Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vinatex: Xuất khẩu 19,5 tỷ USD hoàn toàn khả thi

Ngày 9/5/2013, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức họp báo công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng mạnh ở các thị trường chủ lực. Những tín hiệu này cho thấy khả năng tăng trưởng lạc quan của dệt may Việt Nam trong thời gian tới.

Doanh thu đạt 50% kế hoạch năm

Phát biểu tại họp báo, ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Vinatex cho biết, 6 tháng đầu năm tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đạt kết quả khả quan. Cụ thể: doanh thu ước đạt 20.227 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ 2012, đạt 50% kế hoạch cả năm; Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng ước đạt 1,281 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ 2012, bằng 50% kế hoạch cả năm; Kim ngạch nhập khẩu 6 tháng ước đạt 581 triệu USD, tăng 7% so cùng kỳ, bằng 48% kế hoạch cả năm; Doanh thu nội địa 6 tháng ước đạt 10.079 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2012.

Ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng giám đốc Vinatex điều hành họp báo

Bên cạnh đó, các đơn vị trong Tập đoàn cũng có kết quả sản xuất đáng mừng. Cụ thể, các đơn vị có kết quả tăng trưởng doanh thu trên 10% so với cùng kỳ như May 10 (16%), May Việt Tiến (35%), May Đức Giang (14%); May Bình Minh (18%), May Đáp Cầu (11%), Vinatex Đà Nẵng (59%), May Hữu nghị (13%), May Chiến Thắng (25%), May Tân Châu (49%), Dệt may Hòa Thọ (40%), Dệt may Hà Nội (39%), Phong Phú (14%),DK Đông Phương (76%), Dệt may Huế (29%),Dệt kim Đông Xuân (10%). Các đơn vị có kết quả tăng trưởng xuất khẩu trên 10% so với cùng kỳ như May Việt Tiến (21%), May Nhà bè (12%), May Đức Giang (14%), May Hưng Yên (14%), May Bình Minh (49%), May Đáp Cầu (14%), May Hữu Nghị (18%),Vinatex Đà Nẵng( 27%), May Chiến Thắng (15%), Dệt may Hòa Thọ (15%), Dệt may Hà Nội ( 108%), Dệt may Nam Định (27%), Phong Phú (29%), Dệt may Huế (45%),Sợi Phú Bài (13%); và vượt trên 50% kế hoạch như Dệt May Hòa Thọ, Dệt may Hà Nội, Sợi Phú Bài, Dệt may Huế, DK Đông Xuân. Doanh thu nội địa 6 tháng đầu năm 2013 của một số đơn vị nổi bật: Phong Phú: 2.134 tỷ đồng; May Việt Tiến: 444 tỷ đồng; Vinatex Mart: 394 tỷ đồng; Việt Thắng: 325 tỷ đồng; Dệt May Nam Đinh: 371 tỷ đồng; Nhà Bè: 240 tỷ đồng; Dệt May Huế: 179 tỷ đồng. Các doanh nghiệp có mức lợi nhuận đạt trên 50% kế hoạch gồm: May mặc XK Tân Châu (64,8%); Việt Thắng ( 63,5%), Sợi Phú Bài (57,5%); May Hưng Yên – Cty mẹ (52,6%); Phong Phú (51,7%); Dệt May Huế (51,4%) và May Việt Tiến (51,1%).

Xuất khẩu tăng mạnh trên thị trường lớn

Cũng theo báo cáo của Vinatex, tình hình xuất khẩu ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 14,5% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, lượng xuất khẩu vào Mỹ lớn nhất, đạt 3,94 tỷ USD, chiếm 44,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) toàn ngành, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái; EU đạt 1,29 tỷ USD, chiếm 14,7% tổng KNXK, tăng 18%; Nhật: đạt 1,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 12,5% KNXK, tăng 24,5%; Hàn Quốc đạt 660 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,5%, tăng 32%; Các thị trường khác đạt 1,85 tỷ USD.

Theo đánh giá chung, những tín hiệu tăng trưởng khả quan nói trên của dệt may Việt Nam đã khẳng định vị thế cạnh tranh của hàng hóa dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, nhất là 4 thị trường quan trọng: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Với thị trường Mỹ, trong số hàng xuất khẩu thì tín hiệu vui mới là hàng xơ sợi nhân tạo của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đã tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Với khối EU27, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng tăng 18% một phần do tăng trưởng kinh tế trở lại, một phần do chúng ta đã chủ động mở rộng được thị trường. Đáng lưu ý là hàng dệt may Việt Nam trước đây chỉ xuất khẩu sang các nước phát triển của EU, thì nay đã mở rộng xuất khẩu sang cả nhóm các nước đang phát triển, các thành viên mới thuộc khối EU. Với thị trường Nhật Bản, dệt may Việt Nam sẽ phát triển được quy mô tăng trưởng xấp xỉ bằng thị trường EU27. Còn thị trường Hàn Quốc, sẽ được duy trì là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 4 của Việt Nam, phấn đấu trở thành 1 trong 4 thị trường mà dệt may Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.

