sản xuất bao gồm: cơm cháy, ngô nếp tươi sấy ( Công ty Cổ phần Sinh hóa Ninh Bình), Trà hoa Cúc ( Hợp tác xã Riti) đã tham gia gian hàng Việt trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước như Sendo, Tiki, Lazada….. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng việc ra mắt nhiều sản phẩm OCOP mang đậm nét đặc trưng của những vùng, miền, địa phương tỉnh Ninh Bình.
Nhận thức được vai trò quan trọng của thương mại điện tử nói chung và các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội nói riêng trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh, trong những năm qua bám sát sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Ninh Bình, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Nạp Tiền 188bet và các cơ quan có liên quan đẩy mạnh tổ chức các hội nghị phổ biến, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho các đối tượng là các cán bộ quản lý nhà nước thuộc các sở, ban, ngành, hiệp hội, UBND các huyện, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã.
Đồng thời, hàng năm Sở đều bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử toàn cầu nhằm giúp các đơn vị duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số triển khai hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia Gian hàng Việt trực tuyến trên các sàn giao dịch thương mại điện tử trong nước; hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia các sàn giao dịch điện tử như lazada, sendo, tiki, shopee…
Tại Hội nghị tập huấn “Đưa các sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử” tổ chức ngày 12/5, ông Võ Xuân Nam, Phụ trách đào tạo - Trung tâm Phát triển TMĐT đã cập nhật về những xu hướng bán hàng hiện nay. Đó là bán hàng trên mạng xã hội (Social commerce); thứ hai, nội dung do người dùng sáng tạo (user generated content); thứ ba, Bán hàng đa kênh; thứ tư, cá nhân hóa hành trình mua sắm của khách hàng; thứ năm, đa dạng hóa phương thức thanh toán mang lại sự tiện lợi và đảm bảo an toàn. Trong đó, mô hình bán hàng đa kênh gồm: Multi Channel và Omni Channel. Nhiều doanh nghiệp lại chọn bán hàng đa kênh Omnichannel. Theo đó, Omnichannel giúp chủ doanh nghiệp/người quản lý có được những dự đoán và quyết định chính xác hơn trong việc trữ hàng tồn kho, dòng tiền, vận chuyển…Thực hiện các bước triển khai, thử nghiệm, đo lường hiệu quả và tối ưu trong bán hàng đa kênh dễ dàng. Ngoài ra, Omnichannel đáp ứng kỳ vọng cao hơn của khách hàng.
Dù cho bán hàng theo kênh nào thì theo các chuyên gia, khi cung cấp sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử, đơn vị sản xuất chỉ cần có giấy chứng nhận, đăng ký sản phẩm, số tài khoản ngân hàng, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên quan đến sản phẩm như: Hình ảnh, giá bán.
Bản thân các doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới việc chăm chút hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm. Bởi chính yếu tố này mới khiến khách hàng quan tâm chọn mua sản phẩm, làm đẹp, tăng uy tín cho sàn.
Ninh Bình phấn đấu đến năm 2025, 70% số hộ sản xuất nông nghiệp được tập huấn về kỹ năng số và kỹ năng tham gia hoạt động trên không gian mạng; 60% số hộ sản xuất nông nghiệp được đào tạo, tập huấn hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói, kết nối, giao nhận để hộ sản xuất nông nghiệp tác nghiệp trong quá trình kết nối mua bán trên sàn thương mại điện tử; 50% số hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản bán hàng/gian hàng số trên sàn thương mại điện tử và có tài khoản thanh toán điện tử; 20% số sản phẩm nông nghiệp được gắn mác (mark) thương hiệu. Qua đó, ngày càng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khắt khe của thị trường, khách hàng, tăng hiệu quả kinh tế.