Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xuất khẩu cà phê sang Anh: Cần tuân thủ “luật chơi” của thị trường quốc tế

Cà phê đang là nhóm mặt mặt hàng có nhiều lợi thế xuất khẩu sang thị trường Anh trong bối cảnh thực thi Hiệp định UKVFTA. Tuy nhiên, để tiếp cận thị trường thành công cần tuân thủ “luật chơi” của thị trường quốc tế.

Cà phê là một trong 13 mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. Ngành cà phê đóng góp 3% GDP cả nước, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600.000 hộ nông dân. Cảnh cửa xuất khẩu cà phê Việt Nam đang được mở rộng sau khi Hiệp định UKVFTA thực thi. Theo đó, vớ nhiều ưu đãi của UKVTA, cơ hội giúp cho ngành cà phê của Việt Nam gia nhập thuận lợi hơn thị trường Vương quốc Anh đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết; qua đó, góp phần nâng cao giá trị cà phê và ổn định xuất khẩu.

Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ khẳng định, với việc thực thi Hiệp định UKVFTA, nông sản là một trong các nhóm mặt hàng có nhiều thuận lợi để xuất khẩu sang Anh. Riêng với cà phê, thì đây là sản phẩm có nhiều ưu thế để xuất khẩu sang thị trường Anh tiềm năng.

Cụ thể, việc thực thi UKVFTA ngành cà phê có cơ hội để tổ chức lại chuỗi sản xuất, trong đó doanh nghiệp sẽ dẫn dắt chuỗi giá trị đó. Mặt khác, người làm sản xuất, các cơ sở chế biến sẽ tiếp cận với tiêu chuẩn mới để nâng cao giá trị sản phẩm. “Với tiêu chuẩn cao từ thị trường Anh, ngành cà phê phải đầu tư, áp dụng khoa học công nghệ để đảm bảo chất lượng từ nguyên liệu đến khâu đóng gói, bảo quản”- ông Thuỷ cho hay.

Cùng với đó, đây là thời điểm để ngành cà phê nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, bao gồm tổ chức sản xuất, cơ quan hỗ trợ dịch vụ xuất khẩu nông sản. Việc tổ chức quản lý, quản trị thay đổi làm cho đường đi của cà phê sang Anh thuận lợi hơn. Đặc biệt, theo ông Hoàng Trọng Thuỷ, hiện cà phê Việt Nam đang đi trước so với các sản phẩm tương đồng trong khu vực để thiết lập thị trường tại Anh cũng như nâng cao được năng lực cạnh tranh nhờ ưu đãi thuế suất từ Hiệp định UKVFTA.

Tuy nhiên, nhiều đánh giá cho rằng, chúng ta chỉ đang phát triển phần ngọn và chưa quan tâm giải quyết phần gốc. Đây có thể xem là điểm nghẽn khiến cho cà phê Việt Nam vẫn chưa gia tăng được thị phần tại Anh. “Đến nay, cà phê Việt Nam mới chiếm 17% thị phần tại Anh, như vậy dư địa để phát triển tại thị trường này là còn rất lớn. Song, chúng ta phải nhận diện được các hạn chế của ngành cà phê Việt Nam trong quá trình xâm nhập thị trường Anh cũng như tuân thủ luật chơi của thị trường quốc tế”- ông Thuỷ chỉ rõ.

Anh vốn là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe đối với hàng hoá nhập khẩu, nhất là đối với các mặt hàng nông sản. Riêng với cà phê Anh luôn quan tâm đến tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững. Trong đó, nông sản nhập khẩu chỉ được phép thông quan nếu có mức dư lượng hoá chất dưới ngưỡng tối đa cho phép.

Vì thế, để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm chúng ta phải quan tâm, nâng cao nhận thức đối với người sản xuất trong việc hạn chế sử dụng phân bón, hoá chất tức quy trình canh tác phải thể hiện trách nhiệm với xã hội, người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, điều quan trọng đó là cần nắm rõ văn hoá tiêu dùng của thị trường. “Hiện người Anh đang có xu hướng uống cà phê thay trà, song đòi hỏi chất lượng cao, ít ngọt, độ đậm vừa phải, thậm chí nhiều người dùng đang có xu hướng chọn cà phê giảm caffein. Như vậy, việc nắm rõ xu hướng, nhu cầu, thị thiếu của người tiêu dùng Anh là cách để chúng ta có thể đưa cà phê Việt Nam vào sâu hơn thị trường Anh”- ông Thuỷ nói.

Hiệp định UKVFTA đang bước sang năm thứ 3 thực thi, cũng như nhiều ngành hàng hàng, ngành cà phê cần sớm khắc phục các hạn chế để kịp thời nắm bắt cơ hội phát triển thị trường mà Hiệp định này mang lại, qua đó thúc đẩy tham gia vào chuỗi giá trị, gia tăng hơn nữa sản phẩm mang thương hiệu cà phê Việt Nam tại thị trường Anh.

Đề cập đến giải pháp cho ngành cà phê, theo ông Hoàng Trọng Thuỷ, trước hết, cơ quan chức năng cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho bà con, các vùng trồng tái canh cà phê để đảm bảo giống khoẻ, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, cần hỗ trợ bà con áp dụng khoa học kỹ thuật để đảm bảo chất lượng, năng xuất, bảo quản; hạn chế tình trạng vào mùa thu hoạch giá cao bà con thu hái cà phê xanh để bán cho thương lái, làm ảnh hưởng đến thương hiệu cũng như chất lượng, giá trị của cà phê.

Đồng thời, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường Anh, việc đảm bảo giá trị nguyên thuỷ của cà phê, làm sao truyền tải văn hoá, hương vị cà phê Việt là điều hết quan trọng, các doanh nghiệp cần quan tâm, lưu ý.  Mặt khác, nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ bà con vay vốn sản xuất cũng như phải có doanh nghiệp lớn dẫn dắt, tạo chuỗi liên kết chặt chẽ từ vùng nguyên liệu, chế biến, vận chuyển nhằm xây dựng một hệ sinh thái cho ngành cà phê.  

Bên cạnh đó, chúng ta phải hiểu rõ rằng, không thể bê nguyên thương hiệu trong nước để phát triển thị trường nước ngoài mà cần dựa trên văn hoá tiêu dùng của thị trường sở tại. “Phải có sự hỗ trợ pháp lý từ nhà nước, có sự hỗ trợ từ các chuyên gia, nhà tư vấn đối với doanh nghiệp trong vấn đề phát triển, xây dựng thương hiệu cà phê tại thị trương Anh”- ông Thuỷ nhấn mạnh.


Tác giả: Quỳnh Anh

Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website