Thị trường cà phê nửa đầu tháng 7/2021
Đầu tháng 7/2021, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới tăng do nguồn cung thiếu hụt; Giá cà phê Arabica giảm do Bra-xin bước vào vụ thu hoạch rộ. Giá cà phê Robusta trong nước đầu tháng 7/2021 tăng theo giá thế giới.
Thị trường cà phê thế giới
Cục Xuất Nhập khẩu, Nạp Tiền 188bet cho hay: Đầu tháng 7/2021, giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới tăng do nguồn cung thiếu hụt. Giá cà phê Arabica giảm do Bra-xin bước vào vụ thu hoạch rộ, người trồng đẩy mạnh bán cà phê vụ mới khi đồng Real giảm trở lại.
Theo báo cáo, xuất khẩu cà phê của Bra-xin trong tháng 6/2021 đạt 2.903.983 bao, tăng 544.700 bao (tương đương tăng 23,1%) so với tháng 6/2020. + Trên sàn giao dịch London, ngày 8/7/2021, giá cà phê Robusta giao ngay tăng 1,7% so với ngày 30/6/2021, lên mức 1.720 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9/2021 và tháng 11/2021 tăng lần lượt 1,6% và 0,2% so với ngày 30/6/2021, lên mức 1.702 USD/tấn và 1.694 USD/tấn.
Trên sàn giao dịch New York, ngày 8/7/2021 giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 7/2021 và tháng 12/2021 cùng giảm 6,2%, kỳ hạn giao tháng 9/2021 giảm 6,4% so với ngày 30/6/2021, xuống còn lần lượt là 149,75 Uscent/lb, 149,95 Uscent/lb và 152,95 Uscent/lb
Trên sàn giao dịch BMF của Bra-xin, ngày 8/7/2021, giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 7/2021 và tháng 9/2021 cùng giảm 7,0%; kỳ hạn giao tháng 12/2021 giảm 7,1% so với ngày 30/6/2021, xuống còn lần lượt là 175,65 Uscent/ lb, 179,9 Uscent/lb và 183,85 Uscent/lb.
Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 1.757 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, tăng 11 USD/tấn (tương đương mức tăng 0,6%) so với ngày 30/6/2021.
Dự báo giá cà phê Robusta sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Số ca lây nhiễm Sars - Cov - 2 tại Việt Nam đã vượt mốc 1.000 ca/ngày, lệnh giãn cách xã hội được thực hiện mạnh hơn.
Tại Bra-xin, thị trường cũng bắt đầu nhận được những thông tin sơ bộ về đợt sương giá tại một số khu vực trồng cà phê ở vùng Trung Tây. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 làm sức tiêu thụ cà phê giảm, khiến nguồn cung toàn cầu dư thừa. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), nguồn cung cà phê thế giới sẽ tăng từ 2,01 triệu bao lên 2,30 triệu bao trong niên vụ cà phê 2020/21. Sức tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm do phần lớn các thị trường phía bắc bán cầu bước vào kỳ nghỉ mùa hè, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này.
Thị trường trong nước: Giá cà phê tăng mạnh
Đầu tháng 7/2021, giá cà phê Robusta trong nước tăng theo giá thế giới. Ngày 8/7/2021, giá cà phê Robusta tăng từ 0,8% - 1,4% so với ngày 30/6/2021.
Mức tăng cao nhất là 1,4% tại huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng và huyện Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông; mức tăng thấp nhất 0,8% tại huyện Đắk R’lấp tỉnh Đắk Nông, giá dao động từ 34.900 – 36.100 đồng/kg.
Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 1,1% so với ngày 30/6/2021, lên 37.300 đồng/kg.
Xuất khẩu cà phê Arabica giảm do làn sóng Covid-19 lần thứ 4
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Arabica tháng 5/2021 đạt 5,26 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 15 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 12,5% về trị giá so với tháng 4/2021, so với tháng 5/2020 giảm 21,7% về lượng.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê Arabica tháng 5/2021 đạt 2.851 USD/tấn, tăng 0,4% so với tháng 4/2021 và tăng 26,8% so với tháng 5/2020. Tính chung 5 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân Arabica đạt 2.718 USD/tấn, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, giá xuất khẩu bình quân cà phê Arabica sang nhiều thị trường tăng mạnh, như: Pháp tăng 34,2%; Hàn Quốc tăng 28,9%; Bỉ tăng 28,4%; Đức tăng 26,9%.
5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê Arabica sang một số thị trường giảm như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Bỉ, Nga. Ngược lại, xuất khẩu cà phê Arabica sang các thị trường Đức, Ca-na-đa, Ý, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Pháp tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.
Dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê của Áo và thị phần của Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu cà phê của Áo giai đoạn 2016 – 2020 giảm bình quân 0,53%/năm (tính theo lượng) và giảm 0,41%/năm (tính theo trị giá), từ 64,15 nghìn tấn, trị giá 423 triệu USD năm 2016, giảm xuống 62,6 nghìn tấn, trị giá 415 triệu USD năm 2020. Tuy nhiên, giai đoạn 2016 – 2020, Áo tăng nhập khẩu từ Việt Nam, tốc độ tăng trưởng bình quân 15,54%/năm (tính theo lượng) và 14,57%/năm (tính theo trị giá), từ 1,45 nghìn tấn, trị giá 2,96 triệu USD năm 2016, tăng lên 2,2 nghìn tấn, trị giá 3,92 triệu USD năm 2020.
