6 tháng cuối năm: Dự báo nhiều khả quan
Lạm phát không còn là mối lo ngại
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chủ trì họp báo |
Theo báo cáo của Nạp Tiền 188bet , chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 6 tháng đầu năm 2013 ước tăng 5,2% so cùng kỳ năm 2012. So với cùng kỳ năm trước, chỉ số IIP tăng dần qua từng tháng: 3 tháng đầu năm tăng 4,9%; 4 tháng tăng 5%; 5 tháng tăng 5,2%; 6 tháng ước tăng 5,2%. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) Quý II/2013 tăng 6%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng 4,5% trong Quý I/2013. Thể hiện rõ nét nhất là trong công nghiệp chế biến, chế tạo: Chỉ số IIP của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Quý I tăng 4,6%, sang Quý II tăng 6,9%.
Những ngành sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: sản xuất hàng may sẵn tăng 38,5%, sản xuất pin và ác quy tăng 26,3%, sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa tăng 23,4%, sản xuất da, giày dép tăng 16,8%, sản xuất mô tô, xe máy tăng 18%, sản xuất các sản phẩm khác bằng kim loại tăng 15,9%... Những tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ sản phẩm của một số ngành khá ổn định như: sản xuất đồ uống; sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép; sản xuất thiết bị điện; sản xuất pin và ắc quy... Theo số liệu của 5 tháng đầu năm 2013, chỉ số tiêu thụ tăng 7,5% so với cùng kỳ, tuy chỉ số tiêu thụ có tăng trưởng nhưng nhiều hàng hoá tiêu dùng vẫn tiêu thụ chậm, nhiều ngành sản xuất vẫn gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Biểu đồ Chỉ số sản xuất công nghiệp các tháng năm 2013 so với tháng bình quân năm gốc 2010 |
Đáng chú ý, chỉ số tồn kho đã giảm dần kể từ đầu năm, đến thời điểm ngày 01 tháng 02 năm 2013, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,9%; thời điểm 01 tháng 03 năm 2013 tăng 16,5%; thời điểm 01 tháng 4 năm 2013 tăng 13,1%; thời điểm 01 tháng 5 năm 2013 tăng 12,3%, thời điểm 01 tháng 6 năm 2013 tăng còn 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, tính từ thời điểm tồn kho từ đầu năm (ngày 01 tháng 01 năm 2013) đến nay (ngày 01 tháng 6 năm 2013), chỉ số tồn kho đã giảm được 11,8 điểm phần trăm.
Về tình hình xuất khẩu hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 62 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương với gần 8,6 tỷ USD bằng 49% kế hoạch năm (kế hoạch năm 2012 là 126,1 tỷ USD). Trong đó: khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 20,9 tỷ USD, chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 2,2%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 41,1 tỷ USD, chiếm 66% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2012. Như vậy, kim ngạch xuất khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm ước đạt 10,33 tỷ USD/tháng, cao hơn mức bình quân 6 tháng năm 2012 là hơn 1,4 tỷ USD/tháng.
Biểu đồ Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng qua các năm |
Xuất khẩu của nhóm các mặt hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là điểm nổi bật trong bức tranh xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm với mức tăng trưởng cao nhất (27,2%) và đóng góp lớn nhất (hơn 9,1 tỷ USD) vào gia tăng kim ngạch xuất khẩu chung.
Về thị trường xuất khẩu, 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 49% kế hoạch năm. Mặc dù có những khó khăn nhất định, nhưng xuất khẩu sang khu vực thị trường các nước Châu Âu vẫn có tốc độ tăng 15,8%, trong đó thị trường các nước EU 27 tăng 20,8%. Xuất khẩu sang thị trường Châu Mỹ tăng trưởng thấp, chỉ tăng 7,2%, trong đó xuất khẩu sang Mỹ tăng 13%, thấp hơn mức xuất khẩu bình quân chung. Trong các khu vực thị trường, duy nhất xuất khẩu sang thị trường các nước Châu Đại Dương giảm 22,9%, trong đó giảm ở thị trường Ôxtrâylia, giảm 28,6%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt hơn 63,4 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 35,7 tỷ USD, tăng 27,8%, của khu vực có vốn đầu tư trong nước là 27,7 tỷ USD, tăng 6,3%. Nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 55,8 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 88% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ, trong đó có một số mặt hàng nhập khẩu tăng cao là: rau quả tăng 21,7%, đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 47,2%. Nhóm hàng hạn chế nhập khẩu ước đạt 2,9 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ, trong nhóm này có mặt hàng điện thoại di động tăng cao, tăng 36,2%, mặt hàng ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ tăng 10%, riêng mặt hàng xe máy nguyên chiếc giảm mạnh, giảm 61,2%.
