Điểm báo MOIT tuần từ ngày 13/4 đến ngày 19/4/2015
Cụ thể, theo công văn của liên Bộ, thời điểm hiện tại chênh lệch giữa giá cơ sở đối với mặt hàng xăng Ron 92 và E5 so với lần điều chỉnh gần đây nhất (ngày 26/3) giảm 29 đồng/lít. Trong khi đó, mức chênh lệch đối với mặt hàng dầu diesel so với ngày 26/3 lại tăng 129 đồng/lít; dầu hỏa là 217 đồng/lít và dầu mazút 3,5S là 383 đồng/kg. Từ thực tế trên, liên bộ cho phép các doanh nghiệp đầu mối giữ nguyên mức trích lập quỹ bình ổn giá như hiện hành. Cụ thể, xăng và các mặt hàng dầu là 300 đồng/lít; xăng E5 là 0 đồng/lít. Tuy nhiên, việc sử dụng quỹ sẽ điều chỉnh như sau: Đối với xăng các loại mức sử dụng quỹ bình ổn là 991 đồng/lít; dầu diesel là 134 đồng/lít; dầu hỏa là 217 đồng/lít và dầu mazút là 383 đồng/kg.
Như vậy, mức giá mới của mặt hàng xăng Ron 92 sau khi áp dụng quỹ bình ổn sẽ không cao hơn 17.286 đồng/lít. Trong khi đó, xăng sinh học E5 cũng không cao hơn 16.956 đồng/lít; dầu diesel không cao hơn 15.883 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 16.073 đồng/lít và dầu mazút 3,5S không cao hơn 12.653 đồng/kg. Từ quy định trên, giá xăng dầu do liên Nạp Tiền 188bet -Tài chính công bố không thay đổi so với kỳ điều chỉnh gần đây nhất (ngày 26/3). Theo công bố của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), giá xăng Ron 95 là 17.880 đồng/lít, xăng Ron 92 là 17.280 đồng/lít. Tiếp đến là xăng sinh học E5 Ron 92 giá bán ra là 16.950 đồng/lít.
Giảm mạnh thuế nhập khẩu xăng dầu
Là thông tin được đăng tải trên báo điện tử ngày 13/4/2015. Theo đó, tối 13/4, trong thông cáo gửi các cơ quan báo chí, Bộ Tài chính cho biết đã ban hành Thông tư 48 về việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu. Theo đó, từ ngày 14/4, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa giảm từ 35% xuống mức 20%, dầu diezel giảm từ 30% xuống 20%, dầu mazut giảm từ 35% xuống 25% và nhiên liệu bay từ 25% xuống 10%.
Đồng thời, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng sinh học E5, E10, dầu sinh học B5, B10 là 20% nhằm khuyến khích sản xuất và phối trộn nhiên liệu sinh học trong nước. Theo Bộ Tài chính, việc giảm mạnh thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng xăng dầu như trên nhằm bình ổn giá bán xăng dầu trong nước khi thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tăng mạnh 300% kể từ ngày 1/5 tới. Cụ thể, theo Nghị quyết số 888a vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, thuế bảo vệ môi trường đối với một số mặt hàng xăng, nhiên liệu bay điều chỉnh từ 1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít; dầu diezel từ 500 đồng/lít lên 1.500 đồng/lít; dầu mazut từ 300 đồng/lít lên 900 đồng/lít. Riêng dầu hỏa được giữ nguyên mức thuế 300 đồng/lít.
Họp BCĐ Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế
, VTV1, Đài truyền hình Việt Nam ngày 16/4/2015 đưa tin: Họp BCĐ Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế. Theo đó, chiều ngày 16/4/2015, tại Hà Nội đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh - Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp.
Năm 2015, Việt Nam đã đẩy nhanh và cơ bản kết thúc 3/6 Hiệp định thương mại tự do quan trọng là FTA giữa Việt Nam với Hàn Quốc, Việt Nam với Liên minh Châu Âu và Việt Nam với Liên minh Hải quan Nga - Belarus -Kazakhstan. Vì vậy đây là thời điểm cần đẩy mạnh tham mưu tư vấn, việc phối hợp, triển khai hoạt động liên ngành về hội nhập kinh tế quốc tế giữa các Bộ, ngành và địa phương.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh đến những vấn đề cần phải triển khai như ưu tiên công tác nghiên cứu; chuyển trọng tâm từ Trung ương tới các địa phương và các doanh nghiệp nhằm giúp các địa phương và doanh nghiệp hiểu rõ những việc phải làm để có kế hoạch phát triển phù hợp. Các Bộ, ngành cần cần có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn từ việc "tích cực tham gia" các khuôn khổ hợp tác và hình thức hội nhập sang "chủ động đề xuất" tham gia các sáng kiến hợp tác khu vực và quốc tế, nhằm đảm bảo tất cả các đối tượng liên quan đều được tiếp cận nguồn thông tin về hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và có khả năng thụ hưởng các cơ hội do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.
