Nạp Tiền 188bet - Cá cược thể thao trực tuyến và sòng bạc trực tiếp

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam cần phát triển xuất khẩu tương lai dựa trên tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn

Ngày 04 tháng 7 năm 2013, Văn phòng UBQG về HTKTQT phối hợp với Ngân hàng thế giới tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo mới về tạo thuận lợi thương mại cho rằng Việt Nam cần phát triển xuất khẩu tương lai dựa trên tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn".

Một báo cáo mới do Ngân hàng Thế giới và Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế thực hiện khẳng định, thương mại đang đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, do đó tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai của Việt Nam cần dựa trên tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo giá trị gia tăng cao hơn.

Báo cáo mang tên “Tạo thuận lợi thương mại, tạo giá trị, và năng lực cạnh tranh: Gợi ý chính sách cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam” chỉ ra rằng Việt Nam đã đạt được hiệu quả cao trong hoạt động thương mại trong bối cảnh môi trường bên ngoài có nhiều khó khăn – xuất khẩu tăng trưởng 34% trong năm 2011, 18% năm 2012 và 20% trong quý đầu của năm 2013. Tuy nhiên, Việt Nam chưa đạt được thành công như vậy trong việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu và chuyển dịch lên trên chuổi giá trị toàn cầu. Khả năng Việt Nam có thể thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” cũng phụ thuộc vào khả năng xây dựng nền kinh tế cạnh tranh và hiệu quả hơn.

“Lợi thế của tự do thương mại trong việc đóng góp vào tăng trưởng thương mại đang đạt đến những giới hạn nhất định. Đây là thời điểm cần có một cách tiếp cận mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam,” Phó Thủ Tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh chia sẻ trong lời nói đầu của báo cáo.

Báo cáo đề xuất một số khuyến nghị chính sách để phát triển cách tiếp cận này, bao gồm:

Thành lập Ủy ban Quốc gia về Tạo thuận lợi thương mại (NCTF) để phát triển và triển khai thực hiện kế hoạch hành động quốc gia cho tăng cường khả năng cạnh tranh thương mại,

Phát triển hạ tầng và dịch vụ giao thông,

Đơn giản hóa thủ tục pháp quy để giảm thời gian và chi phí và tăng cường độ tin cậy của thương mại biên giới,

Tái cơ cấu chuỗi cung ứng công nghiệp chế biến để tạo ra giá trị và chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu;

Tái cơ cấu chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Để đạt được thành công, cần có sự nỗ lực đáng kể và lâu dài từ tất cả các bên liên quan, trong đó Chính phủ đóng vai trò điều phối và thúc đẩy. Cần có cam kết chính trị từ lãnh đạo cấp cao, bởi vì các khuyến nghị này tác động tổng thể tới năng lực cạnh tranh quốc gia và định hướng phát triển của toàn bộ nền kinh tế.


Tin liên quan

Tin nổi bật

Liên kết website