Biểu đồ Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại qua các tháng năm 2013 |
Đánh giá chung về nhập khẩu 6 tháng đầu năm cho thấy, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 6 tháng đầu năm tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cán cân thương mại đã nghiêng về nhập siêu. Nhập siêu trong 6 tháng đầu năm ước khoảng 1,4 tỷ USD, nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu (88%). So với cùng kỳ năm trước, nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước tăng 6,3% (nhập khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước năm 2012 so với năm 2011 giảm 7,3%) là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế, cho thấy sản xuất, xuất khẩu bắt đầu phục hồi. Nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát được kiểm soát tốt cho thấy các biện pháp quản lý nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích đạt hiệu quả tốt.
Về thị trường trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt 1.275.414 tỷ đồng, tăng 11,9%, thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (19,7%). Nếu loại trừ yếu tố giá thì tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng tăng 4,9% thấp hơn mức tăng cùng kỳ năm 2012 (6,7%). Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 năm 2013 so với tháng 5 năm 2013 chỉ tăng 0,05%, trong đó chỉ số giá tiêu dùng một số nhóm như: thực phẩm, giao thông, bưu chính viễn thông giảm. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng năm 2013 so với 6 tháng năm 2012 tăng 6,73% cho thấy lạm phát không còn là mối lo ngại lớn trong năm 2013 và có khả năng kiềm chế lạm phát thấp hơn năm 2012.
Về công tác quản lý thị trường, theo báo cáo chưa đầy đủ, 6 tháng đầu năm 2013, lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra 67.850 vụ, xử lý 37.383 vụ vi phạm (trong đó 5.728 vụ buôn bán hàng lậu, hàng cấm; 5.303 vụ hàng giả, hàng kém chất lượng; 18.166 vụ kinh doanh trái phép và 8.636 vụ vi phạm trong lĩnh vực giá) với tổng số thu 130,49 tỷ đồng (trong đó phạt vi phạm hành chính 82,7 tỷ; tiền bán hàng tịch thu là 46,59 tỷ và truy thu thuế là 1,2 tỷ đồng).
Lực lượng Quản lý thị trường trong cả nước tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đến nay, tình trạng vận chuyển, buôn bán gia cầm nhập khẩu trái phép đã cơ bản được ngăn chặn, đẩy lùi, giúp cho chăn nuôi gia cầm, sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước có điều kiện phát triển, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người tiêu dùng, các hộ chăn nuôi cũng như của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm; đồ chơi trẻ em; kinh doanh phân bón được chấn chỉnh và lập lại trật tự kỷ cương...
Cân nhắc kỹ việc tăng giá điện
Về vấn đề được đông đảo báo chí quan tâm là việc tăng giá điện trong thời gian tới, ông Đinh Thế Phúc, Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã hoàn thành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012, hiện Nạp Tiền 188bet đang tiến hành rà soát, sau khi có kết quả sẽ có đề xuất về việc điều chỉnh giá điện. Giá điện nếu có điều chỉnh sẽ phải tính toán, cân nhắc kỹ để tránh ảnh hưởng tới mục tiêu kiềm chế lạm phát và tình hình kinh tế - xã hội.
Ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực |
Trả lời câu hỏi liên quan tới việc giá xăng dầu thế giới đang giảm nhưng giá bán lẻ xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng lên tới 2 lần chỉ trong nửa tháng qua, ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết: Theo số liệu của Liên bộ Tài chính - Công Thương cho thấy giá xăng dầu thế giới trong tháng 6 không giảm mà thực tế là có xu hướng tăng. Cụ thể, tính bình quân 30 ngày đến ngày 31-5, giá xăng Ron 92 trên thị trường thế giới ở mức 111,08 USD/thùng; đến ngày 13-6 tăng lên 112,9 USD/thùng; đến ngày 27-6 tăng lên 114,442 USD/thùng. Vì thế, việc tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước vừa qua là thực hiện đúng theo quy định của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu. Hơn nữa, Liên bộ cũng cho phép các doanh nghiệp được sử dụng Quỹ bình ổn giá, nên mức tăng giá cũng thấp.
