1.000 bưu tá của Viettel Post sẵn sàng "đi chợ hộ" người dân TP HCM
Ngay từ ngày 22/8, Viettel Post đã chuẩn bị sẵn nguồn lực và phương án triển khai dịch vụ “đi chợ hộ” để có thể chính thức kích hoạt vào ngày 23/8 - thời điểm TP HCM thực hiện Chỉ thị 11 về tăng cường giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Trước đó, phía Viettel Post đã đề xuất với Sở Công Thương thành phố về mong muốn được chung tay cùng các lực lượng chức năng đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trong giai đoạn chính quyền thành phố siết chặt giãn cách xã hội để phòng chống dịch.
Trong thông tin phát ra mới đây, phía hãng vận chuyển này cho biết hơn 1.000 nhân viên giao hàng của doanh nghiệp này tại TP HCM đều đã được tiêm 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, được sàng lọc, xét nghiệm Covid-19 định kỳ 3 ngày/lần nhằm đảm bảo sức khỏe khi làm công việc có giao tiếp với nhiều khách hàng.
Với đội ngũ bưu tá thông thuộc địa bàn, 61 xe vận tải chạy trên “luồng xanh” cùng kinh nghiệm triển khai dịch vụ “đi chợ hộ” tại 11 tỉnh, thành trên cả nước từ đầu tháng 8, Viettel Post cam kết có thể cung ứng 150 tấn hàng mỗi ngày cho người dân tại TP HCM.
Theo phương án đề xuất, người dân chỉ cần đặt hàng thông qua sàn thương mại điện tử Vỏ Sò hoặc gọi đến số điện thoại các bưu cục của Viettel Post. Sau khi nhận được yêu cầu của người dân, đơn vị sẽ tiến hành gom đơn.
Nguồn cung hàng hóa thiết yếu được lấy từ kho hàng của sàn Vỏ Sò, từ siêu thị, chợ đầu mối và các tiểu thương trong khu vực lân cận để tối ưu thời gian giao hàng. Tất cả các sản phẩm, hàng hóa mua hộ đều có đầy đủ giấy tờ đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bước thanh toán và giao hàng sẽ được đơn vị triển khai với hình thức “không tiếp xúc”. Cụ thể, Viettel Post có những chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán trực tuyến, không ưu tiên sử dụng tiền mặt. Với ưu đãi giảm 15.000 đồng/đơn hàng khi thanh toán trực tuyến, Viettel Post khuyến khích khách hàng không sử dụng tiền mặt trong giao dịch, giúp giảm thời gian tiếp xúc với cộng đồng.
Khi giao hàng, nhân viên Viettel Post hướng dẫn người nhận đảm bảo khoảng cách tối thiểu 2 m, đồng thời xịt khử khuẩn hàng hóa tối thiểu 2 lần. Riêng với “vùng đỏ”, 100% nhân viên Viettel Post đều được trang bị đồ bảo hộ cấp 3 khi giao phát tại khu vực này.
Qua dịch vụ “đi chợ hộ”, Viettel Post đã cung ứng hơn 100.000 đơn hàng cho các gia đình trên cả nước, ước tính tổng khối lượng hàng hóa đạt hơn 500 tấn. Dịch vụ này góp phần giúp người dân các tỉnh đang giãn cách được cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết mà không phải ra khỏi nhà, tiết kiệm thời gian và giảm nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc cộng đồng.
Trước TP HCM, những tỉnh thành Viettel Post đang thực hiện dịch vụ “đi chợ hộ” còn có Đồng Tháp, Hậu Giang, Quảng Bình, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Hà Nội, Cần Thơ, Cà Mau, Kiên Giang và Trà Vinh.
Đối với Bưu điện TP HCM, là đơn vị quản lý và chuyển phát Mạng bưu chính phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn, doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ càng việc tổ chức chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi KT1 của các cấp chính quyền, từ Trung ương đến cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Công an, Quân đội; cung cấp dịch vụ hành chính công; chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội…
Thị trường hàng hóa tại TP HCM ổn định trong ngày đầu "siết giãn cách"
Theo ghi nhận của Tổ Công tác đặc biệt phía Nam của Nạp Tiền 188bet , ngày 23/8, thị trường hàng hóa tại các tỉnh, thành phố phía Nam vẫn tương đối ổn định, nguồn hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, sáng ngày 23/8, ngày đầu tiên thực hiện quy định tăng cường giãn cách xã hội, chỉ một số đối tượng theo quy định được ra khỏi nhà. Việc cung ứng, phân phối hàng hóa cho người dân được thực hiện qua phương thức “đi chợ hộ” do các tổ chức đoàn thể tại địa phương phối hợp cùng lực lượng công an quân đội thực hiện với tần suất 01 lần/tuần và tổ chức phân phối trực tiếp đến người dân chưa được phát huy trong ngày đầu.