Xuất khẩu 19,5 tỉ USD: Mục tiêu khả thi

Trong 6 tháng cuối năm, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 23.565 tỷ đồng, đưa doanh thu cả năm 2013 tăng trưởng 13% so với năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu (tính đủ NPL) đạt 1,47 tỷ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm 2013 tăng trưởng 12% so với năm 2012. Lợi nhuận đạt 919 tỷ đồng, đưa lợi nhuận cả năm 2013 tăng trưởng 11% so với năm 2012.

Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Vinatex trình bày các biện pháp kinh doanh 6 tháng cuối năm

Nhận định về hướng phát triển của dệt may Việt Nam trong thời gian tới, ông Lê Tiến Trường cho rằng, với diễn biến tốt của thị trường cộng với kết quả xuất khẩu đầy khả quan trong nửa đầu năm thì hy vọng toàn ngành sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 19,5 tỉ USD trong cả năm 2013 là hoàn toàn khả thi. Thêm vào đó, Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) nếu được ký sẽ là "cú hích" mới cho dệt may Việt Nam cả về quy mô sản xuất và xuất khẩu, cũng như cải thiện giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may. Ông Trường nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp cần tận dụng tốt TPP để gia tăng năng lực cạnh tranh, xây dựng chiến lược phát triển bền vững”. Tuy nhiên, muốn tận dụng hiệu quả cao nhất Hiệp định TPP thì ngành dệt may Việt Nam phải hình thành được chuỗi cung ứng bên trong, có sự liên kết hữu cơ giữa các khâu, trong đó một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh từ thiết kế - nguyên phụ liệu - may - phân phối phải được hình thành trong cộng đồng các thành viên tham gia ký kết Hiệp định TPP.

Theo dự báo của các tổ chức kinh tế lớn trong và ngoài nước, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong những tháng cuối năm 2013 còn tiềm ẩn những rủi ro. Do đó, để có thể hoàn thành và vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013, Tập đoàn Dệt may Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển Tập đoàn theo chiến lược chung của ngành; Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp, hoàn thành cổ phần hóa Công ty mẹ cùng các công ty thành viên. Về các giải pháp tài chính, Tập đoàn sẽ giải quyết để được giải ngân từ nguồn vốn chuyển mục đích sử dụng đất cho các dự án đầu tư và tiền hỗ trợ giải quyết lao động của 8/3 và Hanosimex; Chỉ đạo giải quyết các công việc liên quan để được vay vốn tái cơ cấu từ ngân hàng ADB; Vay vốn bắc cầu cho các dự án đầu tư trước khi được giải ngân từ nguồn chuyển mục đích sử dụng đất. Các gói giải pháp về đầu tư cũng được Tập đoàn chú trọng, trong đó cần hình thành và nâng cao chất lượng chuỗi liên kết nội tại giữa các doanh nghiệp trong Tập đoàn (Sợi - Dệt - Nhuộm hoàn tất - May) tạo sức mạnh tổng hợp, tăng sức cạnh tranh của Tập đoàn nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng, chủ động chuyển từ hình thức gia công sang làm hàng FOB và ODM để gia tăng giá trị, thị phần cũng như kim ngạch xuất khẩu; Chuẩn hóa, nhân rộng các mô hình đầu tư xây dựng đạt hiệu quả cao, chi phí thấp kết hợp với chuyển giao công nghệ giữa các đơn vị trong Tập đoàn. 

Về giải pháp thị trường, các doanh nghiệp trong Tập đoàn cần tăng cường mở rộng thị trường nội địa; Đẩy mạnh các chương trình marketing và dịch vụ đặc biệt đẩy mạnh khâu thiết kế thời trang, khai thác nguồn nguyên liệu tốt để có mẫu mã đẹp, hấp dẫn phục vụ người tiêu dùng trong nước; Công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo, đánh giá các đối thủ cạnh tranh chính được nâng cao và chuyên sâu; Cải tiến công tác hội chợ và tham gia hội chợ nước ngoài, đẩy mạnh hệ thống bán lẻ, đẩy mạnh thương mại điện tử.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website