Thị trường bán lẻ ngày càng nóng
“” là thông tin đăng tải trên báo Người Lao động điện tử ngày 18/04/2015. Theo đó, bài báo cho biết, nhà bán lẻ muốn tìm được chỗ đứng trên thị trường thì phải có nhiều cải thiện tốt cả về quản lý, chuỗi cung ứng, dịch vụ, v.v... Từ cuối năm 2014, thị trường bán lẻ Việt Nam đón nhận làn sóng phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp (DN) hiện hữu và sự gia nhập của các “đại gia” nước ngoài. Tốc độ gia nhập, phát triển sẽ gia tăng nhiều hơn, cùng với đó là sự luân chuyển vốn, công nghệ, hàng hóa, v.v… Năm 2015 được xem như cột mốc đánh dấu thị trường bán lẻ Việt Nam mang vóc dáng mới: Hiện đại hơn, tính kết nối cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu cao hơn, đa dạng hơn của người tiêu dùng.
Hội nhập kinh tế, tác động của những chính sách vĩ mô trong hội nhập khu vực và toàn cầu sẽ tạo sức ép lớn đối với nhà đầu tư bán lẻ cả trong và ngoài nước. Theo ông Nguyễn Xuân Hải, Giám đốc điều hành Big C Việt Nam, tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ trên 2 con số, chỉ số GDP cao và ổn định, năm 2014 kiểm soát tốt lạm phát cùng với việc mở cửa thị trường… đã tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều DN bán lẻ vào Việt Nam. Bên cạnh đó, kênh phân phối bán lẻ hiện đại còn thấp, chỉ chiếm khoảng 25% thị trường. Tổng hợp những yếu tố trên cho thấy cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ sẽ tăng cao, đặc biệt là ở 5 thành phố lớn, bao gồm TP HCM và Hà Nội.
CPI tháng 4 có thể tăng nhẹ
Là dự báo đăng trên báo điện tử ngày 18/4/2015. Theo đó, dự báo trên được đưa ra trong bối cảnh giá nguyên liệu cũng như nhiên liệu thế giới phục hồi sau thời gian liên tục giảm và tác động theo độ trễ của việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu, giá điện trong tháng 3 vừa qua. Bên cạnh đó, nhu cầu một số hàng hoá, dịch vụ (thực phẩm, dịch vụ giao thông công cộng, du lịch, may mặc...) có thể tăng do yếu tố mùa vụ (thời tiết chuyển mùa nóng, kỳ nghỉ lễ kéo dài) nên CPI có thể tăng nhẹ.
Trái ngược với xu hướng này, nhiều mặt hàng trên thị trường vẫn có xu hướng giá ổn định hoặc giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào. Trong ngắn hạn, giá xăng, dầu thành phẩm có thể giảm nhẹ so với tháng 3/2015.
Tiêu dùng có dấu hiệu phục hồi
“” là khẳng định đăng trên báo Tuổi Trẻ điện tử ngày 18/4/1015. Đây là kết quả có được một phần nhờ kinh tế khả quan trong quý 1/2015, CPI tiếp tục tăng ở mức thấp do giá xăng dầu giảm.
Tiêu dùng nhóm hàng tiêu dùng dùng nhanh (FMCG) ở khu vực thành thị lẫn nông thôn Việt Nam đang có dấu hiệu cải thiện nhẹ, cho dù xu hướng hồi phục này vẫn chưa chắc chắn, báo cáo về thị trường hàng tiêu dùng của Kantar Worldpanel vừa được công bố hôm 17/4 cho biết.
Đây là kết quả có được một phần nhờ kinh tế khả quan trong quý 1/2015, CPI tiếp tục tăng ở mức thấp do giá xăng dầu giảm. Theo nhóm thực hiện, tăng trưởng tiêu dùng ở khu vực thành thị tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đợt suy giảm tăng trưởng ở thị trường nông thôn đang bước vào hồi kết, tăng trưởng hiện đang ở mức 8%.
Tránh điều chỉnh giá cả dồn dập
Là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh được đăng tải trên báo điện tử ngày 17/4/2015. Theo đó, ngày 17/4, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo về điều hành giá để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong quý 1/2015 và phương hướng triển khai trong thời gian tới.
Theo Phó Thủ tướng, công tác kiểm soát giá được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện, nhất là với giá cước vận tải và giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, góp phần bảo đảm lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng cũng đã phối hợp thực hiện điều hành giá công khai, minh bạch, tổ chức truyền thông kịp thời tới nhân dân, doanh nghiệp, tránh được hiệu ứng tăng giá theo tâm lý, làm ảnh hưởng tới việc kiểm soát lạm phát.