Tại các hệ thống phân phối hiện đại, một số điểm bán của siêu thị, cửa hàng tiện lợi tạm đóng cửa do chưa bố trí được nhân viên làm việc theo phương án 3 tại chỗ, hoặc nhân viên chưa kịp xin cấp giấy đi đường theo quy định nên không qua được các chốt trạm.
Để thực hiện phương án cung ứng hàng hóa mới cho TP HCM, các hệ thống siêu thị đã soạn sẵn các combo hàng hóa phân theo mức giá trị của gói hàng hoặc theo các loại hàng hóa như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô, đồ dùng gia dụng… và sẵn sàng phối hợp với chính quyền các địa phương để cung ứng hàng hóa cho người dân.
Một số siêu thị vẫn nhập số lượng hàng bình thường để phục vụ người dân hoặc nghe ngóng sức mua của người dân để nhập hàng. Trong 02 ngày trước khi thực hiện tăng cường giãn cách xã hội, nhiều người dân đã đi mua hàng tích trữ nên dự kiến nhu cầu đặt hàng trong tuần này có thể chưa tăng cao.
Tại tỉnh Tiền Giang: Tình hình thị trường, giá một số mặt hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tương đối ổn định, nhìn chung tính đến thời điểm này chưa phát hiện hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý. So với ngày 22/8, giá các mặt hàng thiết yếu như trứng, thịt, cá, tôm các loại ổn định; riêng mặt hàng rau, củ giảm nhẹ.
Trước đó, Sở Công Thương trên cơ sở hệ thống phân phối sẵn có của TP HCM phối hợp với Tổ công tác đặc biệt của Nạp Tiền 188bet trong việc điều phối đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho TP.
Ngay trong ngày 22/8, Sở Công Thương phối hợp UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện rà soát tình hình cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân; thống kê cụ thể, cập nhật lại hệ thống các điểm bán của hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn.
Đồng thời, đánh giá khả năng cung ứng hàng hóa cho người dân, kịp thời hỗ trợ các địa phương tiếp cận nguồn cung hàng hóa, hướng dẫn các giải pháp phân phối hàng hóa cho người dân phù hợp, khả thi.
UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện thành lập các Tổ cung ứng hàng hóa địa phương; trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc tổ cung ứng hàng hóa địa phương triển khai phương án cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho người dân trên địa bàn. Chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn rà soát, thống kê nhân khẩu trên địa bàn (lưu trú, vãng lai) để đảm bảo hoạt động chăm lo, cung ứng hàng hóa cho người dân; tổng hợp thông tin báo cáo về Sở Công thương để tổng hợp tham mưu UBND TP HCM.
Các quận, huyện và TP Thủ Đức cũng rà soát các hệ thống phân phối trên địa bàn, bổ sung đại diện lãnh đạo các hệ thống phân phối vào Tổ cung ứng hàng hóa địa phương để chủ động triển khai phương án; chủ động liên hệ, trao đổi với đầu mối của các chuỗi, hệ thống cung ứng chủ lực trên địa bàn để điều phối, cung ứng hàng hóa kịp thời.
Quận, huyện và TP Thủ Đức cũng rà soát, lựa chọn địa điểm tập kết hàng hóa để tiếp nhận hàng hóa từ hệ thống phân phối để tổ chức phân phối cho người dân; đánh giá năng lực hệ thống kho chứa, triển khai phương án trưng dụng, thiết lập kho chứa phù hợp, đảm bảo năng lực dự trữ lương thực, thực phẩm trên địa bàn để tổ chức cung ứng cho người dân.
Các địa phương rà soát, trưng dụng các mặt bằng còn trống, chưa sử dụng, hỗ trợ cho các hệ thống phân phối làm điểm tổ chức chuẩn bị các giỏ hàng và đóng gói.
Hỗ trợ các hệ thống phân phối trong công tác vận chuyển, dự trữ đầy đủ hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu để cung cấp cho người dân trên địa bàn; giao trách nhiệm UBND phường, xã, thị trấn tổ chức nhân sự, phối hợp chặt chẽ với các hệ thống phân phối trên địa bàn, triển khai các phương án cung ứng hàng hóa phù hợp cho nhân dân.
Sở Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành duy trì công tác phân luồng xanh tại các địa phương để đảm bảo việc kiểm soát, vận chuyển hàng hóa giữa TP HCM và các tỉnh, thành thuận lợi, vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa được thông suốt.