Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI
Hội thảo nhận được sự hưởng ứng và tham gia của đông đảo các nhà hoạch định chính sách và quản lý thuộc các Bộ, ban, ngành cũng như các chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu, đại diện các cơ quan, tổ chức kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp ở Trung ương và địa phương.
Xây dựng văn hóa trong kinh tế
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ |
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ nhấn mạnh: Trong thực tế phát triển kinh tế của các nước tiên tiến trên thế giới, văn hóa doanh nghiệp luôn được xem là nền tảng tinh thần tạo nên giá trị doanh nghiệp, là nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển. Đối với Việt Nam, do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đang trong quá trình hoàn thiện, nên vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp đang nổi lên thành một nhu cầu quan trọng và cấp thiết. Để doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững, ngoài việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ cũng như tối đa hóa lợi nhuận, điều cốt yếu là phải xây dựng cho được văn hóa doanh nghiệp. Đây cũng chính là mối quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước ta.
PGS. TS Nguyễn Hữu Thức |
Nói về vấn đề xây dựng văn hóa trong kinh tế, PGS. TS Nguyễn Hữu Thức cho biết: Nghị quyết Trung ương 9 yêu cầu hệ thống chính trị ở nước ta phải “thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế, xác định sự cần thiết phải xây dựng văn hóa trong kinh tế để cả hệ thống chính trị tổ chức thực hiện".
Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam Nguyễn An Thuyên |
Có một công thức được Nhạc sỹ - Thiếu tướng Nguyễn An Thuyên – Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tâm đắc: “Nền kinh tế mạnh = tổng hợp sức mạnh doanh nghiệp và doanh nhân”. Tại Hội thảo, Chủ tịch Hiệp hội Nguyễn An Thuyên đề xuất ý tưởng phát động phong trào “Doanh nghiệp văn hóa” với nội dung “ba không, ba có”: Không buôn lậu, không trốn thuế, không hàng giả hàng nhái; Có trách nhiệm với người lao động, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, có lòng tự tôn dân tộc.
Văn hóa kinh doanh là văn hóa tôn trọng pháp luật
Trình bày tham luận "Văn hóa kinh doanh kỷ nguyên Internet" tại Hội thảo, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Nạp Tiền 188bet nhấn mạnh: Bản thân Internet và việc ứng dụng Internet vào thương mại điện tử đã tạo nên nhiều vấn đề về văn hóa và xã hội ở quy mô rộng chưa từng có.
Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin Trần Hữu Linh |
Theo ông Trần Hữu Linh, những vấn đề cơ bản đang tồn tại trong văn hóa kinh doanh thương mại điện tử là: Chất lượng sản phẩm; Dịch vụ giao nhận; Giá cả; Thông tin cá nhân; Lòng tin. Do đó, để xây dựng văn hóa kinh doanh trên Internet, các doanh nghiệp cần: một là, dành được niềm tin của khách hàng; hai là, xây dựng giá trị cốt lõi; ba là, bảo mật thông tin của khách hàng; bốn là, xây dựng nội dung của website có văn hóa.
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan |
Tại Hội thảo, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng thẳng thắn chia sẻ những quan niệm về xây dựng văn hóa. Theo ông, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, nếu không am hiểu về văn hóa thế giới thì không giao lưu được, nhưng nếu không mạnh về văn hóa dân tộc, lại càng không hòa nhập được. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cả một chặng đường dài, cần sự vào cuộc của không chỉ các doanh nghiệp và doanh nhân.
Luật sư Trần Vũ Hải |
Rất nhiều đại biểu tham dự Hội thảo cũng đồng tình với những khuyến nghị của Luật sư Trần Vũ Hải: các doanh nghiệp Việt Nam cần từ bỏ việc sử dụng những biện pháp trái pháp luật đẻ giải quyết công việc, rắc rối, tranh chấp, bởi theo ông, “Văn hóa kinh doanh là văn hóa tôn trọng pháp luật”.
Tổng giám dốc Công ty TNHH phát triển phần mềm TOSHIBA Việt Nam Tetsuya Tabe |
Với tư cách một doanh nhân nước ngoài công tác tại Việt Nam, Tổng giám dốc Công ty TNHH phát triển phần mềm TOSHIBA Việt Nam Tetsuya Tabe chia sẻ: Chìa khóa để mở rộng hoạt động ra quy mô toàn cầu không chỉ là sự hợp tác mà còn là hiệu lực tổng hợp của các nhân tố. Giữ gìn bản sắc vốn có và sáng tạo ra giá trị mới là nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự hợp tác.
Sự thành công của Hội thảo được đánh giá tạo bước chuyển biến mới trong xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh tại Việt Nam thời gian tới.