Cập nhật số liệu thống kê trong quý I/2021, Áo nhập khẩu cà phê đạt 13,24 nghìn tấn, trị giá 101,38 triệu USD, giảm 26% về lượng và giảm 3,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Chủng loại nhập khẩu: Quý I/2021, Áo giảm nhập khẩu tất cả các chủng loại cà phê so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Áo nhập khẩu chủ yếu cà phê rang (không bao gồm cà phê đã khử caffein; HS 090121), đạt 10,1 nghìn tấn, trị giá 89,83 triệu USD, giảm 18,6% về lượng, nhưng tăng 2,6% về trị giá. Tỷ trọng nhập khẩu cà phê có mã HS 090121 chiếm 76,33% trong quý I/2021, cao hơn so với 69,4% trong quý I/2020.
Diễn biến giá: Quý I/2021, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Áo đạt 7.657 USD/tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Áo tăng ở hầu hết các thị trường cung cấp.
Áo nhập khẩu cà phê chủ yếu từ các thị trường nội khối EU. Với các thị trường ngoại khối, Áo nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam, Bra-xin, In-đô-nê-xi-a. Trong quý I/2021, Áo giảm nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung cấp chính, nhưng tăng từ Slô-va-ki-a.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 5 cho Áo, nhưng là thị trường ngoại khối cung cấp lớn nhất. Trong quý I/2021, Áo nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 510 tấn, trị giá 965 nghìn USD, giảm 9,9% về lượng và giảm 6,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Áo tăng từ 3,17% trong quý I/2020 lên 3,85% trong quý I/2021.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Áo cho biết, Áo là một trong những nước dẫn đầu châu Âu về mức tiêu thụ cà phê trên đầu người. Trong báo cáo cà phê năm 2020, người Áo tiêu thụ bình quân 162 lít cà phê/năm (2,6 ly cà phê/ngày). Người Áo tiêu thụ 7,2 kg cà phê/năm, cao hơn so với người Đức (5,7 kg cà phê/năm). Cà phê là loại đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất ở Áo. Có tới 84,6% dân số Áo uống cà phê.
Cà phê chủ yếu được dùng tại nhà (63,1%); tại nơi làm việc (26,5%); 83,9% người uống dùng cà phê với bữa sáng; 66,2% người uống vào buổi trưa. 60% người tiêu dùng uống cà phê không đường. 74% người tiêu dùng uống cà phê với sữa, trong đó 23,5% người tiêu dùng chọn sữa thực vật hoặc sữa hạt.
Dịch Covid-19 tác động đến xu hướng tiêu dùng cà phê của người Áo. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, cà phê được tiêu thụ nhiều hơn tại nhà, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ tuổi. Lượng cà phê tiêu thụ tăng thêm 20% so với mức bình thường. Phân khúc cà phê giá thấp và trung bình cũng được sử dụng nhiều hơn, đã có 3,2% người tiêu dùng Áo chuyển sang sử dụng loại cà phê rẻ hơn. Chủng loại cà phê được người Áo ưa chuộng: hạt cà phê tươi, vỏ cà phê mới xay và cà phê tươi mới xay.
Các loại cà phê chính được tiêu thụ: Espresso, cà phê nâu, cà phê melange viên, latte macchiato, cappuccino, cà phê pha lạnh hoặc đá, cà phê tonic. Người tiêu dùng chuộng cà phê chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng, rang và pha cẩn thận. Gần đây, người tiêu dùng chuộng các loại cà phê lạnh và sáng tạo với hương vị đa dạng. - Phần lớn (46%) cà phê được pha bằng máy tự động hoàn toàn hoặc máy espresso điện.
Tại nhà, xu hướng pha bằng viên nén vẫn đang tăng (từ thị phần 11,7% trong tổng pha cà phê tại nhà vào năm 2009 lên 45,7% vào năm 2020). Xu hướng pha bằng phin cà phê cũng tăng (từ 4,9% vào năm 2018 lên 7,8% vào năm 2019). Mặc dù dân số thấp (khoảng 9 triệu người), Áo là nước tiêu thụ nhiều cà phê và sẵn sàng trải nghiệm các loại mới, có chất lượng cao. Người tiêu dùng tự pha bằng máy, đặc biệt là chủ yếu dùng viên nén, để thưởng thức ly cà phê.
Các thương hiệu cà phê lớn của Đức, Thụy Sỹ và Hà Lan chiếm thị phần lớn tại Áo. Số liệu cho thấy, Áo chủ yếu nhập khẩu cà phê hạt (chưa rang) từ Bra-xin (Arabica) và Việt Nam (Robusta). Còn đối với cà phê đã rang Áo nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường Đức, Hà Lan và Ý, thị phần chiếm trên 80%.