Bình Thuận xây dựng kịch bản tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19
Kịch bản đặt ra về thị trường tiêu thụ thanh long trong những tháng cuối năm của Bình Thuận theo kế hoạch sẽ gồm: xuất khẩu khoảng 280.000 tấn; tiêu thụ nội địa khoảng 80.000 tấn; tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online và đưa vào các doanh nghiệp, cơ sở chế biến khoảng 75.000 tấn.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông và tăng cường hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19 đến hết năm 2021 trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Bình Thuận, hiện nay trên địa bàn tỉnh, diện tích cây thanh long vào khoảng 33.750 ha. Diện tích thanh long được chứng nhận VietGAP là 11.963 ha, GlobalGAP là 517ha, thời điểm hiện tại đang vào mùa thu hoạch chính. Dự kiến từ nay đến hết tháng 12, sản lượng thu hoạch vào khoảng 437.000 tấn. Kịch bản đặt ra về thị trường tiêu thụ thanh long trong những tháng cuối năm bao gồm: xuất khẩu khoảng 280.000 tấn; tiêu thụ nội địa khoảng 80.000 tấn; tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng online và đưa vào các doanh nghiệp, cơ sở chế biến khoảng 75.000 tấn.
Cây cao su của Bình Thuận đang vào mùa thay lá non, người trồng tập trung chuẩn bị cho vụ thu hoạch mới. Dự kiến sản lượng thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 12 đạt 60.330 tấn.
Cây điều đang trong thời điểm thu hoạch, do thời tiết cuối năm 2020 lạnh nên cây điều ra hoa và đậu trái chậm hơn so với các năm trước. Dự kiến sản lượng thu hoạch điều khô từ tháng 6 đến tháng 12 đạt khoảng 8.680 tấn.
Sản phẩm thủy sản, gồm khai thác và chế biến là một trong những sản phẩm có sản lượng lớn và lợi thế của Bình Thuận nên tình hình tiêu thụ và khai thác hiện nay của doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đã gặp không ít khó khăn.
Về sản lượng sản phẩm thủy sản từ tháng 6 đến tháng 12/2021 gồm tôm thẻ chân trắng 5.000 tấn, sản lượng khai thác 142.350 tấn.
Về tiêu thụ nông sản khác như: cao su, cây điều, sản phẩm thủy sản… thực hiện như kịch bản tiêu thụ thanh long khi nông sản tiêu thụ gặp khó khăn, dồn ứ. Đồng thời, tăng cường hoạt động xuất khẩu hàng hóa gắn với tập trung tiêu thụ nội địa; đẩy mạnh tiêu thụ trên nền tảng số, thương mại điện tử và bảo quản tại các kho lạnh chờ điều kiện thuận lợi để tiêu thụ, xuất khẩu.
Để hỗ trợ, kết nối, thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong bối cảnh dịch COVID-19 đến hết năm 2021 theo kế hoạch đề ra, UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng. Điều này nhằm hỗ trợ theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ các hợp tác xã, hộ kinh doanh áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GolobalGAP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng sức cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi để đưa hàng hóa vào các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện ích, tiện lợi.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất điều chỉnh cơ cấu cây trồng rải vụ đối với một số cây trồng thu hoạch theo mùa, bị ảnh hưởng thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Ngoài ra, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành tiếp tục rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu an toàn phục vụ cho xuất khẩu, tiêu thụ và chế biến.
UBND tỉnh Bình Thuận cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành rà soát, thiết lập mạng lưới mỗi địa bàn huyện, thị xã, thành phố có ít nhất từ 1 - 2 cơ sở hỗ trợ thu mua sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông sản; tạo điều kiện thuận lợi phát triển các cơ sở sơ chế, chế biến để thu mua và chế biến các loại quả tươi thành sản phẩm quả sấy khô, sấy dẻo, các loại mứt, rượu… Đồng thời, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các nhà lạnh, kho lạnh, container lạnh để bảo quản, kéo dài thời gian thu hoạch và tiêu thụ nông sản.
UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu các sở, ngành nghiên cứu phát triển các điểm trưng bày, bán nông sản tươi và các sản phẩm nông sản chế biến; các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu có nguồn gốc từ nông sản, sản phẩm đặc sản trong và ngoài tỉnh. Cùng đó, ưu tiên các điểm thu hút được nhiều khách du lịch và điểm dừng nghỉ dọc Quốc lộ, cao tốc... triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại đồng bộ, có trọng điểm; mở rộng thị trường tiêu thụ trong, ngoài nước, nhanh chóng đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn đã vào vụ hoặc sắp vào vụ thu hoạch.
Các sở, ngành chủ động làm việc với Nạp Tiền 188bet
, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ tỉnh mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết; hỗ trợ tỉnh Bình Thuận tìm kiếm các thị trường tiêu thụ mới và cung cấp thông tin về các doanh nghiệp đầu mối xuất nhập khẩu nông sản của một số thị trường trên thế giới.
Dự kiến tháng 8/2021, Sở Công Thương Bình Thuận sẽ phối hợp Cục Xúc tiến thương mại (Nạp Tiền 188bet
) tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến thanh long Bình Thuận với các đối tác Ấn Độ và Pakistan năm 2021. Thông qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thanh long của tỉnh tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ ra bên ngoài trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.