Việt Nam nhập khẩu ngày càng nhiều từ Hàn, Nga, Thái
Số liệu sơ bộ vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, 23 tỉ USD Mỹ này dùng để nhập khẩu 44 nhóm hàng hóa, từ nguyên phụ liệu sản xuất đến hàng tiêu dùng cuối cùng.
Trong số này, có nhiều nhóm hàng đã được doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu khiến kim ngạch cũng như số lượng tăng so với cùng kỳ.
Điều này cũng dễ hiểu khi Hàn Quốc đang là thị trường có thuế ưu đãi xăng dầu vào dạng thấp nhất: 10% cho nhập khẩu xăng và 5% cho nhập khẩu dầu.
Tương tự, nhóm máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 9 tháng năm 2016 có kim ngạch nhập khẩu tới 6,38 tỉ đô la Mỹ, tăng 1,25 tỉ đô la Mỹ so với cùng kỳ. Các nhóm khác như điện thoại các loại, linh kiện và nhóm máy móc, thiết bị cũng tăng 300 triệu USD Mỹ.
Bởi vậy, Hàn Quốc được đánh giá là thị trường có mức độ tăng trưởng lớn nhất trong số các nước mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa và tiếp tục đứng thứ hai trong danh sách các thị trường Việt Nam nhập khẩu.
Không chỉ có kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng mạnh, mà rất nhiều thị trường khác như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Thái Lan kim ngạch nhập khẩu của VN cũng tăng mạnh.
Cụ thể, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong quý I/2016. 3 tháng đầu năm, tổng cả nước nhập khẩu 37,4 tỷ USD, trong đó riêng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm hơn 28% tổng kim ngạch.
Trong đó, máy móc, thiết bị phụ tùng là 1,9 tỷ USD; máy vi tính linh kiện điện tử 1,23 tỷ USD; nguyên liệu dệt may, da giày là 1,62 tỷ USD; điện thoại và linh kiện điện tử 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nhập hơn 2.000 ôtô nguyên chiếc từ thị trường này (chủ yếu là xe tải).
Với thị trường Mỹ, trong 8 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ thị trường này có tốc độ tăng mạnh vượt trội, tăng 1.288,08%, tuy kim ngạch chỉ đạt 25,6 triệu USD.
Cũng theo thống kê Tổng cục Hải quan, Nga là đối tác thương mại lớn thứ 25 của Việt Nam và cũng là nguồn hàng lớn thứ 17 của các nhà nhập khẩu Việt Nam.
Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nga trong 8 tháng đầu năm 2016 tăng tới 239 triệu USD, trong đó tăng mạnh ở nhóm hàng sắt thép các loại tăng 134 triệu USD, than đá tăng 131 triệu USD, ô tô nguyên chiếc các loại tăng 53 triệu USD.
Một thị trường khác cũng tăng kim ngạch nhập khẩu đó là Thái Lan, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Thái Lan 4 tháng đầu năm 2016 đạt gần 2,43 tỷ USD, tăng 7,22% so với cùng kỳ năm trước.
Hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan cũng tương đối đa dạng; trong đó có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch lớn trên 100 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, gồm có: Hàng điện gia dụng và linh kiện (tăng 52,27%); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (tăng 11%); linh kiện, phụ tùng ô tô (tăng 11,38%); ô tô nguyên chiếc (tăng 55,82%); chất dẻo nguyên liệu (tăng 9,1%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 26,49%).
Hiện nay, hàng tiêu dùng Thái Lan đang chiếm lĩnh thị phần lớn tại thị trường Việt Nam, từ các hệ thống bán lẻ lớn đến những siêu thị và cửa hàng nhỏ ở sâu trong các khu dân cư.