Kế hoạch năm 2013: Dự báo nhiều khả quan
Theo Nạp Tiền 188bet , dự báo kết quả sản xuất công nghiệp 6 tháng cuối năm 2013 sẽ khả quan hơn. Bắt đầu từ tháng 2, các doanh nghiệp trong nước có xu hướng gia tăng nhập khẩu nguyên vật liệu, đây có thể coi là tín hiệu tốt cho sự hồi phục của sản xuất; bước vào mùa hè, nhiều sản phẩm như: sản xuất điện, sản xuất hàng thiết bị điện, điện lạnh, sản xuất đồ uống... có mức tiêu thụ tăng dẫn đến sản xuất sẽ tăng; với nỗ lực của Chính phủ trong việc giải quyết khó khăn cho thị trường bất động sản, một số dự án nhà ở xã hội được khởi công xây dựng sẽ giải quyết tồn kho, thúc đẩy sản xuất của những ngành sản xuất công nghiệp có liên quan đến thị trường này phát triển; các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu từng bước phát huy tác dụng, các hoạt động xúc tiến bán hàng trên thị trường nội địa cũng được tích cực triển khai sẽ góp phần tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng hàng tồn kho.
|
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa chỉ đạo các biện pháp thực hiện 6 tháng cuối năm |
Về Xuất nhập khẩu, dự báo, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2013 ở mức 127 tỷ USD, tăng khoảng 1 tỷ USD so với kế hoạch của Quốc hội và Chính phủ giao; nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, ở mức 136 tỷ USD, nhập siêu khoảng 9 tỷ USD, bằng 7% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mục tiêu của Quốc hội và Chính phủ giao (8%).
Trong 6 tháng cuối năm sức mua của thị trường trong nước sẽ tăng trưởng cao hơn 6 tháng đầu năm do cuối năm có nhiều dịp lễ, tết; các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước được triển khai rầm rộ hơn, nhiều chương trình kích cầu khuyến mại, giảm giá được thực hiện, v.v... Dự báo tổng mức bản lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2013 tăng 12,48% so với năm 2012.
Để tiếp tục thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2013, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ và quyết liệt nhiều biện pháp. Trong đó, về sản xuất công nghiệp, cần đẩy nhanh tiến độ và giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án trọng điểm chậm tiến độ và các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2013. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án nguồn và lưới điện. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc điều hành giá xăng dầu, giá điện, than bán cho sản xuất điện theo cơ chế thị trường với lộ trình phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và nguồn thu ngân sách Nhà nước. Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình cơ khí trọng điểm, các dự án đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo nguồn hàng hoá phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước. Tăng cường quản lý chặt chẽ việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản nhằm sử dụng có hiệu quả, tăng nguồn thu cho ngân sách.
Đối với xuất nhập khẩu, cần tích cực và chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị trong Bộ triển khai các giải pháp, các đề án trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Đẩy mạnh các hoạt động đàm phán song phương, đa phương nhằm mở rộng thị trường thúc đẩy xuất khẩu. Tham gia đàm phán các Hiệp thương mại tự do để tạo thị trường cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các FTA đã ký kết để gia tăng xuất khẩu, tập trung khai thác tốt hơn các thị trường truyền thống đồng thời quan tâm phát triển các thị trường mới, nhất là các thị trường có nhiều tiềm năng ở khu vực Đông Âu, Tây Á, Nam Á, châu Phi, Mỹ La tinh. Tiếp tục đổi mới phương thức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, trong đó cần ưu tiên chú trọng những thị trường tiềm năng, các hàng hoá đang có nhu cầu lớn về tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nhưng đang gặp khó khăn.
Đối với thị trường trong nước, cần bảo đảm giữ vững cân đối cung cầu các mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân trong mọi tình huống. Theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, các yếu tố ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa trong nước để kịp thời chỉ đạo và kiến nghị Chính phủ các giải pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, đặc biệt là đối với những mặt hàng trọng yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá, ngăn chặn nguy cơ lạm phát quay trở lại, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế. Đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả các chương trình Xúc tiến thương mại thị trường trong nước, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Tăng cường tuyên truyền vận động và nâng cao nhận thức của người dân về hàng Việt Nam góp phần thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tăng cường kiểm tra giám sát về chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc hàng hoá, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, kiểm tra giá cả các mặt hàng thiết yếu hiện vẫn chưa kiểm soát được tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam tiêu thụ trên thị trường nội địa, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng, ổn định thị trường xã hội.