Về công tác điều hành giá trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện điều hành giá cả kiên trì theo nguyên tắc thị trường; chủ động, linh hoạt, bám sát diễn biến của thị trường và khả năng của nền kinh tế để đưa ra hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền điều hành giá phù hợp nhất. Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý việc điều chỉnh giá cả các mặt hàng thiết yếu cần tránh dồn dập, tìm cách không để nhiều mặt hàng bị điều chỉnh giá cùng một lúc, tác động tới tâm lý của xã hội, làm tăng chỉ số giá tiêu dùng của cả nước. Các Bộ, ngành tiếp tục thực hiện điều hành giá minh bạch, thông tin kịp thời tới toàn thể xã hội.
Giá xăng dầu vẫn ổn định
Báo Đại đoàn kết điện tử ngày 16/4/2015 đưa tin: . Theo đó, sáng 15/4, Bộ Tài chính tổ chức cuộc họp báo về điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu xăng dầu. Theo khẳng định của Bộ Tài chính, tăng thuế bảo vệ môi trường nhưng mặt hàng xăng dầu cũng đã điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu. Do vậy không ảnh hưởng tới giá bán.
Bắt đầu từ trung tuần tháng 4, các mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng, dầu đã được điều chỉnh giảm. Cụ thể, mặt hàng xăng RON92/95 giảm từ 35% xuống mức 20% (giảm 15%); Mặt hàng dầu diezel giảm từ 30% xuống 20% (giảm 10%); Mặt hàng dầu hoả giảm từ 35% xuống 20% (giảm 15%); Mặt hàng dầu mazut giảm từ 35% xuống 25%; Mặt hàng nhiên liệu bay giảm từ 25% xuống 10%.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh giảm thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng xăng dầu là phù hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong các Hiệp định thương mại tự do ASEAN, ASEAN – Hàn Quốc, ASEAN – Trung Quốc. Cùng với việc giảm thuế xăng, từ ngày 1/5 tới; ở mức thuế bảo vệ môi trường đối với một số mặt hàng xăng dầu có điều chỉnh tăng từ 1.000 đ/lít lên 3.000 đ/lít. Do vậy, theo khẳng định của ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Quản lý giá, 2 nguyên tắc trên cùng được thực hiện nên không làm ảnh hưởng đến giá của xăng dầu.
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ nông sản
, VTV1, Đài truyền hình Việt Nam ngày 18/4/2015 đưa tin: . Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2015 đã giảm hơn 13% so với cùng kỳ, trong đó cà phê giảm mạnh nhất, lên tới 40% khối lượng và hơn 37% giá trị.
Trước tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2015 giảm mạnh so với cùng kỳ, hàng loạt nông sản rớt giá chỉ trong một thời gian ngắn, tình trạng dưa hấu ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn chậm được khắc phục,v.v... Nạp Tiền 188bet và đại diện Hiệp hội các ngành hàng vừa có buổi tọa đàm trực tuyến nhằm nhận diện thực trạng và đưa ra những giải pháp cho vấn đề này.
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I/2015 đã giảm hơn 13% so với cùng kỳ, trong đó cà phê giảm mạnh nhất, lên tới 40% khối lượng và hơn 37% giá trị. Lúa gạo, thủy sản giảm ở mức 28 - 30%. Kết quả xuất khẩu gạo so với dự tính giảm khoảng 300.000 tấn, thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Hiệp hội các ngành hàng nhìn nhận, năm 2015 tiếp tục là một năm khó khăn, trong đó riêng lĩnh vực gạo, Việt Nam đang chịu một sự cạnh tranh khốc liệt.
Xác định giải pháp đổi mới phương thức kinh doanh nông sản
Là thông tin đăng tải trên trang 2, báo Đại biểu Nhân dân, số 106 ra ngày 16/4/2015. Theo đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo việc phê duyệt Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh nông sản nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững. Phó Thủ tướng giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan căn cứ kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh nông sản của Đề án và yêu cầu của thị trường trong nước, xuất khẩu, tập trung phân tích kỹ thực trạng kinh doanh hiện nay của các mặt hàng lúa, gạo, thủy sản, rau quả và sản phẩm chăn nuôi theo từng khâu trong chuỗi giá trị để làm rõ các vấn đề tồn tại, hạn chế, nhất là trong liên kết với sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá thành, v.v...
Trên cơ sở đó, xác định cơ chế, giải pháp cần thiết đổi mới phương thức kinh doanh nông sản để thực hiện gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đồng thời, giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tổ chức đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn đến năm 2015 của Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.